Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính liên quan mật thiết với chế độ ăn. Không chỉ là ăn gì kiêng gì, người bệnh còn cần biết cách phối trộn thực phẩm, cách chế biến món ăn để tạo nên thực đơn hàng ngày. Vậy làm sao để xây dựng thực đơn cho người bệnh tiểu đường vừa giúp giảm đường huyết, vừa ngon miệng và đủ dinh dưỡng? Khám phá ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Xây dựng thực đơn cho người tiểu đường quan trọng như chọn thực phẩm nên ăn nên kiêng

Xây dựng thực đơn cho người tiểu đường quan trọng như chọn thực phẩm nên ăn nên kiêng

Khi nhắc đến bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chúng sẽ không đa dạng và kém hấp dẫn. Bởi người tiểu đường thường phải hạn chế nhiều loại thực phẩm, món ăn khác nhau. Tuy nhiên, nếu biết cách phối hợp và chế biến đúng, bạn hoàn toàn có thể thêm màu sắc cho bữa ăn hàng ngày của mình mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường

Xây dựng thực đơn hàng ngày cho người bị tiểu đường phải đảm bảo nguyên tắc cốt lõi là cân bằng giữa mục tiêu về đường huyết và mục tiêu về dinh dưỡng. Bởi việc thiếu dinh dưỡng sẽ làm giảm sức đề kháng của người bệnh và khiến người bệnh dễ bị biến chứng hơn.

Ngoài nguyên tắc này, khi xây dựng thực đơn bạn cũng nên lưu ý:

  • Không nên thay đổi thực đơn và số lượng thức ăn trong các bữa quá nhanh.
  • Thực đơn mỗi ngày phải đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cơ bản: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin khoáng chất và chất xơ.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn (tối ưu là 5 bữa/ngày), lượng thức ăn bữa sáng, bữa trưa nên nhiều hơn bữa tối.
  • Không nhịn ăn, không để cơ thể quá đói hoặc quá no.
  • Nên ăn đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ.
  • Luôn có 1 món rau luộc, rau sống hoặc salad rau trong bữa chính để ăn trước khi ăn cơm, thức ăn.
  • Không nên nêm nếm quá nhiều đường và muối vào món ăn, đặc biệt nếu người bệnh đang bị cao huyết áp.

Chia nhỏ bữa ăn giúp người tiểu đường type 1, type 2 ổn định đường máu tốt hơn

Chia nhỏ bữa ăn giúp người tiểu đường type 1, type 2 ổn định đường máu tốt hơn

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì vào bữa sáng?

Bữa sáng có vai trò đặc biệt quan trọng với người mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy, những người nhịn ăn sáng hoặc ăn sáng không đúng giờ sẽ bị kháng in-sulln khiến đường huyết khó kiểm soát hơn người ăn sáng đều đặn. Chưa kể ăn sáng đúng cách cũng giúp những người bệnh có mỡ máu cao giảm cholesterol máu.

Để khởi đầu ngày mới, bạn có thể lựa chọn 1 trong số các thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường sau đây:

  • 1 bát phở gà (khoảng 150g bánh phở, 30g thịt gà kèm 150g giá và rau sống ăn kèm) hoặc 1 bát bún mọc hay 1 tô bún riêu cỡ vừa.
  • 200g khoai lang luộc
  • Xôi thịt kho (lưng bát con xôi nhỏ, 3 - 4 miếng thịt nạc ăn kèm 1 bát con rau luộc hoặc salad rau)
  • 1 ổ bánh mì kẹp trứng, dưa chuột, cà chua.
  • 1 tô cháo thịt bò nhỏ (60g gạo tẻ, 40g thịt bò, 150g rau cải).
  • 1 chén cháo yến mạch + 1 ly sữa ít đường hoặc sữa cho người tiểu đường.
  • 1 đĩa bánh cuốn vừa ăn kèm dưa leo và 20g chả lụa.

Người bệnh tiểu đường có thể chọn 1 tô phở hoặc bún cỡ vừa làm thực đơn bữa sáng

Người bệnh tiểu đường có thể chọn 1 tô phở hoặc bún cỡ vừa làm thực đơn bữa sáng

Thực đơn bữa trưa ngon miệng cho người tiểu đường

Để xây dựng được thực đơn bữa trưa chuẩn, người bệnh tiểu đường nên chia khẩu phần ăn của mình thành 4 phần. 2 phần dành cho các món rau củ quả luộc hoặc salad rau nhiều chất xơ. 1 phần dành cho tinh bột (cơm) và 1 phần dành cho thịt cá.

