Bố cháu bị tiểu đường, hiện tại chân đã bị sưng phù và đi lại khó khăn. Bố tiêm thuốc đầy đủ nên đường huyết chỉ có 6.7 thôi. Bác sĩ cho cháu hỏi, tình trạng tiểu đường bị phù chân của bố cháu là do nguyên nhân gì gây ra ạ? Bố cháu cần điều trị như thế nào? Cháu xin cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:

Không ít người tiểu đường bị phù chân

Không ít người tiểu đường bị phù chân

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới! Chuyên gia xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Lý giải nguyên nhân người bệnh tiểu đường bị phù chân

Tình trạng người tiểu đường bị phù chân, sưng chân thường là dấu hiệu cảnh báo biến chứng thận do bệnh tiểu đường. Và theo những chia sẻ của bạn, bố bạn đã bị tiểu đường khá lâu thì khả năng do nguyên nhân này càng cao.

Cụ thể, đường huyết tăng cao kéo dài sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng thận, làm xơ hóa cầu thận và suy giảm chức năng thận. Mặt khác, thận lại là cơ quan có vai trò lọc và giữ cân bằng nước, điện giải cho cơ thể. Khi chức năng này bị ảnh hưởng, nước không được đào thải và tích tụ, gây ra hiện tượng phù chân ở người bệnh tiểu đường

Cách cải thiện hiệu quả sưng phù chân do tiểu đường

Người tiểu đường bị phù chân cần phối hợp điều trị bằng nhiều giải pháp:

Kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp

Ổn định đường huyết, huyết áp đóng vai trò nền tảng trong việc giảm tổn thương thận và cải thiện sưng phù chân cho người tiểu đường.

Theo đó, người bệnh tiểu đường nên duy trì chỉ số đường huyết lúc đói dưới 7 mmol/l, đường huyết sau ăn dưới 10 mmol/l và HbA1C dưới 7%. Điều này sẽ giúp thận tránh bị tổn thương do đường huyết cao.

Khi đã gặp biến chứng thận tiểu đường gây sưng phù chân, người bệnh cần kiểm soát huyết áp chặt chẽ hơn, dưới 130/80 mmHg thay vì là 140/90 mmHg như người tiểu đường chưa có biến chứng. Giảm huyết áp giúp giảm áp lực lên thận và lưu thông máu tốt hơn, giảm tình trạng ứ dịch, gây phù tại chân.

Người tiểu đường cần ổn định cả đường huyết và huyết áp để giảm phù chân

Người tiểu đường cần ổn định cả đường huyết và huyết áp để giảm phù chân

Sử dụng thảo dược tốt cho biến chứng tiểu đường

Nói đến thảo dược hỗ trợ biến chứng thận tiểu đường, chắc hẳn không thể bỏ qua thảo dược Mạch môn (Ophiopogon japonicus). Với đặc tính chống viêm và tăng cường yếu tố bảo vệ thận, Mạch môn giúp cải thiện hiệu quả xơ hóa thận, hạn chế tiến triển của suy thận do tiểu đường.

Sử dụng Mạch môn kết hợp với các thảo dược khác như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn không chỉ hỗ trợ đường huyết ổn định dễ dàng mà còn giúp hạn chế biến chứng, giảm tình trạng sưng chân, phù chân cho người bệnh tiểu đường.

Để tìm hiểu rõ hơn về giải pháp thảo dược này, bạn có thể liên hệ đến chuyên gia theo số điện thoại sau:

ĐT-219.jpg

Mẹo giảm sưng phù chân tạm thời cho người tiểu đường

  • Hạn chế ăn mặn và không uống quá nhiều nước để tránh giữ nước trong cơ thể. 
  • Nâng cao chân khi ngồi hoặc nằm (gác chân lên gối) để giảm thể tích dịch tại chân. Bạn nên giữ tư thế này trong 5 - 10 phút hoặc lâu nhất có thể.
  • Sử dụng tất dành riêng cho người tiểu đường. Hiện nay, các loại tất này được bán khá phổ biến tại nhà thuốc gần bệnh viện hoặc các trang thương mại điện tử như shopee, lazada.
  • Lựa chọn các môn vận động không tạo gánh nặng lớn cho chân như đạp xe, bơi lội (nếu có thể) hoặc đi bộ nhẹ nhàng. Bạn hãy cố gắng duy trì 30 phút mỗi ngày để thúc đẩy lưu thông máu và giảm sưng tấy chân.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng vị trí bị phù trên chân để phân tán phần dịch tích tụ trên chân.

Người tiểu đường bị phù chân chỉ nên uống nước theo nhu cầu, không uống nhiều

Người tiểu đường bị phù chân chỉ nên uống nước theo nhu cầu, không uống nhiều

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu thêm về nguyên nhân người tiểu đường bị phù chân. Bằng một lối sống phù hợp, sử dụng thuốc và sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược, người thân của bạn sẽ cải thiện tốt nhất tình trạng sưng chân, phù chân do tiểu đường, nâng cao sức khỏe tổng thể và hạn chế những biến chứng nguy hiểm hơn như suy thận giai đoạn cuối, chạy thận nhân tạo, giảm khả năng vận động…

Chúc bạn nhiều sức khỏe!