Chào chuyên gia, do tính chất công việc nên dạo gần đây, tôi thường xuyên phải thức khuya. Thức khuya làm việc thì rất đói, không biết là ăn khuya có ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường hay không? Xin cho tôi lời khuyên?
Trả lời:

Chào bạn,

Nếu không tính toán kỹ thực phẩm, ăn khuya có thể gây dư thừa calo và gây tăng cân. Bên cạnh đó, nếu bạn ăn các món nhiều tinh bột như cơm, bánh mì, xôi,... bạn sẽ bị tăng đường huyết vào sáng hôm sau.

Trong trường hợp bạn phải làm việc khuya, bạn cũng có thể ăn nhẹ để duy trì sự tỉnh táo và có năng lượng để làm việc. Tuy nhiên, cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Luôn lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, ít carbohydrate (chất đường bột)
  • Nếu buổi tối hôm đó bạn đã ăn đủ no mà đến khuya lại cảm thấy đói, hãy thử uống một cốc nước trước. Nếu sau đó vẫn đói, bạn mới nên ăn.
  • Chỉ chọn các món ăn nhẹ như bữa ăn phụ, tốt nhất nên chọn thực phẩm giàu protein hoặc chất xơ, chẳng hạn như sữa chua không đường, các loại hạt hoặc một số loại quả ít ngọt (dưa chuột, táo, thanh long…)
  • Luôn kiểm tra đường huyết sau khi ăn và đường huyết vào sáng hôm sau để đảm bảo bạn đã ăn khuya đúng cách.

Một số gợi ý cho bữa ăn khuya: Một miếng phomai con bò cười, 1 quả trứng luộc, salad rau xanh với dưa chuột, nửa quả thanh long, 1 quả táo…

Bên cạnh việc ăn khuya đúng cách, bạn nên kết hợp cả giải pháp ổn định đường huyết an toàn từ sản phẩm thảo dược. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự phối hợp các dược liệu Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn giúp hỗ trợ phục hồi chức năng tuyến tụy, nhờ đó giảm được đường huyết lúc đói, không làm tăng đường huyết sau ăn. Sử dụng lâu dài, người bệnh còn có thể an tâm hơn vì nguy cơ biến chứng được kiểm soát tốt hơn.

Trên đây là toàn bộ giải đáp cho câu hỏi “Tiểu đường có được ăn khuya không?” của bạn. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp thêm, bạn đừng ngần ngại gọi đến chuyên gia theo số:

 

ĐT-219.jpg

Chúc bạn sức khỏe!