Đứng trước những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận, loét bàn chân, nhiều người bệnh tự hỏi “bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng? Có cách nào trì hoãn thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường không?”. Thực tế thời gian xuất hiện biến chứng sẽ thay đổi tùy theo loại biến chứng và cách điều trị của mỗi người. Và bạn hoàn toàn có thể trì hoãn thời gian này nếu biết cách.

Bạn có thể trì hoãn thời gian biến chứng tiểu đường.

Bạn có thể trì hoãn thời gian biến chứng tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có những biến chứng gì?

Giống như câu tục ngữ “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Để trả lời câu hỏi “bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng và làm sao để trì hoãn thời gian biến chứng”, bạn sẽ cần hiểu bản thân sẽ phải đối mặt với những biến chứng gì. Nhìn chung, có rất nhiều cách phân loại biến chứng. Tuy nhiên, có thể chia biến chứng thành 2 nhóm là cấp tính và mạn tính. 

 

  • Biến chứng cấp tính: bao gồm hạ đường huyết, nhiễm toan ceton do tăng đường huyết và hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Những biến chứng này bắt buộc phải được xử trí ngay. Bởi nếu không, có thể khiến người bệnh bị co giật, hôn mê, thậm chí tử vong nhanh chóng.
  • Biến chứng mạn tính: là nhóm các biến chứng tiến triển dần dần và kéo dài theo thời gian. Điển hình như biến chứng thần kinh, tim mạch, suy thận, bệnh võng mạc, loét bàn chân, tổn thương da… Hầu hết người bệnh tiểu đường hiện nay tử vong vì nhóm biến chứng này.

Thời gian xuất hiện biến chứng cấp tính và mãn tính của bệnh tiểu đường sẽ khác nhau. Ngay cả trong nhóm biến chứng mạn tính, tùy theo cơ quan nào bị tổn thương mà thời gian biến chứng cũng khác nhau.

Tiểu đường có thể gây biến chứng trên khắp cơ thể vào những thời điểm khác nhau.

Tiểu đường có thể gây biến chứng trên khắp cơ thể vào những thời điểm khác nhau.

Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường là bao lâu?

Với biến chứng cấp tính, các biến chứng này có thể xuất hiện đột ngột, tại bất kỳ giai đoạn bệnh tiểu đường nào. Có thể là giai đoạn đầu khi bạn mới mắc bệnh, khi bạn mắc bệnh vài năm phải thay đổi liều thuốc điều trị. Thậm chí người bệnh lâu năm vẫn rất có thể bị hạ đường huyết hay hôn mê do nhiễm toan ceton.

Ngược lại, biến chứng mạn tính thường xuất hiện sau khoảng 5 - 10 năm mắc bệnh. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hầu hết người bệnh đều phát hiện bệnh muộn. Nhiều người bệnh đã bị tăng đường huyết trước đó vài năm nhưng vì không có triệu chứng rõ rệt nên không đi khám. Đến khi đi khám thì đường huyết lên 14, 15 mmol/l và đã bị biến chứng.

Biến chứng thường gặp nhất trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường là biến chứng thần kinh với biểu hiện:

  • Tay chân tê bì.

  • Có cảm giác kiến bò trên da hoặc châm chích như kim đâm.

  • Đau, bỏng rát.

  • Giảm cảm giác nhận biết nóng lạnh.

  • Da khô, ngứa ngáy.

  • Rối loạn cương dương.

Ngay khi có các dấu hiệu này, bạn nên điều trị sớm. Bởi biến chứng thần kinh luôn là “tiền đề” cho các biến chứng khác xuất hiện.

Tê bì chân tay thường là biến chứng xuất hiện sớm nhất của bệnh tiểu đường.

Tê bì chân tay thường là biến chứng xuất hiện sớm nhất của bệnh tiểu đường.

Làm sao để trì hoãn biến chứng của bệnh tiểu đường?

Để phòng ngừa biến chứng tiểu đường, đầu tiên bạn cần ổn định đường huyết. Tức là làm sao để giữ đường huyết không tăng quá cao nhưng cũng không hạ quá thấp. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây thì chưa đủ.

Cơ thể con người là 1 bộ máy thống nhất. Rối loạn chuyển hóa đường làm đường máu tăng sẽ kéo theo hàng loạt rối loạn khác. Như rối loạn chuyển hóa mỡ khiến mỡ máu tăng, gan nhiễm mỡ. Hay rối loạn chuyển hóa đạm khiến thận suy yếu, huyết áp tăng, gout. Khi các rối loạn này xảy ra, các sản phẩm thải như chất oxy hóa sẽ được đưa vào máu, theo máu đến các cơ quan và sinh ra biến chứng.

