Người bị bệnh tiểu đường vốn có hệ miễn dịch suy yếu, tiềm ẩn nguy cơ cao với nhiều loại dịch bệnh, chứ không chỉ riêng mình virus corona gây viêm phổi Vũ Hán. Tuy nhiên, hệ miễn dịch của bạn không thể được cải thiện được ngay chỉ trong vòng vài ngày. Do vậy, tăng cường miễn dịch phải là vấn đề được quan tâm và thực hiện từ rất sớm.

Vì sao người bị tiểu đường cần tăng cường miễn dịch sớm?

Hệ miễn dịch là yếu tố quan trọng hàng đầu trong phòng chống virus corona. Những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh nếu không may mắc phải dịch bệnh này cũng sẽ sớm hồi phục. Ngược lại, ở những người có hệ miễn dịch kém như người bệnh tiểu đường, tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh là cao hơn nhiều.

Đối với người bị tiểu đường, đường huyết đôi khi cao hơn mức bình thường là điều rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên nếu đường huyết cao kéo dài, đây lại là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, có thể gây biến chứng nhiễm trùng ở nhiều vùng, bộ phận trên cơ thể. Khi bị nhiễm trùng,  hệ miễn dịch (sức đề kháng) của cơ thể sẽ phải làm việc gắng sức và trở nên suy yếu hơn. Điều này có thể khiến người bệnh rất dễ mắc phải nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh viêm phổi Vũ Hán do virus corona gây ra. Hơn thế khả năng chống chọi với bệnh cũng vì thế mà bị giảm sút nhiều.

Vấn đề là hệ miễn dịch của con người không thể được cải thiện chỉ trong một vài ngày. Đó là cả một quá trình đủ dài, thường xuyên và liên tục. Do đó, tăng cường hệ miễn dịch cho người bị tiểu đường phải được quan tâm từ rất sớm mới mang lại sự an toàn tốt nhất cho người bệnh.

Tăng cường miễn dịch phải là vấn đề được quan tâm và thực hiện từ rất sớm

Tăng cường miễn dịch phải là vấn đề được quan tâm và thực hiện từ rất sớm

Làm sao để cải thiện hệ miễn dịch cho người bị tiểu đường?

Để nâng cao hệ miễn dịch cho người tiểu đường, việc phối hợp các biện pháp cải thiện chế độ ăn uống, tích cực luyện tập thể dục và lối sống lành mạnh là vô cùng hữu hiệu. Ngoài các biện pháp trên, thì ổn định đường huyết bằng thuốc điều trị cũng sẽ giúp hệ miễn dịch có thể “tập trung” hơn trong việc chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, trong đó có virus corona.

Tuân thủ chặt chẽ các lưu ý trong ăn uống

Chế độ ăn uống không chỉ có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Đây cũng là cách để giúp hệ miễn dịch trở nên khỏe mạnh hơn. Thế nhưng làm sao để vừa tuân thủ nguyên tắc ăn uống cho người bị tiểu đường, vừa phải lựa chọn được những thực phẩm thực tốt cho sức đề kháng thì không phải là một vấn đề mà ai cũng nắm rõ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số thực phẩm có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kể trên mà người bị tiểu đường có thể bổ sung là:

Các loại rau củ

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn nhiều các loại rau củ xanh, sẫm màu như: súp lơ, bông cải xanh, mướp đắng... Không chỉ có nhiều vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, các loại rau củ này còn giúp cung cấp rất nhiều chất xơ dễ tiêu hóa, giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể. Nếu đang bị tiểu đường, đây chính xác là những loại thực phẩm mà bạn nên bổ sung nhiều trong mùa dịch này.

Các loại hoa quả có hàm lượng đường thấp, vitamin cao

Táo, ổi, bưởi, cam, bơ, đu đủ, dứa…là những hoa quả tốt nổi bật trong nhóm thực phẩm này.

