Người bệnh tiểu đường thường có tuổi thọ thấp hơn người bình thường. Để thay đổi điều này, cách đơn giản nhất là hiểu rõ bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm phụ thuộc điều gì và biết cách ngăn chặn chúng.

Hiểu rõ điều gì gây giảm tuổi thọ là chìa khóa để sống lâu với bệnh tiểu đường.

Hiểu rõ điều gì gây giảm tuổi thọ là chìa khóa để sống lâu với bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Hiệp hội Đái tháo đường Anh ước tính, người bệnh tiểu đường tuýp 2 có tuổi thọ trung bình khoảng 75 năm, ít hơn 10 năm so với người bình thường. Với tiểu đường tuýp 1, tuổi thọ của người bệnh bị giảm khoảng 20 năm.

Riêng với tiểu đường giai đoạn cuối, tuổi thọ của người bệnh rất khó xác định. Bởi khi này họ đã bị nhiều biến chứng phối hợp. Đáp ứng với các thuốc cũng giảm nên việc điều trị để kéo dài tuổi thọ sẽ khó khăn hơn nhiều.

Tuy nhiên, trong 1 báo cáo gần đây, nam giới mắc tiểu đường tuýp 1 chỉ bị giảm khoảng 11 năm tuổi thọ, nữ giới là 13 năm. Điều này chứng tỏ, bạn hoàn toàn có thể sống lâu hơn khi bị tiểu đường nếu có kế hoạch điều trị phù hợp.

Các yếu tố “rút ngắn” tuổi thọ người bệnh tiểu đường

Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường có thể thay đổi theo rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, có 2 yếu tố gây giảm tuổi thọ người bệnh cần đặc biệt lưu ý là biến chứng và các bệnh mắc kèm (tăng huyết áp, mỡ máu cao).

Biến chứng tiểu đường

Đây là nguyên nhân chính gây giảm tuổi thọ của người bệnh. Người bệnh có biến chứng thường có tuổi thọ ngắn hơn. Biến chứng càng nặng, càng nhiều biến chứng phối hợp, càng dễ tử vong.

Trước đây, người tiểu đường có thể chết vì tăng đường huyết cấp tính. Nhưng hiện tại, tỷ lệ này rất thấp. Nguyên nhân gây tử vong phần đa lại đến từ các biến chứng mạn tính của bệnh. Cụ thể hơn là biến chứng tim mạch (bệnh mạch vành, đột quỵ, suy tim).

Lượng đường trong máu cao sẽ kích hoạt quá trình stress oxy hóa trong cơ thể. Quá trình này có thể khiến các mạch máu lớn bị xơ vữa và làm chít hẹp các mạch máu nhỏ gây thiếu máu tới các cơ quan. Các cơ quan ít được nuôi dưỡng sẽ sinh biến chứng. Và tim là một trong các cơ quan bị tổn thương đầu tiên.

Ngoài tim, tiểu đường có thể gây biến chứng trên tất cả các cơ quan khác như thận, mắt, bàn chân, thần kinh… Những biến chứng này cũng làm giảm tuổi thọ và khiến người bệnh dễ tử vong hơn do tăng khả năng chấn thương, tai nạn. Vì vậy, chủ động phòng ngừa sớm biến chứng luôn là ưu tiên hàng đầu để giúp người bệnh tiểu đường sống lâu hơn.

Biến chứng tim mạch gây giảm tuổi thọ của người bệnh tiểu đường.

Biến chứng tim mạch gây giảm tuổi thọ của người bệnh tiểu đường.

Tăng huyết áp, mỡ máu cao

Tăng huyết áp hay mỡ máu cao ít khi trực tiếp gây tử vong. Tuy nhiên, chúng có thể âm thầm “rút ngắn” tuổi thọ của người tiểu đường bằng cách làm tăng nguy cơ biến chứng.

Nghiên cứu cho thấy, người bệnh tiểu đường mắc kèm tăng huyết áp hoặc mỡ máu cao sẽ có nguy cơ biến chứng tim mạch tăng 2 - 4 lần so với người chỉ bị một bệnh. Nguy cơ tổn thương mạch máu cũng cao gấp 10 lần. Chưa kể đến, tăng huyết áp còn khiến người bệnh dễ bị suy thận.

Hiện nay trong các Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường của thế giới cũng như Việt Nam, người bệnh cần kiểm soát cả chỉ số mỡ máu (LDL cholesterol < 100 mg/dl, Triglycerides < 150 mg/dl, HDL cholesterol > 40 mg/dl) và huyết áp (< 140/90 mmHg) chứ không riêng HbA1c và đường huyết.

