Khi người thân bị bệnh tiểu đường, bạn cần làm gì để chăm sóc họ trong cuộc sống hàng ngày hoặc mỗi khi nhập viện. Cùng tìm hiểu 7 điều cần biết khi chăm sóc người bệnh tiểu đường dưới đây để mang đến sự giúp đỡ tốt nhất cho người thân của mình.

Chăm sóc người bệnh tiểu đường đòi hỏi nhiều kiên nhẫn và hiểu biết
Chăm sóc người bệnh tiểu đường đòi hỏi nhiều kiên nhẫn và hiểu biết

Cách chăm sóc người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có một số thói quen cần lưu ý để giữ đường huyết luôn ổn định trong ngưỡng an toàn, đồng thời tránh xa biến chứng để sống lâu, sống khỏe mạnh. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi chăm sóc người thân bị tiểu đường:

Không quá khắt khe với người bệnh

Bạn muốn tốt cho người thân của mình, vì vậy sẽ rất khó tránh khỏi cảm giác khó chịu khi họ vẫn duy trì những thói quen không tốt như: Không ăn kiêng, uống rượu bia nhiều, không chịu khó tập thể dục…

Tuy nhiên, bạn cần hiểu thay đổi thói quen là cả hành trình khó khăn và người bệnh cần có thời gian để thích ứng. Hãy động viên, khuyên bảo và giúp đỡ để họ có thể thay đổi một cách từ từ.

Việc cùng đồng hành, chia sẻ cũng giúp người bệnh giải tỏa tâm trạng lo lắng, từ đó ổn định đường huyết tốt hơn. Đặc biệt là với người tiểu đường mới mắc bệnh thường sợ hãi, lo nghĩ quá nhiều cũng là nguyên nhân làm tăng đường huyết.

Nấu món ăn lành mạnh

Cho dù phải uống thuốc hay không phải uống thuốc, ăn uống lành mạnh vẫn là yếu tố then chốt giúp người bệnh tiểu đường giữ được sức khỏe, cân nặng và ổn định đường huyết. Do đó bản thân người nhà cũng cần nắm được chế độ dinh dưỡng của người tiểu đường, từ đó lựa chọn thực phẩm và cách chế biến món ăn phù hợp. 

Để biết chi tiết về những thực phẩm người tiểu đường nên ăn, nên kiêng, bạn tìm hiểu trong bài viết: Bệnh tiểu đường nên ăn gì kiêng gì? Gợi ý chi tiết từ chuyên gia

Nhắc nhở người bệnh đi ngủ sớm

Mất ngủ, khó ngủ, ngủ muộn, ngủ không đủ giấc đều là nguyên nhân gây ra tăng đường huyết. Do đó, khi chăm sóc người tiểu đường, bạn cần nhắc nhở người thân của mình chú ý đi ngủ đúng giờ, không nên thức khuya để giữ gìn sức khỏe, ổn định đường huyết.

Ngủ đủ giấc để ổn định đường huyết hiệu quả

Ngủ đủ giấc để ổn định đường huyết hiệu quả

Tập thể dục cùng nhau

Tập thể dục quan trọng không kém chế độ ăn đối với người tiểu đường. Mặc dù vậy, việc tập thể dục nhiều hơn chính là một thách thức nếu người bệnh không có thói quen này trước đó.

Để ổn định đường huyết, người tiểu đường tập thể dục đều đặn 20 - 30 phút/này, ít nhất 5 ngày/ tuần và không nên nghỉ tập quá 2 ngày liên tiếp. Do đó, để tăng sự hứng thú và kiên trì, bạn có thể đồng hành cùng người bệnh trong quá trình hình thành thói quen này.

Kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên

Nếu có điều kiện, hãy sắm cho người thân của mình một máy đo đường huyết tại nhà. Hoặc không, bạn có thể nhắc nhở họ ra nhà thuốc có dịch vụ đo đường huyết để kiểm tra. Việc theo dõi đường huyết thường xuyên không chỉ giúp người bệnh phát hiện sớm khi đường huyết tăng giảm thất thường mà còn đánh giá được nguy cơ xuất hiện các biến chứng.

