Với ưu điểm từ nguồn dược liệu phong phú, từ rất lâu, chữa tiểu đường bằng Đông y đã là phương pháp được ứng dụng phổ biến tại nước ta. Sau này, sự kết hợp Đông - Tây y trong kiểm soát đường huyết và biến chứng tiểu đường cũng nhận được sự đánh giá cao từ chuyên gia.
Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh tiểu đường hiểu và áp dụng hiệu quả nhất phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng Đông y.
Trị tiểu đường bằng Đông y ngày càng được chuyên gia và bệnh nhân đón nhận
Vì sao nên chữa tiểu đường bằng Đông Y?
Mỗi một giải pháp chữa bệnh đều có những ưu điểm riêng, điều trị tiểu đường bằng Đông y cũng vậy. Dưới đây là một số lý do khiến ngày càng nhiều người bệnh và thầy thuốc lựa chọn cách chữa bệnh tiểu đường bằng Đông y:
Thứ nhất: Các vị thuốc đông y chữa tiểu đường thường có tính an toàn cao, phù hợp trong điều trị các bệnh lý mạn tính như tiểu đường.
Thứ hai: Nguyên tắc trị liệu theo y học cổ truyền là điều trị toàn diện. Một số bài thuốc đông y không chỉ dừng lại ở ổn định đường huyết mà còn chú trọng nhiều hơn đến những phủ tạng bị tổn thương do đường huyết cao.
Thứ ba: Kết hợp Đông y vừa hay có thể bù đắp hiệu quả những yếu điểm của Tây y như:
- Đông y giảm đường huyết chậm nhưng duy trì đường huyết ổn định tốt hơn, hạn chế hạ đường huyết quá mức - một tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc tây y.
- Cho dù người bệnh có áp dụng chế độ ăn, tập luyện, sử dụng thuốc tây theo đúng y lệnh nhưng cũng không thể ngăn cản 100% biến chứng tiểu đường. Kết hợp thuốc đông y có thể nâng cao tỉ lệ này, đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ có ít biến chứng hơn.
- Sử thuốc Tây lâu ngày sẽ gây nhờn thuốc, phải tăng liều để duy trì hiệu quả. Kết hợp Đông y trong điều trị có thể giảm lược tình trạng ngày. Người bệnh ít phải tăng liều, ít phải chuyển sang thuốc tiêm hơn.
Nhiều lợi ích khi ứng dụng Đông y trong điều trị tiểu đường
Các thảo dược Đông Y giúp điều trị tiểu đường
Qua nghiên cứu, các chuyên gia đã tìm ra các thảo dược hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả bao gồm: Nhân sâm, Mạch môn, Quế chi, Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn.
Nhân sâm (Panax ginseng)
Theo Tạp chí y khoa Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine, các hoạt chất trong Nhân sâm như ginsenosides, polypeptide và polysaccharides có tác dụng hạ và ổn định đường huyết. Chúng tác động theo cơ chế bảo vệ đảo tụy, thúc đẩy bài tiết insulin và tăng cường độ nhạy với insulin của cơ thể.
86.7% bệnh nhân sử dụng thêm Nhân sâm nhận thấy cải thiện rõ rệt chỉ số đường huyết lúc đói. Tuy nhiên, không nhận thấy tác động của Nhân sâm đến chỉ số đường huyết sau ăn.
Lưu ý: Nhân sâm có thể làm giảm huyết áp nên không phù hợp với người huyết áp thấp. Sử dụng Nhân sâm kéo dài có thể gây rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, nếu sử dụng sâm khi cơ thể đang đói mệt sẽ dễ gây lả người và ngất xỉu.
Mạch môn (Ophiopogon japonicus)
Mạch môn - Vị dược liệu không thể thiếu trong điều trị tiểu đường
Mạch môn được đánh giá là thảo dược vàng trong phòng và cải thiện biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường. Thảo dược này cũng đồng thời cũng có tác động tốt lên đường huyết, mỡ máu.
Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí International Journal of Molecular Sciences, hoạt chất MDG-1 trong Mạch môn có thể hỗ trợ giảm đường huyết, cholesterol máu, albumin niệu sau 6-12 tuần. MDG-1 còn ức chế yếu tố tăng trưởng mô liên kết, do đó chống xơ hóa thận, bảo vệ cầu thận và hạn chế tiến triển của biến chứng suy thận do đái tháo đường.
Lưu ý: Người bị tiêu chảy, tỳ vị hư hàn (bụng óc ách, ăn uống khó tiêu) không nên sử dụng Mạch môn đơn độc.
Việc phối hợp các loại dược liệu sẽ tạo ra hiệu quả tốt hơn, khắc chế tối đa những tác dụng không muốn. Để được tư vấn kỹ hơn về bài thuốc chữa tiểu đường bằng Đông y gồm các thành phần thảo dược chọn lọc, hãy liên hệ ngay chuyên gia tư vấn theo số: 0981 238 219.
Quế chi (Cinnamomum cassia)
Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng 1g Quế chi mỗi ngày có thể làm tăng sự nhạy cảm với insulin của cơ thể, giúp giảm sự tiến triển nặng thêm của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Sở dĩ có tác dụng này là nhờ các hoạt chất trong vỏ quế như catechin, kaempferol, quercetin, isorhamnetin… có cấu trúc tương tự insulin - hormone giúp điều hòa đường huyết. Ngoài ra, các hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa từ Quế cũng hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.
Câu kỷ tử (Lycium chinense)
Câu kỷ tử có nhiều tác động ưu việt trên biến chứng mắt của bệnh tiểu đường
Câu kỷ tử, hay còn gọi là Kỷ tử, Câu khởi, Khởi tử được sử dụng rất lâu đời tại Trung Quốc để bình quân lượng đường trong máu, hỗ trợ cải thiện thị lực, hạn chế nguy cơ mù lòa do biến chứng tiểu đường ở mắt
Nhóm nghiên cứu ở trường Đại học Bắc Kinh đã cho biết: Câu kỷ tử có tác dụng ức chế enzyme aldose reductase có nhiều ở tế bào thần kinh và võng mạc mắt. Aldose reductase tham gia vào quá trình chuyển đường glucose thành đường sorbitol để làm giảm đường huyết. Nhưng dư thừa sorbitol có thể làm tổn thương tế bào và thúc đẩy biến chứng thần kinh, bệnh võng mạc đái tháo đường.
Nhàu (Morinda citrifolia)
Đối với bệnh tiểu đường, trái Nhàu có tác dụng hạ đường huyết, tăng hoạt huyết, tăng cường miễn dịch, giúp thúc đẩy vết thương nhanh lành, hạn chế loét bàn chân, đoạn chi do tiểu đường.
Theo nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí BIOEDUSCIENCE (Indonesia), nhóm sử dụng dịch chiết Nhàu trong điều trị tiểu đường có chỉ số đường huyết cải thiện tốt hơn. Các hoạt chất flavonoid có nhiều trong trái Nhàu cũng có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, rất tốt cho người tiểu đường đang có vết thương ngoài da.
Hoài sơn (Dioscorea opposita)
Hoài sơn bình ổn đường huyết sau ăn, giảm biến chứng thần kinh tiểu đường
Hoài sơn trong y học cổ truyền là vị thuốc quen thuộc để giảm đường huyết sau ăn. Nhiều nghiên cứu khoa học sau này còn khám phá ra tác dụng cải thiện biến chứng thần kinh tiểu đường của thảo dược này.
Nghiên cứu tại Đại học Daejeon (Hàn Quốc) đã chứng minh, Hoài sơn có khả năng kích thích yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF, giúp duy trì hình thái của tế bào thần kinh. Nhờ đó, Hoài sơn bảo vệ tính toàn vẹn của tế bào thần kinh khỏi sự tổn thương của đường huyết cao, hỗ trợ cải thiện tê bì tay chân, khô ngứa, nóng rát da, giảm sinh lý… do biến chứng thần kinh tiểu đường.
