Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới. Xin gửi đến bạn giải đáp của ThS. BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên phó trưởng khoa Đái tháo đường, BV Nội tiết Trung Ương như sau:
“Đúng là mỗi vùng da khác nhau sẽ có tốc độ hấp thu insulin khác nhau. Trên vùng bụng, insulin thường hấp thu nhanh nhất. Ở vùng cánh tay, insulin hấp thu ở tốc độ trung bình và chậm nhất là ở vùng đùi.
Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc ngoài vị trí tiêm còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như nhiệt độ, mức độ vận động. Ví dụ như khi trời nắng, nhiệt độ cơ thể cao, mạch máu giãn ra thì insulin hấp thu nhanh hơn là khi thời tiết lạnh. Hoặc là khi chúng ta tiêm vào tay, sau đó chúng ta lại vận động nhiều, lao động nhiều bằng tay thì insulin cũng được hấp thu nhanh hơn.
Do đó, để luân chuyển vị trí tiêm mà không làm thay đổi tác dụng của thuốc, bạn nên lưu ý:
- Hạn chế vận động tại vùng tiêm insulin. Như vậy, tốc độ hấp thu insulin sẽ khá ổn định.
- Nên theo dõi thường xuyên chỉ số đường huyết sau khi thay đổi vị trí tiêm.
- Bạn có thể lựa chọn thời điểm tiêm insulin cho một vùng da nhất định. Ví dụ tiêm bụng vào buổi sáng, tiêm tay vào buổi chiều và tiêm đùi vào buổi tối. Chúng ta cũng có thể luân chuyển vị trí giữa các vùng.”
Thông tin đến bạn:
Khi tiểu đường type 2 đã tiến triển đến giai đoạn phải tiêm insulin thì lúc này, các biến chứng tiểu đường có thể dễ dàng xuất hiện hơn. Ngoài kiểm soát đường huyết, người bệnh nên quan tâm nhiều hơn đến biến chứng tiểu đường.
Sử dụng các sản phẩm thảo dược vừa hỗ trợ ổn định đường huyết, vừa hỗ trợ cải thiện chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường là giải pháp đúng đắn. Trong đó, các thảo dược Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn được nghiên cứu rõ ràng về hiệu quả trên biến chứng là sự lựa chọn phù hợp nhất cho người tiểu đường đang tiêm insulin.
Để tìm hiểu cụ thể về giải pháp hỗ trợ tiểu đường từ thảo dược này, bạn vui lòng liên hệ đến chuyên gia theo số điện thoại:
Chúc bạn sức khỏe