Nằm trong nhóm biến chứng mạch máu nhỏ, bệnh thận đái tháo đường là nguyên nhân chính dẫn đến suy thận ở người bệnh tiểu đường. 10 câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về biến chứng này và biết cách giảm nguy cơ suy thận cho mình.

Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng sang thận và dẫn đến suy thận.

Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng sang thận và dẫn đến suy thận.

Điều gì gây ra bệnh thận đái tháo đường?

Nguyên nhân gây ra bệnh thận thận đái tháo đường khá phức tạp và liên quan đến nhiều yếu tố. Tuy nhiên, các chuyên gia đều đồng thuận rằng: quá trình đường huyết tăng cao kéo dài tạo ra những chất oxy hóa làm tổn thương mạch máu cầu thận là yếu tố then chốt dẫn đến bệnh thận đái tháo đường.

Tại sao tiểu đường gây suy thận?

Trong giai đoạn đầu, khi cầu thận mới bị tổn thương, thận sẽ làm việc nhiều hơn để bù đắp. Nhưng lâu dần, các lỗ lọc sẽ to lên làm protein (chất đạm) bị lọt ra ngoài. Nếu không được điều trị kịp thời, thận sẽ bị xơ hóa và mất khả năng lọc máu hay chất thải trong cơ thể. Cuối cùng dẫn đến suy thận mạn tính phải lọc máu hoặc ghép thận.

Ai có nguy cơ cao bị biến chứng thận của bệnh tiểu đường?

Nếu bạn bị huyết áp cao, kiểm soát đường huyết không tốt, mắc tiểu đường lâu năm, bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh thận đái tháo đường này cao hơn những người bệnh khác. Ngoài ra, yếu tố liên quan đến di truyền như người người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha và người Mỹ gốc Ấn Độ cũng làm tăng nguy cơ mắc biến chứng này.

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh thận đái tháo đường là gì?

Trong giai đoạn đầu, biến chứng thận ở người tiểu đường thường không có triệu chứng cảnh báo rõ ràng. Một số người sẽ có dấu hiệu nước tiểu sủi bọt như bia do xuất hiện protein hoặc albumin trong nước tiểu (microalbumin niệu).

Khi chức năng thận suy yếu rõ rệt hơn, bạn có thể cảm nhận được các triệu chứng khác như:

  • Đau bụng, buồn nôn/nôn, ăn không ngon miệng
  • Khó ngủ, mất tập trung.
  • Tăng cân, phù chân, mí mắt.
  • Mệt mỏi, da khô, ngứa ngáy.
  • Huyết áp tăng cao bất thường.
  • Buồn ngủ (bệnh thận giai đoạn cuối)

Tốt nhất, nếu có các dấu hiệu kể trên, bạn nên tới bệnh viện thăm khám.

Nước tiểu có bọt là dấu hiệu bệnh thận đái tháo đường.

Nước tiểu có bọt là dấu hiệu bệnh thận đái tháo đường.

Làm sao để phát hiện sớm bệnh thận đái tháo đường?

Để phát hiện sớm bệnh thận đái tháo đường, bạn có thể làm xét nghiệm định lượng albumin niệu. Nếu có 2/3 mẫu kiểm tra nước tiểu trong vòng 3 - 6 tháng dương tính với microalbumin niệu, bạn đã bị bệnh thận đái tháo đường. Microalbumin niệu dương tính có nghĩa là chỉ số albumin/creatinin từ 30 - 300 µg/mg creatinin niệu.

Mắc tiểu đường bao lâu thì có thể bị biến chứng thận?

Hầu hết người bệnh tiểu đường type 1 sẽ có vấn đề về thận trong vòng 2 - 5 năm mắc bệnh. Và khoảng 30 - 40% số đó sẽ tiến triển thành bệnh thận đái tháo đường trong vòng 10 - 30 năm tiếp theo.

Với tiểu đường type 2 (loại tiểu đường xuất hiện ở người trưởng thành và không phụ thuộc insulin), thời gian bệnh thận đái tháo đường xuất hiện chưa được xác định rõ. Tuy nhiên một số nghiên cứu chỉ ra, thời gian này sẽ gần tương tự như người bị tiểu đường type 1.

Có cách nào phòng ngừa được bệnh thận đái tháo đường không?

Câu trả lời là có. Nhiều bằng chứng cho thấy kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp bằng thuốc, chế độ ăn, lối sống, tập thể dục và sử dụng các thảo dược chống oxy hóa có thể giúp người bệnh tiểu đường phòng ngừa biến chứng thận.

  • Ăn uống lành mạnh: Bạn nên ăn giảm đường, giảm muối; ưu tiên tự nấu ăn tại nhà thay vì dùng đồ đóng hộp chế biến sẵn; ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.

