Biến chứng mạch máu của bệnh tiểu đường bao gồm các biến chứng mạch máu nhỏ (mắt, thận, thần kinh) và biến chứng mạch máu lớn (tim mạch). Đây là nguyên nhân chính gây giảm tuổi thọ và tử vong ở người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ, người bệnh tiểu đường vẫn có thể phòng ngừa các biến chứng này.

Biến chứng mạch máu là có 2 loại là mạch máu lớn và mạch máu nhỏ.

Biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường

Biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đườnghậu quả của tình trạng xơ vữa mạch máu do quá trình viêm và tăng chất oxy hóa xảy ra khi đường huyết cao. Khi này, những phân tử mỡ máu xấu LDL cholesterol sẽ xâm nhập vào thành mạch máu và tạo thành các mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa càng lớn, lượng máu đến tim, não và các chi càng giảm. Người bệnh sẽ có thể bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tắc mạch chi hay hoại tử chi

Triệu chứng nhận biết: Các triệu chứng nhận biết biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường. Ví dụ như: mệt mỏi, khó thở khi hoạt động gắng sức (đi bộ đường dài, mang vác vật nặng, leo thang), chóng mặt, đau ngực…

Nếu bị xơ vữa các động mạch nuôi chân, người bệnh có thể gặp triệu chứng đau cách hồi. Đau cách hồi có nghĩa là cứ khi đi bộ 1 quãng đường dài, người bệnh sẽ bị đau vùng bắp chân. Ngồi nghỉ bớt đau nhưng sau đó nếu đi tiếp 1 quãng đường tương tự, cơn đau sẽ quay trở lại. Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường rất dễ gây tử vong. Vì vậy, khi cảm thấy có dấu hiệu bất thường, bạn nên đến đi khám ngay.

Cách phòng ngừa: Để phòng ngừa biến chứng mạch máu lớn, bạn cần dùng thuốc điều trị tiểu đường theo đơn của bác sĩ, khám bệnh đúng lịch hẹn. Bên cạnh đó, lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng. Bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn trì hoãn sự xuất hiện của biến chứng tim mạch hay mạch máu lớn.

 

Chế độ ăn khoa học sẽ giúp phòng ngừa biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường

Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường

Mạch máu nhỏ là các mạch máu nuôi dưỡng các cơ quan như mắt, thận, thần kinh. Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể có thể sản sinh ra nhiều chất oxy hóa, sorbitol và glycoprotein. Sự dư thừa các chất này sẽ làm thay đổi cấu trúc mạch máu, khiến các mạch máu nhỏ bị chít hẹp. Hậu quả là các cơ quan ít được nuôi dưỡng và hình thành biến chứng.

Bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường là nguyên nhân chính gây mù lòa ở người bệnh tiểu đường. Biến chứng mạch máu của bệnh tiểu đường này có thể xuất hiện sớm 7 năm trước khi bệnh tiểu đường được chẩn đoán

Triệu chứng nhận biết: Giai đoạn đầu, khi mạch máu bị tổn thương, xuất huyết, bạn có thể chưa thấy dấu hiệu gì bất thường. Một số người có thể thấy các triệu chứng như mờ mắt, đặc biệt là vào chiều tối. Tuy nhiên sang giai đoạn mạch máu mới xuất hiện, các biểu hiện biến chứng sẽ dần rõ rệt hơn.

Bạn sẽ thấy giảm thị lực, đau nhức hốc mắt, nhìn thấy đốm đen, thường xuyên bị chảy nước mắt hoặc viêm mống mắt. Khi này, bạn nên đến bệnh viện thăm khám. Bác sĩ sẽ điều trị cho bạn bằng thuốc tiêm VEGF hoặc laser để ngăn xuất huyết và hình thành các mạch máu mới.

Cách phòng ngừa: Ăn uống lành mạnh, thể dục và khám mắt (soi đáy mắt) định kỳ hàng năm sẽ giúp bạn phòng ngừa và phát hiện sớm biến chứng mắt. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng các thảo dược chống oxy hóa và ngăn chặn quá trình chuyển đường thành sorbitol như Câu kỷ tử. Thực tế, đây cũng là 1 giải pháp được nhiều người bệnh tiểu đường áp dụng hiệu quả.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì?

Muốn phát hiện sớm biến chứng mắt của tiểu đường, bạn nên đi khám mắt hàng năm.