  • Ổi: Một trái ổi trên thực tế có thể cung cấp gấp đôi lượng vitamin C cần thiết cho một ngày. Loại trái cây này chứa lượng vitamin C cao 2 - 3 lần so với cam, và nhiều kali, chất xơ tốt cơ hệ miễn dịch. Không chỉ vậy, ổi còn giúp đường huyết ổn định hơn nhờ khả năng làm giảm tình trạng kháng insulin.
  • Cam: Với đặc tính giàu chất xơ, ít đường, nhiều vitamin C và B1, cam và một số loại quả họ cam cũng là những thực phẩm rất có ích cho hệ miễn dịch và đường huyết của người bệnh tiểu đường.
  • Bưởi: Tương tự như cam, bưởi chứa rất nhiều vitamin C và chất xơ, bưởi là một loại quả miền nhiệt đới giúp tăng cường sức đề kháng tốt. Một điều quan trọng là, bưởi cũng chứa cả naringenin - một hợp chất có vị đắng tự nhiên giúp làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, rất tốt cho người bị tiểu đường.
  • Đu đủ: Rất nhiều chất dinh dưỡng được tìm thấy trong loại quả bổ dưỡng này. Không chỉ giàu vitamin C không kém các trái cây họ cam, đu đủ còn chứa thêm các enzym giúp kiểm soát đường máu và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Đây là loại quả rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng chọn lựa để bảo vệ sức khỏe.

Ăn nhiều trái cây, rau củ vừa giúp ổn định đường huyết, vừa giúp nâng cao sức đề kháng

Ăn nhiều trái cây, rau củ vừa giúp ổn định đường huyết, vừa giúp nâng cao sức đề kháng

Chất đạm từ cá và thực vật

Chất đạm là thành phần rất quan trọng nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, trong các thực phẩm nhiều đạm cũng thường cũng chứa kèm nhiều vi chất cần thiết để hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Nhưng thay vì ăn nhiều chất đạm từ thịt đỏ, người bị tiểu đường nên thay thế bằng những loại thịt khác như cá, thịt gia cầm bỏ da.. Một số thực phẩm khác chứa đạm dễ hấp thu mà lại ít chất béo bão hòa cũng nên bổ sung như: đậu, đậu phụ, trứng,...

Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa

Người bị tiểu đường cần hạn chế bớt chất béo để tránh tăng cân, từ đó gián tiếp gây tăng đường máu. Tuy nhiên, bạn không nên kiêng khem quá mức bởi chất béo cũng giúp tiêu hóa các vitamin tan trong dầu tốt cho hệ miễn dịch như vitamin A, E. Do đó, nạp chất béo không bão hòa thay vì chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa sẽ là một giải pháp tốt hơn cho người bệnh.

Một số nguồn chất béo không bão hòa tốt cho người bị tiểu đường phải kể đến là: hạnh nhân, đậu phộng, quả óc chó, dầu thực vật… Ngoài tốt cho hệ miễn dịch, các thực phẩm này còn rất tốt cho hệ tim mạch, hạn chế mỡ máu. Do đó, người bệnh tiểu đường sẽ yên tâm sử dụng mà không cần lo ngại các biến chứng tim mạch.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường vẫn cần tuân thủ nguyên tắc ăn hạn chế các đồ ăn chứa nhiều tinh bột tinh chế như bánh kẹo ngọt, cơm trắng... Mặc dù không trực tiếp gây hại cho hệ miễn dịch, nhưng chúng sẽ khiến đường huyết dễ tăng cao. Khi đường huyết tăng cao, hệ miễn dịch sẽ không thể t

Tập thể dục thường xuyên nhưng vừa sức

Tập thể dục không chỉ giúp giảm đường máu mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Thế nhưng, đối với người bệnh tiểu đường trong mùa dịch virus corona lây truyền qua đường hô hấp thì có một số lưu ý cần phải tuân thủ, đó là:

  • Luyện tập thường xuyên, với cường độ vừa sức mình: Không có một quy chuẩn chính xác là bạn phải tập bao nhiêu lâu, đi bộ bao nhiêu km mới là đủ, bởi vì mỗi người có một thể trạng khác nhau. Luyện tập vừa phải luôn là tốt nhất, nhưng hãy nhớ, phải thực hiện thường xuyên thì mới đạt được hiệu quả cao và không bao giờ được luyện tập quá sức sẽ rất nguy hiểm.
  • Đeo khẩu trang nếu tập thể dục ở bên ngoài, nơi đông người. Tuy nhiên, điều này có thể gây cản trở hô hấp cho người tập. Do đó, giải pháp tốt hơn hiện nay là người bị tiểu đường có thể tập thể dục tại nhà. Tốt nhất là tập luyện nơi thoáng khí, nhiều ánh nắng nhẹ.