  • Lối sống khoa học: Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thận. Ngoài ra, bạn cần bỏ hút thuốc lá và uống đủ nước hàng ngày.

  • Tập thể dục thường xuyên: Nên chọn các bài tập vừa sức, bắt đầu từ cường độ thấp sau đó tăng dần để duy trì 30 phút luyện mỗi ngày.

  • Sử dụng thảo dược: Những chất chống oxy hóa có trong thảo dược như Mạch Môn, Hoài Sơn, Nhàu, Câu kỷ tử có thể giúp bảo vệ mạch máu cầu thận. Đặc biệt, nghiên cứu còn cho thấy, Mạch Môn còn trực tiếp ngăn chặn quá trình xơ hóa thận, giúp giảm albumin niệu. Nhờ đó, sử dụng kết hợp các thảo dược này sẽ giúp hỗ trợ giảm
    nguy cơ biến chứng thận và các biến chứng tiểu đường khác

Mạch môn giúp phòng ngừa biến chứng thận của bệnh tiểu đường.

Mạch môn giúp phòng ngừa biến chứng thận của bệnh tiểu đường.

Bệnh thận đái tháo đường có chữa khỏi được không?

Không có cách nào chữa khỏi bệnh thận đái tháo đường. Nhưng có cách điều trị để trì hoãn hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Các phương pháp này bao gồm: sử dụng thuốc để kiểm soát đường huyết, huyết áp và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

  • Hạn chế protein (chất đạm): bạn nên hỏi bác sĩ về lượng protein được ăn. Bởi mức độ suy thận khác nhau, lượng protein trong chế độ ăn sẽ khác nhau.

  • Hạn chế các loại chất béo bão hòa (mỡ, nội tạng động vật) và chất béo chuyển hóa (đồ chiên rán, thức ăn chế biến sẵn)

  • Giảm lượng natri xuống 1.5 đến 2 g hoặc ít hơn

  • Ăn vừa phải các thực phẩm nhiều kali như chuối, bơ, rau bina.

  • Hạn chế thực phẩm giàu phốt pho như các sản phẩm từ sữa.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế men chuyển có thể giúp phòng ngừa và trì hoãn tiến triển của bệnh thận đái tháo đường.

Những thuốc này giúp làm giảm huyết áp và giảm áp lực lên cầu thận. Một số bệnh nhân dùng thuốc còn giảm được lượng protein trong nước tiểu. Tuy nhiên, trước khi dùng, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để xem thực sự thuốc có phù hợp với bạn hay không.

Thuốc ức chế men chuyển có thể giúp trì hoãn bệnh thận đái tháo đường.

Thuốc ức chế men chuyển có thể giúp trì hoãn bệnh thận đái tháo đường.

Có bao nhiêu người bị bệnh thận tiểu đường tiến triển thành suy thận?

Khoảng 30% người bệnh tiểu đường type 1 và khoảng 10 - 40% người bệnh tiểu đường type 2 sẽ tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối. Tuy nhiên, càng phát hiện sớm, khả năng trì hoãn quá trình tiểu đường biến chứng suy thận càng cao. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đi làm xét nghiệm albumin niệu hàng năm để phát hiện sớm biến chứng này.

Các phương pháp điều trị suy thận ở người bệnh tiểu đường là gì?

Nếu bị suy thận, bạn sẽ phải điều trị bằng cách lọc máu và ghép thận. Có 2 cách lọc máu đang được áp dụng là chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng. Tùy theo tình trạng sức khỏe, tình trạng kinh tế, lối sống của bạn mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp.

Trong quá trình lọc máu, bạn sẽ cần tuân thủ 1 chế độ ăn đặc biệt. Chế độ ăn cho người chạy thận nhân tạo sẽ khác người lọc màng bụng. Bạn nên hỏi bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết.

Bệnh thận đái tháo đường là một biến chứng nguy hiểm. Không chỉ khiến sức khỏe người bệnh giảm sút rõ rệt, biến chứng này còn tạo gánh nặng về kinh tế cho gia đình người bệnh. Vì vậy, chủ động tìm hiểu và phòng ngừa sớm biến chứng thận luôn là ưu tiên hàng đầu. Nếu bạn hay người thận bị bệnh tiểu đường, hãy sớm áp dụng các giải pháp trong bài viết. Đừng để biến chứng tiểu đường gây hại cho thận của mình nhé!

Tham khảo:

1. https://www.kidney.org/atoz/content/preventkiddisease

2. https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/nephropathy#outlook

3. https://www.webmd.com/diabetes/guide/diabetes-kidney-disease