Tôi xét nghiệm đường máu khi đói là 8.4 mmol/l, kết luận bị tiểu đường. Nhưng bác sĩ nói chưa cần dùng thuốc ngay, chỉ khuyên tạm thời điều chỉnh chế độ ăn hợp lý và tập thể dục. Tại sao lại như vậy ạ? Xin chuyên gia tư vấn giúp tôi.
Trả lời:

Chào bạn

Mặc dù đường huyết của bạn đã vượt ngưỡng chẩn đoán tiểu đường nhưng mức độ chênh lệch chưa phải rất cao. Với những trường hợp này thường ở lần khám đầu tiên các bác sĩ sẽ không chỉ định cho dùng thuốc Tây ngay. Điều này có tác dụng kiểm tra xem việc thay đổi lối sống (ăn uống, tập luyện) của bạn có tác dụng đến đâu. Nếu sau 3 tháng áp dụng các giải pháp này mà đường huyết khi đói vẫn chưa giảm xuống dưới 7 mmol/l, HbA1c chưa dưới 7%, thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc.

Việc chưa chỉ định thuốc cũng giúp bác sĩ chọn ra liều thuốc thấp nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả hạ đường huyết. Bởi bản thân việc thay đổi lối sống cũng có tác dụng giảm một phần đường huyết.

Tạm thời, bạn đừng quá lo lắng, chỉ cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ là được. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng thêm 1 số mẹo sau để tăng hiệu quả giảm đường huyết:

  • Ăn rau luộc vào đầu bữa: Điều này sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường sau ăn.
  • Chia nhỏ bữa ăn để giảm lượng thức ăn trong bữa chính và tránh hạ đường huyết giữa bữa ăn.
  • Ăn đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ: Mẹo này giúp tuyến tụy của bạn tiết insulin chính xác hơn, nhờ đó hạn chế tăng đường huyết sau ăn.
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng.
  • Kết hợp thảo dược hỗ trợ ổn định đường huyết: Nghiên cứu cho thấy những thảo dược như Mạch môn, Hoài Sơn, Nhàu… có thể giúp tăng cường chức năng tuyến tụy và giảm hấp thu đường sau ăn. Vì vậy, đây cũng là một giải pháp giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Ngoài ra, nếu trong quá trình kiểm soát đường huyết, bạn có băn khoăn gì, bạn có thể gọi cho chúng tôi theo số 024.3775.9865. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Chúc bạn sức khỏe!