Câu hỏi: Mẹ em năm nay 78 tuổi, mới phát hiện bệnh tiểu đường. Mẹ rất thích ăn bún, xin hỏi, người tiểu đường có nên ăn bún hay không? Em xin cảm ơn!
Trả lời:

Chào bạn

Bún là một trong số rất nhiều món ăn phổ biến làm từ gạo. Loại thực phẩm này chứa tinh bột nên có thể chuyển hóa nhanh thành đường glucose. Vì vậy, rất nhiều người tiểu đường tỏ ra e ngại khi sử dụng.

Người bệnh tiểu đường có nên ăn bún không?

Thực tế người bệnh tiểu đường không cần kiêng khem tuyệt đối loại thực phẩm nào. Do đó bạn có thể cho bác gái ăn bún (phở/hủ tiếu), cháo. Thêm vào đó, chỉ số đường huyết GI (chỉ số đại diện cho tốc độ làm tăng đường huyết) của thực phẩm này không quá cao như bánh mì, cơm trắng hay xôi, nên nếu ăn với lượng vừa phải thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu.

Các lưu ý khi sử dụng bún cho người tiểu đường

Bạn nên nhắc mẹ chỉ nên ăn khoảng 1 bán con bún mỗi lần và ăn kèm nhiều rau xanh để làm chậm quá trình hấp thu đường, từ đó tránh tăng đường huyết sau ăn.

Ngoài ra, khi chế biến món ăn này, nên hạn chế nấu cùng nước hầm xương. Bởi nước hầm xương chứa khá nhiều cholesterol - dễ gây xơ vữa mạch vành, không tốt cho người lớn tuổi như bác gái. Để thay thế, bạn có thể làm nước dùng với thịt nạc, cá, hải sản hoặc đồ chay từ nấm, rau củ.

Bún chỉ là 1 phần trong chế độ ăn. Vì vậy ngoài các lưu ý trên, bạn cần nhắc bác ăn nhiều rau xanh hơn, hạn chế cả các loại tinh bột khác như cơm, phở, bánh kẹo ngọt, hạn chế đồ chiên rán. Đồng thời tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Chúng tôi thấy bạn chia sẻ là bác đã 78 tuổi. Độ tuổi này mà mắc tiểu đường sẽ có nguy cơ bị biến chứng trên tim, mắt, thần kinh rất cao. Vì vậy, nếu có điều kiện, gia đình có thể tìm thêm các sản phẩm hỗ trợ chuyên cho biến chứng để bác dùng thêm.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!