Tập thể dục thường xuyên giúp ổn định đường huyết và tăng cường miễn dịch

Tập thể dục thường xuyên giúp ổn định đường huyết và tăng cường miễn dịch

Dùng thuốc đều đặn và theo dõi thường xuyên

Đường huyết cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng cơ thể và làm hệ miễn dịch suy yếu, giảm sức chống đỡ với bệnh tật. Để đường huyết được ổn định thì không thể không nhắc đến các phương pháp điều trị và theo dõi đường huyết cơ bản, đó là:

  • Dùng thuốc điều trị đường huyết (uống/ tiêm) hằng ngày đúng theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Tự theo dõi đường huyết hằng ngày và đánh giá chỉ số đường huyết của mình

Do đó, dù trong mùa dịch, người bệnh vẫn cần duy trì dùng thuốc và thăm khám định kỳ theo đúng hướng dẫn từ thầy thuốc.

Xem thêm: Thuốc tiểu đường: Chi tiết từ AZ thông tin bạn nên biết

Có nên bổ sung vitamin C từ sản phẩm hỗ trợ để tăng miễn dịch?

Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 100mg vitamin C. Như vậy ngay cả một quả ổi cũng đã có thể cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết cho con người mỗi ngày. Thế nhưng, thực tế đang có rất nhiều người dân đổ xô đi mua thêm viên uống vitamin C.

Các chuyên gia cảnh báo bổ sung đủ vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng là rất tốt cho cơ thể. Một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy, nếu được dùng với lượng vừa đủ, vitamin C còn có thể giúp ổn định lượng đường huyết và ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả. Thế nhưng, bổ sung vitamin C ở đây nên được thực hiện bằng cách ăn nhiều  rau củ quả, chứ không phải bằng viên uống với hàm lượng cao. Bởi đây là cả một quá trình cần có liều lượng thích hợp. Hầu hết các viên uống vitamin C hiện nay đều có hàm lượng trung bình là 500mg hoặc 1000mg - quá cao so với nhu cầu bình thường của một cơ thể khỏe mạnh. Nếu dùng dài ngày sẽ gây dư thừa nghiêm trọng. Khi vitamin C dư thừa trong cơ thể, chúng có thể  gây lắng đọng tinh thể oxalat trong thận, rất dễ gây ra sỏi thận, tiết niệu. Thận của người tiểu đường vốn là một cơ quan dễ gặp phải biến chứng, do đó, dùng thừa vitamin C trong trường hợp này là vô cùng nguy hiểm. Do đó, bạn chỉ nên dùng thêm viên uống bổ sung trong trường hợp được kê đơn của bác sĩ.

Một số lưu ý khác cho người tiểu đường trước dịch virus corona

Trong tình hình dịch viêm phổi cấp do virus corona đang lây lan mạnh như hiện nay cũng như mọi người dân khác thì người bị tiểu đường cũng phải ghi nhớ kỹ các nguyên tắc phòng dịch, và phải thực hiện nghiêm chỉnh hơn.

Các lưu ý phòng chống virus corona mà người bệnh tiểu đường cần nhớ là:

  • Cách ly với nguồn dịch, người bị bệnh
  • Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc cồn, vệ sinh nhà cửa, vật dụng hay dùng thường xuyên,....
  • Đi khám ngay nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở,...
  • Bỏ các thói quen xấu có hại cho sức khỏe (nếu có) như: hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia, sử dụng các chất kích thích
  • Ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục
  • Sống vui vẻ, giảm thiểu stress và căng thẳng.

Các biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho người bị tiểu đường là tương đối dễ thực hiện. Chỉ cần thực hiện tốt các biện pháp này, người bệnh tiểu đường vẫn có thể vượt qua đại dịch và vui sống như những người khỏe mạnh khác.