Chào bạn,
Đường huyết trước khi ăn của bạn là 8.9 mmol/l, vậy còn đường huyết lúc đói của bạn là bao nhiêu? Bạn đã xét nghiệm đường huyết lúc đói được mấy lần rồi?
Nếu bạn trên 50 tuổi mà đường huyết trước ăn ở mức 8.9 mmol/l thì nguy cơ rất cao. Bạn nên làm xét nghiệm lại để chẩn đoán rõ ràng xem có mắc tiểu đường hay chưa.
Quay lại câu hỏi của bạn, bạn nên chọn các loại sữa ít đường hoặc không đường, có thể dùng luôn sữa dành riêng cho người tiểu đường là tốt nhất. Hoặc, bạn cũng có thể lựa chọn sữa hạt như sữa đậu nành để thay thế.
Trong chế độ ăn, bạn nên tránh ăn bánh kẹo ngọt, đường sữa, hoa quả ngọt và tuân thủ 3 nguyên tắc ăn uống sau:
- Thứ nhất: Ăn đúng giờ. Việc này sẽ tạo cho cơ thể phản xạ tiết insulin (hormone chuyển hóa đường) vào đúng thời điểm đó, giúp cho đường huyết sau khi ăn không bị tăng cao.
- Thứ hai: Ăn canh, rau và thịt/cá trước, ăn cơm sau. Đây là thứ tự ăn ngược lại so với thông thường nhưng lại rất tốt, bởi chất xơ trong rau và chất đạm trong thức ăn sẽ giúp làm chậm hấp thu đường từ tinh bột. Nhờ đó, bạn sẽ không bị tăng đường huyết sau bữa ăn.
- Thứ ba: Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày (khoảng 5 - 6 bữa) chứ không nên ăn 3 bữa quá no. Áp dụng nguyên tắc này sẽ giúp bạn ổn định đường huyết cả ngày, không bị tăng cao hay hạ quá thấp.
Bên cạnh đó, bạn nên tập thể dục từ 40 đến 60 phút/ngày. Để tăng thêm hiệu quả kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, bạn nên sử dụng thêm các thảo dược như Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử. Đây là 4 thảo dược đã được chứng nhận là vừa ổn định đường huyết, vừa phòng ngừa hiệu quả biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh và bàn chân. Nhiều người bệnh tiểu đường sau một thời gian kiên trì sử dụng các thảo dược này đã kiểm soát được đường huyết, giảm được liều thuốc tây và sống vui khỏe, không phải lo lắng về biến chứng tiểu đường.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!