Nhiều người dùng lá cây chữa bệnh tiểu đường để ổn định đường huyết, phòng biến chứng. Tuy nhiên, mỗi loại lá cây đều có công dụng và cách dùng riêng biệt. Nếu không sử dụng đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tác dụng và hiệu quả. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu thông tin về các loại thảo dược dùng trong tiểu đường và sử dụng đúng theo hướng dẫn.

10 loại lá cây chữa bệnh tiểu đường bạn không thể bỏ qua

Các loại lá cây chữa tiểu đường được dân gian sử dụng gồm: Lá ổi, lá cây mật gấu, lá dứa, lá lốt... Mỗi loại lá cây sẽ có cách chế biến và sử dụng khác nhau. Bạn có thể tham khảo về công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng của các phương pháp trị bệnh tiểu đường bằng lá cây dưới đây.

Lá ổi 

Công dụng: Lá ổi được nghiên cứu ở khả năng giảm lượng enzym alpha glucosidase. Đây là một enzym giúp chuyển hóa thức ăn như tinh bột,... thành glucose. Vì vậy, giảm enzym này sẽ giúp hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau ăn. Do đó, lá ổi được dân gian đánh giá là lá cây chữa bệnh tiểu đường hiệu quả.

Cách dùng: Bạn chỉ cần dùng 4 - 5 lá ổi tươi. Rửa thật sạch, ngâm nước muối để loại bỏ hết cặn bẩn và vi khuẩn. Đun sôi với nước trong 5 phút và lọc lấy nước để uống sau mỗi bữa ăn.

Lưu ý khi sử dụng: Bạn cần uống đều đặn hằng ngày và duy trì liên tục sau các bữa ăn. Lựa chọn các lá tươi sạch và không chọn lá ổi ở vùng có phun thuốc trừ sâu.

Lá ổi là lá cây chữa bệnh tiểu đường phổ biến

Lá ổi là lá cây chữa bệnh tiểu đường phổ biến

Lá cây mật gấu

Công dụng: Cây mật gấu có chứa nhiều hoạt chất tốt cho bệnh tiểu đường như: Berban amin, oxyacanthin, berberin,... Các hoạt chất này giúp hạ đường huyết. Vì vậy, sử dụng lá cây mật gấu sẽ giúp bạn duy trì mức glucose huyết ổn định, hạn chế các biến chứng tiểu đường.

Cách dùng: Bạn cần chuẩn bị 30 - 40g lá mật gấu đã rửa sạch. Hãm với nước sôi để uống như nước hằng ngày.

Lưu ý khi sử dụng: Bạn nên sử dụng nước lá mật gấu trong 2 tuần, sau đó ngưng 2 - 4 tuần rồi dùng tiếp. Không nên dùng liên tục kéo dài vì trong thành phần lá mật gấu có chứa các chất kháng khuẩn.

Lá dứa

Công dụng: Lá dứa có chứa các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ thành mạch khỏi sự phá hủy khi tăng đường huyết. Vì vậy, sử dụng lá dứa giúp người bệnh phòng tránh các biến chứng tim mạch khi bị tiểu đường.

Cách dùng: Lấy 10 cọng lá dứa đã phơi khô trong bóng râm đem rửa sạch. Đun với 2,5 lít nước cho đến khi còn 2 lít thì tắt bếp. Để nguội và uống như nước hằng ngày. Nên uống trước ăn 20 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý khi sử dụng: Bạn cần uống đều đặn hằng ngày và duy trì liên tục trước các bữa ăn. Uống với hàm lượng theo hướng dẫn, không nên uống quá nhiều vì dễ gây hạ đường huyết quá mức.

Lá lốt 

Công dụng: Khác với các thảo dược trên, lá lốt được sử dụng để ngâm chân cho bệnh nhân tiểu đường. Lá lốt sẽ giúp giảm tình trạng mỏi chân, viêm khớp do biến chứng của tiểu đường.

Cách dùng: Bạn sử dụng một nắm lá lốt tươi, rửa qua nước để loại bỏ bớt bụi bẩn. Cắt lá lốt thành từng khúc nhỏ. Đun với 1,5 lít nước đến khi sôi 5 phút thì tắt bếp, thêm ít muối, để nguội và ngâm chân.

Lưu ý khi sử dụng: Tác dụng của lá lốt chủ yếu là giảm viêm chân do tiểu đường. Vì vậy, để hạ đường huyết, bạn cần phối hợp với sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Ngâm chân bằng lá lốt giúp trị bệnh tiểu đường

Ngâm chân bằng lá lốt giúp trị bệnh tiểu đường

Lá sa kê

Công dụng: Lá sa kê được dân gian sử dụng từ lâu để điều trị đái tháo đường. Tác dụng của lá chữa bệnh tiểu đường này là hạ đường huyết. Nhờ vậy, giúp ổn định sức khỏe của người bệnh và hạn chế tăng đường huyết sau ăn.

Cách dùng: Bạn cần chuẩn bị 100g lá sa kê vàng vừa rụng, 100g đậu bắp và 50g lá ổi non. Sắc tất cả các nguyên liệu trên với 1,5 lít nước cho đến khi còn 100ml. Uống các dịch sắc đều đặn hằng ngày.

Lưu ý khi sử dụng: Bạn cần sử dụng những lá sa kê mới rụng để đảm bảo tác dụng được tốt nhất. Không chọn những lá xanh hoặc lá đã mục nát.

