Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới!
Xin gửi đến bạn giải đáp của ThS. BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên phó trưởng khoa Đái tháo đường, BV Nội tiết Trung Ương như sau:
“Thực tế uống sữa tiểu đường vẫn bị tăng đường huyết là điều rất bình thường, nhưng đa số bệnh nhân đều hiểu nhầm về điều này.
Các sản phẩm được dán nhãn tiểu đường như sữa, bột dinh dưỡng, bột ngũ cốc… vẫn có thể làm tăng lượng đường trong máu. Ví dụ 1 thìa sữa tiểu đường có 4 gam đường, vậy thì khi chúng ta uống 6 thìa thì tương đương với 24 gam đường, bằng với lượng đường trong một quả chuối to. Vậy thì rõ ràng, uống sữa tiểu đường vẫn có khả năng làm tăng đường huyết như những sản phẩm khác.
Vậy thì vấn đề ở đây là: Chúng ta nên ăn thêm các chất gì?
Bạn nên khảo sát xem đường huyết tại thời điểm bạn ăn thêm đó là cao hay thấp để lựa chọn ăn chất gì hợp lý. Ví dụ nếu lúc 4 giờ chiều, đường máu là 9 nhưng bạn cảm thấy bụng rất đói và cân ăn gì đó, bạn có thể lựa chọn trứng, thịt, cá hoặc đậu phụ. Những thứ có nguồn gốc chất đạm và chất béo như vậy không tăng đường máu ngay và chúng ta vẫn xóa được cơn đói.
Ngược lại, nếu đường máu lúc đó chỉ có 4 hoặc 5 chấm, chúng ta hoàn toàn có thể bổ sung sữa hoặc ăn tinh bột trong hoa quả đều được”.
Thông tin đến bạn:
Để việc kiểm soát đường huyết trở nên dễ dàng hơn, người bệnh có thể lựa chọn giải pháp hỗ trợ từ sản phẩm thảo dược. Đặc biệt, những thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn không những hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết. Về lâu dài, người bệnh có thể hạn chế được tối đa những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh, bàn chân.
Mọi băn khoăn về bệnh tiểu đường cần được hỗ trợ, bạn hãy liên hệ trực tiếp đến chuyên gia của chúng tôi theo số:
Chúc bạn sức khỏe