Chào bạn,
Người tiểu đường bị đau khớp là một trong những biểu hiện của biến chứng xương khớp. Theo đó, 71% các cơn đau sẽ xuất hiện ở đầu gối, bàn chân, bàn tay, cánh tay.
Do vậy, dựa theo tình trạng bạn miêu tả thì khả năng cao bạn đã mắc biến chứng tiểu đường trên xương khớp. Biến chứng này hình thành do đường huyết tăng cao làm phá hủy nhanh các mô sụn, gây ra viêm khớp, thoái hóa khớp. Ban đầu, bạn có thể chỉ thấy đau khớp, sau đó sẽ xuất hiện các biểu hiện như sưng đỏ ở vị trí các khớp đau, cứng khớp, đi lại vận động khó khăn.
Để điều trị đau khớp ở người tiểu đường, bạn cần lưu ý ba hướng dẫn dưới đây:
Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết
Duy trì đường huyết trong giới hạn an toàn sẽ làm chậm quá trình thoái hóa sụn khớp, từ đó không làm cho các tổn thương ở khớp nặng thêm. Còn cụ thể đường huyết bao nhiêu là an toàn, bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, bởi con số này sẽ khác nhau ở từng người bệnh, phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh, tuổi tác, các bệnh mắc kèm… Thông thường, mức đường huyết an toàn theo khuyến cáo chung là dưới 7 mmol/l.
Bạn xem bài viết: “8 cách giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả” này để biết cụ thể các cách ổn định đường huyết hiệu quả.
Duy trì cân nặng hợp lý
Thừa cân, béo phì sẽ tạo thành áp lực lớn lên các khớp, đặc biệt là khớp đầu gối, bàn chân khiến cơ đau khớp của người tiểu đường càng nặng hơn. Do đó, một trong những biện pháp giảm đau hiệu quả mà ít người ngờ tới, đó chính là duy trì cân nặng hợp lý.
Để biết mình có bị thừa cân hay không, bạn sử dụng chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) được tính theo công thức:
BMI = cân nặng (kg) : (chiều cao (m) x chiều cao (m))
Bạn được coi là thừa cân khi chỉ số BMI > 23 kg/m2. Như vậy, bạn cần giảm cân xuống sao để giảm BMI dưới 23 kg/m2.
Tin rằng, bằng việc áp dụng các biện pháp kể trên, bạn sẽ sớm phục hồi được sức khỏe của mình. Nếu có băn khoăn, bạn có thể gọi cho chúng tôi theo số 0981 238 219
Chúc bạn nhiều sức khỏe!