Bài thuốc Đông Y trị tiểu đường hiệu quả
Dưới đây là công thức của bài thuốc Đông Y “tứ vị trừ tứ chứng tiêu khát” bao gồm 4 vị dược liệu quý: Câu kỷ tử, Mạch môn, Hoài sơn, Nhàu.
Thành phần bài thuốc:
- Câu kỷ tử...................... 200mg
- Mạch môn……………. 180mg
- Hoài sơn……………...... 60mg
- Nhàu………………….... 60mg
Công dụng:
- Hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường. Từ đó, người bệnh cảm nhận được hiệu quả thuyên giảm tê bì tay chân, mờ mắt, tiểu nhiều, khô ngứa da… - những biểu hiện tiêu biểu của biến chứng.
- Hỗ trợ hạ đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết.
- Hỗ trợ giảm cholesterol máu.
Đối tượng sử dụng: Người bệnh đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ cao bị đái tháo đường.
Cách thực hiện: Cho các thảo dược trên vào ấm sắc thuốc. Đổ nước đến ngập (khoảng 1 lít nước). Sắc đến khi cô cạn còn 300ml nước thì dừng lại. Chia thuốc sắc thành hai phần, uống ngày 2 lần sáng - tối. Nên uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.
Hiện nay, nhờ công nghệ bào chế hiện đại, các bài thuốc đông y trị tiểu đường đã được bào chế dưới dạng viên nén, giúp người bệnh thuận tiện hơn nhiều trong việc sử dụng thuốc. Thay vì hãm sắc phức tạp, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng trực tiếp dưới dạng viên nén.
Bài thuốc đông y trị tiểu đường từ 4 thảo dược quý
Lưu ý để chữa tiểu đường bằng Đông y hiệu quả
- Sử dụng kiên trì, đều đặn: Thông thường, tác dụng từ thảo dược Đông y sẽ chậm hơn thuốc tây, người bệnh cần sử dụng trong thời gian dài mới có hiệu quả tốt nhất. Thời gian trung bình cho một liệu trình là từ 3-6 tháng.
- Kết hợp với một lối sống khoa học: Bất kể bạn có đang điều trị bằng Tây y hay Đông y, thay đổi lối sống vẫn là yếu tố nền tảng không thể thay thế. Hạn chế các thực phẩm làm tăng nhanh đường huyết, vận động thường xuyên, ngủ đủ giấc, từ bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, giảm căng thẳng stress… là những thói quen bạn cần rèn luyện để chữa tiểu đường hiệu quả.
- Không nên tự ý ngưng sử dụng thuốc tây y: Thuốc Đông y không thể thay thế hoàn toàn thuốc Tây y trong điều trị tiểu đường, đặc biệt là ở người bệnh tiểu đường lâu năm. Việc kết hợp cả Đông - Tây y mới là phương pháp toàn diện nhất. Bạn không nên tự ý ngưng thuốc tây khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Thay vào đó, hãy lắng nghe cơ thể mình và trao đổi với bác sĩ để được giảm liều thuốc tây y đúng cách.
Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề “chữa tiểu đường bằng đông y”, hy vọng có thể giúp bạn tìm được một phương pháp điều trị tiểu đường hiệu quả nhất. Mọi băn khoăn về thông tin đưa ra trong bài viết, vui lòng liên hệ hotline 0981 238 219 để được hỗ trợ trực tiếp.
Tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov, webmd.com, .hindawi.com
Vì vậy, người bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể sử dụng nhân sâm. Vừa giúp bồi bổ sức khỏe, vừa cân bằng đường huyết và ngăn ngừa những biến chứng khác do tiểu đường.
Thân ái!