Lá cây sầu đâu

Công dụng: Lá cây sầu đâu giúp hạn chế sự hấp thu đường vào cơ thể sau khi ăn. Nhờ vậy giúp sức khỏe người bệnh được ổn định hơn. Bên cạnh đó, cây sầu đâu còn giúp hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch. Vì vậy, ngăn ngừa được các biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường.

Cách dùng: Bạn cần dùng 5 - 10g lá sầu đâu tươi, phới trong bóng râm cho lá héo lại rồi nấu nước uống trong ngày như trà.

Lưu ý khi sử dụng: Bạn cần uống đều đặn hằng ngày và duy trì liên tục trong một thời gian để thấy hiệu quả.

Lá cây sầu đâu có tác dụng trị tiểu đường rất hiệu quả

Lá cây sầu đâu có tác dụng trị tiểu đường rất hiệu quả

Lá cây đu đủ

Công dụng: Lá đu đủ các tác dụng kích thích khả năng sản sinh insulin của tuyến tụy. Vì vậy, sử dụng lá đu đủ thường xuyên sẽ giúp hạ đường huyết và cải thiện quá trình tiết insulin. Đồng thời, trong lá đu đủ còn chứa các chất chống oxy hóa. Vì vậy, thảo dược này giúp ngăn ngừa các biến chứng tim mạch, thần kinh, thị giác ở người bệnh tiểu đường.

Cách dùng: Chọn những lá đu đủ tươi, xanh, không vàng, cắt nhỏ và đem phơi. Sau khi lá khô thì đem hãm nước sôi để uống như trà.

Lưu ý khi sử dụng: Hoạt chất papain chứa trong lá đu đủ có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Vì vậy, bạn nên uống sau ăn và nếu nhận thấy triệu chứng đau bụng thì cần ngừng uống ngay.

Lá dâu tằm

Công dụng: Lá dâu tằm giúp ngăn quá trình chuyển hóa carbohydrate thành đường. Từ đó giúp hạn chế hấp thu đường vào máu, tránh tăng đường huyết sau ăn.

Cách dùng: Cắt 100g lá dâu tằm tươi, rửa sạch. Nấu cùng 1 lít nước sôi trong 1 phút. Để nước sắc nguội và uống như nước lọc hằng ngày.

Lưu ý khi sử dụng: Tác dụng của lá dâu tằm rất hữu hiệu với bệnh nhân đái tháo đường. Vì vậy, bạn cần uống theo hàm lượng như đã đề cập. Nếu dùng với lượng quá lớn thì có thể gây hạ đường huyết quá mức.

Sử dụng lá dâu tằm để trị bệnh tiểu đường

Sử dụng lá dâu tằm để trị bệnh tiểu đường

Lá cây sung

Công dụng: Lá sung giúp tăng tác dụng của insulin tại đích, giảm đề kháng insulin. Nhờ vậy giúp lượng đường trong máu người bệnh luôn ổn định, không tăng cao quá mức. Đồng thời, nước là sung còn giúp điều hòa sự sản sinh lipid trong cơ thể, ngăn thừa cân, béo phì khi bị tiểu đường.

Cách dùng: Đun 300g lá sung với 1 lít nước sôi trong 15 phút. Chia lượng nước vừa sắc thành các phần bằng nhau và uống đều đặn trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng: Bạn cần chọn những lá sung không quá già, cũng không chọn lá quá non. Khi nấu cần vò nhẹ để dược chất dễ hòa vào nước hơn.

Lá xoài

Công dụng: Lá xoài là dược liệu vô cùng có ích cho bệnh nhân tiểu đường. Trong lá xoài có chứa các hoạt chất giúp tăng sự sản sinh insulin ở tụy, giảm hấp thu glucose vào máu. Nhờ đó giảm quá trình tiến triển bệnh ở người bị tiểu đường.

Cách dùng: Ngắt 3-5 lá xoài non, tươi, rửa sạch với nước muối. Đam hãm trong nước sôi qua đêm và uống vào sáng sớm để cho tác dụng tốt nhất.

Lưu ý khi sử dụng: Không uống với hàm lượng quá lớn vì có thể gây hạ đường huyết quá mức.

Lá xoài non được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường

Lá xoài non được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường

Cách kết hợp lá cây, thảo dược trong điều trị tiểu đường

Bên cạnh việc sử dụng các loại lá cây trên để hỗ trợ điều trị tiểu đường, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm kết hợp từ lá cây và thảo dược. Các loại thảo dược như: Câu kỷ tử, mạch môn, hoài sơn, nhàu,... sẽ giúp hạ đường huyết. Đồng thời còn hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng như: Thiếu máu cơ tim, xơ vữa mạch máu, suy giảm thần kinh thị giác, suy thận,... Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm được chiết xuất từ các dược liệu trên để sử dụng thuận tiện hơn. 

Sử dụng lá cây chữa bệnh tiểu đường rất được dân gian ưa chuộng và phù hợp với sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, bạn phải áp dụng các phương pháp này đúng cách thì hiệu quả điều trị mới tốt. Nếu còn muốn tìm hiểu phương pháp trị bệnh tiểu đường bằng lá cây thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline để được tư vấn chi tiết nhất.

 

ĐT-219.jpg