Muốn phát hiện sớm biến chứng mắt của tiểu đường, bạn nên đi khám mắt hàng năm.

Biến chứng thận (bệnh thận đái tháo đường)

Bệnh thận cũng nằm trong nhóm các biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường. Khi mạch máu nuôi thận bị tổn thương, thận sẽ dần suy yếu và cuối cùng dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tại nước ta, đây là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh phải lọc máu (chạy thận nhân tạo) và ghép thận.

Triệu chứng nhận biết: Nước tiểu sủi bọt như bia, mệt mỏi, thiếu máu, ngứa da (do độc tố không đào thải được qua thận), tăng huyết áp, phù chân… Nếu có các dấu hiệu này, bạn nên đến viện làm xét nghiệm vi đạm niệu (microalbumin niệu). Đây là xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm và chính xác nhất bệnh thận tiểu đường.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên thực hiện kiểm tra vi đạm niệu ngay khi chẩn đoán (tiểu đường type 2), sau 5 năm (tiểu đường type 1) và kiểm tra lại hàng năm.

Cách phòng ngừa: Bệnh thận tiểu đường có thể được ngăn ngừa bằng cách giữ đường huyết trong mức cho phép. Nghiên cứu cho thấy giảm 1% HbA1c giúp giảm 37% nguy cơ mắc biến chứng thận. Đồng thời, trong chế độ ăn, người bệnh cũng nên ăn vừa phải muối để giữ huyết áp luôn dưới 140/90 mmHg.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì?

Kiểm soát huyết áp sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương thận do biến chứng mạch máu của bệnh tiểu đường.

Kiểm soát huyết áp sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương thận do biến chứng mạch máu của bệnh tiểu đường.

Biến chứng thần kinh tiểu đường

Đây là biến chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân do đường huyết cao gây tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng hệ thần kinh, cuối cùng là trực tiếp làm hư hại tế bào thần kinh. Theo thống kê, có khoảng 50 - 70% người bệnh tiểu đường bị biến chứng thần kinh ngay khi phát hiện bệnh.

Biến chứng thần kinh tiểu đường ít trực tiếp gây tử vong trực tiếp nhưng có thể khiến bạn dễ bị biến chứng bàn chân, gây loét chân, đoạn chi. Vì vậy, việc hiểu rõ dấu hiệu nhận biết sớm cũng như cách phòng ngừa sẽ giúp bạn giảm rủi ro.

Triệu chứng nhận biết: Tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng mà dấu hiệu nhận biết sẽ khác nhau. Ví dụ như, nếu thần kinh ngoại biên bị tổn thương, bạn sẽ có cảm giác tê bì, nóng rát, đau, châm chích ở bàn chân, bàn tay. Nhưng khi tổn thương xuất hiện ở thần kinh tự chủ, các triệu chứng sẽ bao gồm: rối loạn cương dương, tim đập nhanh khi nghỉ, có những đợt táo bón đan xen tiêu chảy...

Cách phòng ngừa: Bên cạnh việc kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn, thuốc, tập thể dục, các nước châu Âu hiện đang sử dụng một hoạt chất là Alpha lipoic acid. Đây là 1 chất chống oxy hóa mạnh, có thể thấm được cả vào mô thần kinh và mạch máu - điều mà không phải chất chống oxy hóa nào cũng làm được. Nhờ đó không chỉ giúp phòng ngừa mà còn giúp giảm các triệu chứng đau hay tê bì do biến chứng thần kinh hiệu quả.

Hiện nay, Alpha lipoic acid đã được phối hợp cùng Câu kỷ tử và nhiều thảo dược tốt cho tiểu đường khác trong các sản phẩm hỗ trợ. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng để kiểm soát bệnh tốt hơn, từ đó sống vui và sống khỏe cùng bệnh tiểu đường.

Có thể thấy rằng, biến chứng mạch máu của bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều rủi ro nguy hiểm trên khắp các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, việc phòng ngừa biến chứng bằng thuốc, lối sống khoa học cũng như các sản phẩm hỗ trợ có vai trò quan trọng giúp bạn chung sống hòa bình cùng căn bệnh này.

Xem thêm: 

5 cách phòng ngừa mọi biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường   

Tham khảo

1. https://clinical.diabetesjournals.org/content/26/2/77

2. https://www.who.int/diabetes/action_online/basics/en/index3.html