Ổn định đường huyết chỉ khắc phục được rối loạn chuyển hóa đường. Để cân bằng các rối loạn khác, bạn cần kết hợp thêm với giải pháp kiểm soát mỡ máu, huyết áp và chống oxy hóa.

Ổn định đường huyết

Cách đơn giản nhất để ổn định đường huyết mà hầu hết người bệnh tiểu đường đều nghĩ đến là bớt ăn chất bột đường, tăng tập thể dục và dùng thuốc điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, đường vẫn là nguồn tạo ra năng lượng chính cho cơ thể. Nếu kiêng cữ quá mức, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng, gầy guộc và suy kiệt hơn. Vì vậy, thay vì ăn kiêng, bạn nên ăn hợp lý.

Có 1 nguyên tắc ăn uống bạn có thể áp dụng là ăn giảm bớt tinh bột. Tuy nhiên ăn thêm 1 chút chất đạm, chất béo tốt từ cá, thịt trắng, dầu thực vật để bù năng lượng. Đồng thời tăng lượng rau xanh để giảm tốc độ hấp thu đường vào máu. Tỷ lệ gia giảm các nhóm thực phẩm này sẽ phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Nếu có máy đo đường huyết, bạn nên đo đường huyết sau ăn 2h để điều chỉnh cho phù hợp.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì kiêng gì?

 Người bệnh tiểu đường không nên ăn kiêng khem quá mức mà nên ăn hợp lý.

Người bệnh tiểu đường không nên ăn kiêng khem quá mức mà nên ăn hợp lý.

Kiểm soát huyết áp, mỡ máu

Huyết áp và mỡ máu cũng là bệnh mãn tính như tiểu đường. Do đó, nếu đã bị tăng huyết áp hay mỡ máu cao phải dùng thuốc, bạn nên dùng kiên trì theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu muốn dừng thuốc, bạn cần đi khám, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dừng.

Trường hợp huyết áp mỡ máu chưa cao hoặc mới chớm cao, để ổn định các chỉ số này, bạn nên:

  • Ăn giảm muối, nước mắm, xì dầu, mì chính. Mì chính dù có vị ngọt nhưng công thức vẫn chứa muối. Do đó, bạn cũng nên hạn chế loại gia vị này.
  • Hạn chế ăn các đồ đóng hộp, dưa muối, cà muối, giò, chả. Nếu ăn, nên rửa qua trước với nước sạch để giảm bớt lượng muối trong đó.

  • Ăn giảm các chất béo “xấu” như chất béo chuyển hóa trong đồ chiên rán, thức ăn nhanh hay thực phẩm chế biến sẵn. Riêng mỡ/nội tạng động vật (chất béo bão hòa), bạn không cần kiêng tuyệt đối nhưng nên ăn vừa phải, tránh để thừa cân.

  • Tập thể dục vừa sức 30 phút mỗi ngày.

  • Bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia.

​​​​​​​Xem thêm: Thực đơn cho người tiểu đường kèm huyết áp cao hoặc mỡ máu 

Dùng thảo dược chống oxy hóa

Y học cổ truyền nước ta có rất nhiều thảo dược chống oxy hóa tốt cho người tiểu đường. Ví dụ như Mạch Môn, Hoài Sơn, Câu kỷ tử hay Nhàu. Những thảo dược này có tác dụng chống oxy hóa mạnh, nên giúp bảo vệ dây thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng các cơ quan. Nhờ đó, khi sử dụng, nguy cơ biến chứng và mức độ biến chứng sẽ được giảm rõ rệt.

Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy Mạch Môn, Hoài Sơn, Nhàu còn có tác dụng hỗ trợ phục hồi tuyến tụy, giúp insulin trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Điều này cũng giúp tuyến tụy đỡ “nhọc nhằn” khi phải tiết insulin để ổn định lượng đường trong máu.

Mạch Môn, Hoài Sơn, Câu kỷ tử, Nhàu giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường.

Mạch Môn, Hoài Sơn, Câu kỷ tử, Nhàu giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường.

Hiểu được những lợi ích mà Mạch Môn, Hoài Sơn, Nhàu, Câu kỷ tử mang lại, Viện thực phẩm chức năng đã tạo ra thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường. Đây là sản phẩm hỗ trợ đã được Bộ Y Tế cấp phép an toàn. Sản phẩm không chỉ giúp phòng ngừa mà còn giúp cải thiện biến chứng tiểu đường, hỗ trợ giảm cholesterol máu, ổn định đường huyết hiệu quả.

Bạn có thể xem thêm thông tin về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY

Chìa khóa trì hoãn thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường hoàn toàn nằm trong tay bạn. Hãy biến lo lắng “bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng” thành động lực điều trị. Tin rằng bạn sẽ sớm lấy lại sức khỏe và chung sống hòa bình cùng bệnh tiểu đường.

Tham khảo:

https://www.diabetes.org/diabetes/complications