Người bệnh tiểu đường bị tăng huyết áp dễ bị biến chứng và tử vong.

Người bệnh tiểu đường bị tăng huyết áp dễ bị biến chứng và tử vong.

Bệnh tiểu đường có thể gây giảm tuổi thọ của bạn theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tạo ra một lời giải tích cực hơn cho câu hỏi: Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm? bằng cách áp dụng các giải pháp dưới đây.

Cách sống lâu với bệnh tiểu đường

Kiểm soát tốt đường huyết và các bệnh mắc kèm

Người bệnh cần dùng thuốc hạ đường huyết, thuốc hạ huyết áp, giảm mỡ máu (nếu có) đúng chỉ định; tránh tự ngưng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi kể cả khi đường huyết ổn định, bệnh tiểu đường vẫn chưa biến mất.

Ngoài ra, có một sai lầm mà khá nhiều người tiểu đường mắc phải là không tái khám thường xuyên và cho rằng chỉ theo dõi đường huyết tại nhà là đủ. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường luôn có xu hướng tăng nặng theo thời gian. Kết quả đường huyết trên máy thử cầm tay cũng chỉ cho biết lượng đường trong máu tại thời điểm đo, không cho biết đường huyết trung bình trong cả ngày.

Vì vậy, mỗi 3 tháng, bạn cần đến bệnh viện đo thêm HbA1c (chỉ số đại diện cho đường huyết trung bình trong 2 - 3 tháng). Việc thăm khám cũng sẽ cho biết chức năng gan thận của bạn như thế nào. Nếu HbA1c cao hoặc có vấn đề về gan thận, bác sĩ sẽ phối hợp thêm thuốc hoặc thay đổi loại thuốc cho bạn.

Chú ý lượng thức ăn và cách ăn

Ăn nhiều tinh bột sẽ gây tăng đường huyết

Ăn nhiều tinh bột sẽ gây tăng đường huyết

Không khó để tìm thấy các danh sách thực phẩm nên ăn nên kiêng cho người tiểu đường. Tuy nhiên, theo quan điểm dinh dưỡng mới, việc chọn lựa thực phẩm tốt xấu chỉ mang tính tương đối. Quan trọng hơn, người bệnh tiểu đường cần biết cách ăn uống đúng. Cụ thể:

  • Ăn đa dạng các nhóm thực phẩm theo nguyên tắc 50% là rau xanh, 25% là tinh bột và 25% cho chất đạm, chất béo.
  • Luôn bắt đầu bữa ăn bằng rau luộc hoặc salad rau.
  • Ăn vừa đủ nhu cầu của cơ thể, không ăn quá no.
  • Ăn chậm, ăn 5 - 6 bữa nhỏ/ngày thay vì 3 bữa chính.

Cách ăn này sẽ giúp người bệnh ít phải kiêng khem quá mức, vừa đủ dinh dưỡng vừa tránh đường huyết tăng cao.

Sử dụng thảo dược phòng biến chứng

Trong thiên nhiên có rất nhiều thảo dược được chứng minh có khả năng hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường. Điển hình phải kể đến 4 thảo dược Mạch Môn, Hoài Sơn, Nhàu, Câu kỷ tử.

Nghiên cứu chứng minh, sự kết hợp 4 thảo dược này sẽ giúp người tiểu đường:

  • Ngăn chặn stress oxy hóa, nhờ đó hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng.
  • Hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết.
  • Giúp giảm cholesterol máu, chống xơ vữa mạch máu.

Hiểu được giá trị mà các thảo dược đem lại, lần đầu tiên Mạch Môn, Hoài Sơn, Nhàu, Câu kỷ tử đã được nghiên cứu kết hợp cùng hoạt chất sinh học Alpha lipoic acid để bào chế ra thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường. Với công thức cải tiến, TPBVSK Hộ Tạng Đường mang đến giải pháp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Nhìn chung, hiểu rõ bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm phụ thuộc điều gì và biết cách ngăn chặn các yếu tố này sẽ giúp người bệnh tăng tuổi thọ và sống lâu hơn. Vì vậy, đừng quá lo lắng, hãy áp dụng các giải pháp trong bài viết và bạn sẽ có thể sống khỏe mạnh gần như người bình thường.

 

Tham khảo:

https://www.everydayhealth.com/type-2-diabetes/living-with/diabetes-life-expectancy-myths-tips-increase-your-longevity/

https://www.sepalika.com/type-2-diabetes/how-long-do-diabetics-live/

https://www.verywellhealth.com/top-ways-to-increase-diabetes-life-expectancy-2223560

https://www.diabetes.co.uk/diabetes-life-expectancy.html

https://www.medicalnewstoday.com/articles/317477.php