Mức chỉ số đường huyết an toàn của người tiểu đường thông thường là: Đường huyết lúc đói dưới 7.2mmol/l (130mg/dl), đường huyết sau ăn 2 giờ dưới 11mmol/l (200mg/dl). Tuy nhiên, tiêu chuẩn này sẽ tăng hoặc giảm tùy thuộc vào độ tuổi, thời gian mắc bệnh, các biến chứng hoặc bệnh mắc kèm… 

Để được tư vấn chi tiết về mức đường huyết an toàn với từng tình trạng bệnh cụ thể, bạn hãy liên hệ chuyên gia theo hotline bên dưới:

Hotline

Biết về các dấu hiệu hạ đường huyết

Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh tiểu đường có thể bị hạ đường huyết bất cứ lúc nào như: Kiêng khem hoặc tập thể dục quá nhiều, dùng thuốc không phù hợp... Khi bị hạ đường huyết, người bệnh sẽ có các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày… 

Biết về các dấu hiệu hạ đường huyết để chăm sóc người tiểu đường tốt hơn

Biết về các dấu hiệu hạ đường huyết để chăm sóc người tiểu đường tốt hơn

Người nhà cần nắm bắt được các dấu hiệu này để có thể xử trí kịp thời bằng cách cho người bệnh dùng ngay các thực phẩm làm tăng đường nhanh như: Uống 1 ly nước đường, nước mật ong đặc, uống sữa hoặc trà hoa quả, ăn nhanh bánh kẹo ngọt…

Nếu tại gia đình có máy đo đường huyết, sau 15 phút cho người bệnh bổ sung đường, bạn nên đo lại chỉ số đường huyết. Nếu đường huyết vẫn dưới 4 mmol/l (70mg/dl), tiếp tục bổ sung đường và lặp lại quy trình đo đường huyết đến khi đường huyết tăng trên > 5.6 mmol/l (100mg/dl). Sau khi đường huyết đã ổn định, bạn nên cho người bệnh ăn nhẹ thêm và theo dõi sau 60 phút nữa.

Biết về biến chứng của bệnh tiểu đường

Những nguy hiểm thực sự của căn bệnh tiểu đường chính là sự xuất hiện bất cứ lúc nào của các biến chứng. Do đó, trong kế hoạch chăm sóc người bệnh tiểu đường, bạn không nên bỏ qua những thông tin để nhận biết biến chứng.

Khi bệnh tiểu đường biến chứng, người bệnh sẽ có các dấu hiệu như sau:

  • Tay chân tê bì châm chích, cảm giác như kim châm hay kiến bò trên da
  • Mờ mắt, nhức mỏi mắt
  • Tiểu nhiều, tiểu đêm
  • Da khô, ngứa ngáy, bong tróc
  • Vết thương, vết loét lâu liền

Đây đều là các tín hiệu cho thấy bệnh tiểu đường đang tiến triển nặng hơn, do đó, bạn hãy đồng hành cùng người thân của mình đi khám bệnh để được kiểm tra toàn diện về các chỉ số đường huyết, HbA1c, mỡ máu cũng như đánh giá được nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Giải pháp hỗ trợ chăm sóc tốt sức khỏe bệnh nhân tiểu đường

Chăm sóc người bị bệnh tiểu đường là công việc vất vả, đòi hỏi cả tình thương và sự hiểu biết nhất định về y học thường thức. Bản thân người bệnh và người chăm sóc cũng cần xác định rõ tâm lý: Cho dù đã có một lối sống khoa học, cũng sẽ có những thời điểm đường huyết không ổn định và biến chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Do đó, bên cạnh việc làm tốt chế độ ăn uống, vận động và sử dụng thuốc (nếu được bác sĩ chỉ định), người chăm sóc hoặc bệnh nhân có thể chủ động tìm hiểu về giải pháp thảo dược:

  • Hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết một cách tự nhiên, lâu bền, không gây hạ đường huyết quá mức, không có tác dụng phụ trên gan thận.
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng đái tháo đường, hỗ trợ cải thiện các tình trạng tê bì tay chân, mờ mắt, tiểu nhiều…
  • Giúp người bệnh không phải sớm phụ thuộc vào thuốc tây hoặc sử dụng với liều thấp nhất.

Bộ tứ thảo dược hỗ trợ kiểm soát đường huyết và biến chứng tiểu đường

Bộ tứ thảo dược hỗ trợ kiểm soát đường huyết và biến chứng tiểu đường

Xem thêm: Thảo dược trị tiểu đường: Chuyên gia gợi ý loại tốt nhất! 

Trên đây là toàn bộ thông tin về chăm sóc người bệnh tiểu đường bạn cần nắm để giúp người thân của mình giữ vững đường huyết ổn định và tránh xa các biến chứng nguy hiểm. Mọi vấn đề khác cần giải đáp, bạn đừng ngần ngại liên hệ chuyên gia theo số điện thoại: 0981.238.219 để được giải đáp thật cụ thể.