Chào bạn
Để chẩn đoán bệnh tiểu đường, bác sĩ thường dựa vào chỉ số đường huyết khi đói từ 126 mg/dl trở lên. Tuy nhiên chỉ số này phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Được đo tại bệnh viện, lấy máu tĩnh mạch.
- Trước khi đo, người bệnh cần nhịn ăn uống (trừ nước lọc) 8 tiếng.
- Nếu người bệnh không có triệu chứng tiểu đường đặc trưng (tiểu nhiều, khát nhiều, sút cân, ăn nhiều), cần kiểm tra 2 lần cách nhau từ 1 - 7 ngày mới chẩn đoán.
Trường hợp của bạn, chỉ dựa vào chỉ số đường huyết 131 thì mới kết luận được bạn có nguy cơ mắc tiểu đường, chưa khẳng định chắc chắn. Vì vậy, bạn nên sớm tới bệnh viện để kiểm tra chính xác. Ngoài đường huyết khi đói, bạn có thể đo HbA1c và làm nghiệm pháp dung nạp đường để chẩn đoán bệnh.
Bảng chỉ số đường huyết chẩn đoán tiểu đường.
Dù bác sĩ có kết luận bạn bị tiểu đường hay không thì với chỉ số hiện tại, bạn nên bắt đầu thay đổi lối sống ngay. Bởi chỉ cần đường huyết cao hơn giới hạn bình thường, bạn đã có rủi ro gặp biến chứng trên khắp các cơ quan trong cơ thể (tim, mắt, thận, thần kinh…).
Những thay đổi bạn cần làm bao gồm:
- Ăn giảm cơm, bún, miến, phở, bánh kẹo… trong mỗi bữa.
- Ăn nhiều rau xanh hơn.
- Ưu tiên các món luộc, salad, hạn chế chiên rán, kho mặn.
- Ăn chậm, đúng giờ, ăn rau đầu bữa.
- Thể dục thể thao 30 phút/ngày.
- Bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia.
Ngoài ra, nếu bạn có băn khoăn khác về bệnh tiểu đường, bạn có thể gọi cho chúng tôi theo số 024.3775.9865. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!