Trong bữa này người bệnh có thể tráng miệng bằng hoa quả nhưng nên chọn các trái ít ngọt hoặc nhiều nước để tránh làm tăng đường huyết sau ăn. Dưới đây là gợi ý thực đơn cho người tiểu đường trong 7 ngày. Bạn có thể tham khảo để áp dụng:

  • Ngày 1: 1 bát con (chén) cơm, 1 chén đầy bắp cải luộc, 2 miếng thịt gà vừa và 2 miếng đậu phụ sốt cà chua.
  • Ngày 2: 1 bát cơm, 1 chén canh bí đỏ thịt nạc, 4 miếng chả, 1 chén salad dưa leo.
  • Ngày 3: 1 bát cơm, 10 miếng thịt bò xào (60g), 1 chén đầy su hào luộc
  • Ngày 4: 1 tô hủ tíu bò hoặc bún mọc
  • Ngày 5: 1 bát cơm, 1 bát canh mồng tơi, 8 con tôm (50g).
  • Ngày 6: 1 bát cơm, 8 miếng thịt luộc, 2 miếng đậu phụ sốt cà chua, 1 chén đầy bắp cải luộc
  • Ngày 7: 1 bát cơm, 1 chén canh măng chua cá hồi, 3 - 4 miếng thịt kho trứng.
  • Tráng miệng: 1 miếng dưa hấu/ 1 miếng thanh long/ 3 trái táo ta/ 1 miếng lê/ 2-3 trái chôm chôm/ ⅓ - ½ trái cam hoặc táo, ổi hoặc 1 múi bưởi.

Bữa tối người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Thực đơn cho người tiểu đường trong bữa tối có thể xây dựng gần tương tự thực đơn bữa trưa. Tuy nhiên, người bệnh có thể ăn ít cơm hơn và ăn nhiều rau xanh hơn. Những loại rau tốt cho bữa tối là rau họ cải, đậu hà lan, dưa leo, cà chua… Ngoài ra, người bệnh có thể cân nhắc ăn đan xen các loại cá vào bữa tối. Dưới đây là một số thực đơn bữa tối bạn có thể tham khảo.

Thực đơn bữa tối mẫu cho người tiểu đường

Thực đơn bữa tối mẫu cho người tiểu đường

Những món người tiểu đường nên ăn vào bữa phụ

Khoảng 9h sáng hoặc 15h chiều, người bệnh tiểu đường có thể ăn thêm bữa phụ. Mục đích của bữa phụ là giúp cơ thể không bị quá đói gây hạ đường huyết. Đồng thời giúp giảm bớt lượng thức ăn trong các bữa chính. Những món ăn bạn có thể lựa chọn là:

  • 1 ly sữa ít đường ít béo hoặc sữa cho người tiểu đường.
  • ½ trái bắp luộc
  • ⅓ củ khoai luộc vừa
  • 1 hộp sữa chua
  • 1 chiếc bánh flan nhỏ
  • 3 chiếc bánh quy.
  • 1 miếng lê/ đu đủ/ thanh long, ½ trái táo hoặc 3 múi bưởi

Thực đơn cho người tiểu đường có thể gia giảm theo mức độ hoạt động của mỗi người. Những người phải lao động nặng có thể ăn thêm đến 1,5 bát cơm. Nhưng để chính xác nhất, người bệnh có thể kiểm tra đường máu sau khi ăn 2h bằng máy đo cầm tay. Nếu đường huyết sau ăn 1 - 2h vẫn dưới 10 mmol/l thì bạn có thể yên tâm.

Thông tin đến bạn:

Sử dụng thảo dược được các chuyên gia đánh giá cao trong hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính, trong đó có tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý chọn những thảo dược không chỉ có đặc tính ổn định đường huyết mà quan trọng hơn, chúng còn phải tác động được trên phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường. Biến chứng tiểu đường mới là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng chất lượng sống và sức khỏe, tuổi thọ của người bệnh tiểu đường.

Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn trong y học cổ truyền là “tứ vị trừ chứng tiêu khát” giúp người tiểu đường đạt được cả hai mục tiêu về đường huyết và biến chứng. Đặc biệt với cơ chế bảo vệ tính toàn vẹn của mạch máu và thần kinh, các chuyên gia đều đồng thuận đây là lợi điểm giúp 4 thảo dược này có thể cải thiện hàng loạt các triệu chứng của biến chứng tiểu đường như tê bì tay chân, khô ngứa da, mờ mắt, tiểu nhiều, giảm sinh lý…, giảm nguy cơ đột quỵ, suy thận, nhồi máu tim.

Xây dựng thực đơn cho người tiểu đường là một bước quan trọng trong điều trị. Nhưng để kiểm soát đường máu và biến chứng một cách toàn diện, bạn đừng quên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tập luyện và có thể kết hợp các thảo dược hỗ trợ nhé.

Mọi vấn đề còn băn khoăn về thông tin trong bài viết, vui lòng gọi đến chuyên gia tư vấn theo số điện thoại bên dưới.

ĐT-219.jpg