Hiện nay rất nhiều F0 bị tiểu đường được điều trị tại nhà. Lúc này, việc sử dụng thuốc, ăn uống và vận động ra sao để vừa tốt cho đường huyết, vừa ngăn tổn thương do COVID-19 để giảm nguy cơ nhập viện là điều không hề dễ dàng.
Trong bài viết này, TS. BS Nguyễn Thị Thúy Hằng - Trưởng khoa khám bệnh, BV Đa khoa Xanh Pôn sẽ hướng dẫn chi tiết cách điều trị tại nhà cho F0 bị tiểu đường.
Buổi tư vấn trực tuyến của BS Hằng được đông đảo người tiểu đường đón nhận
Mục tiêu đường huyết của F0 bị tiểu đường là bao nhiêu?
Bác sĩ Hằng nhấn mạnh, mục tiêu đường huyết ở người tiểu đường nhiễm COVID-19 cần được cá thể hóa:
- Đối với người tiểu đường còn trẻ, kỳ vọng sống còn dài, đường huyết lúc đói cho phép khoảng 5.0 - 7.2 mmol/l, đường huyết sau ăn dưới 10 mmol/l.
- Đối với người cao tuổi, kỳ vọng sống trung bình hoặc người tiểu đường mắc kèm nhiều bệnh lý khác, đường huyết lúc đói cho phép có thể từ 5.0 - 10 mmol/l, đường huyết sau ăn có thể lên đến 13 mmol/l.
Lưu ý: F0 bị tiểu đường không nên để đường huyết quá thấp, cụ thể là dưới 5.0 mmol/l để tránh nguy cơ hạ đường huyết. Đối với người đang tiêm insulin mà ăn uống kém, đường huyết giảm dưới 5.0 mmol/l cần chủ động giảm 2-4 đơn vị/ ngày.
Người tiểu đường nhiễm COVID-19 có rủi ro về sức khỏe nào?
Virus SARS-COV-2 gây ra 3 tổn thương chính cho người tiểu đường, bao gồm:
Tổn thương phổi nặng và suy hô hấp
Trên nền một bệnh nhân tiểu đường nhiễm COVID-19 có sự tăng mạnh các yếu tố viêm, tiền viêm; tăng đông máu và stress oxy hóa làm tổn thương các tế bào của cơ thể. Trong đó, phổi là cơ quan đầu tiên tiếp nhận sự xâm nhập của virus và cũng là cơ quan phải chịu nhiều tổn thương nhất.
Đặc biệt, ở người tiểu đường còn có tổn thương cơ, nhất là cơ hô hấp và cơ liên sườn có xu hướng tệ hơn bình thường. Do đó, cơ hô hấp ở người tiểu đường thường nhanh mệt hơn, có nguy cơ phải đặt ống khí quản nhanh và sớm hơn người bình thường.
Gia tăng biến cố tim mạch ở người bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và COVID-19 đều là nguyên nhân gây tổn thương tim mạch
Sau phổi thì tim là cơ quan thứ hai chịu tổn thương nghiêm trọng do COVID-19. Điều này càng đáng báo động hơn ở những F0 có bệnh nền tiểu đường, bởi hiện nay biến cố tim mạch vẫn đang chiếm đến 70% nguyên nhân tử vong cho người bệnh tiểu đường.
Khó kiểm soát đường huyết, thúc đẩy biến chứng tiểu đường
Có nhiều yếu tố khiến F0 bệnh nền tiểu đường khó kiểm soát đường huyết như phản ứng viêm do virus xâm nhập hay thay đổi lối sống (bệnh nhân tẩm bổ nhiều hơn, bệnh nhân lo lắng quá mức dẫn đến stress, đau mỏi cơ thể không tập thể dục được, chỉ thích nằm im một chỗ…).
Đường huyết tăng giảm thất thường sẽ kéo theo sự gia tăng biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh. Hậu quả của tình trạng này thậm chí còn kéo dài sau khi người bệnh đã khỏi COVID-19.
F0 bị tiểu đường cần dùng những thuốc gì?
Người tiểu đường nhiễm COVID-19 cần sử dụng 03 loại thuốc chính, bao gồm: Thuốc kháng virus Molnupiravir, thuốc điều trị đái tháo đường và thuốc điều trị triệu chứng do virus SARS-COV-2 gây ra.
Thuốc kháng virus Molnupiravir
Bác sĩ Hằng khẳng định: Thuốc kháng virus Molnupiravir nên được sử dụng sớm cho người tiểu đường, ngay từ giai đoạn mới phát hiện nhiễm COVID-19. Molnupiravir làm hạn chế sự nhân lên của virus, sử dụng sớm có thể giúp ngăn chặn tổn thương phổi ở bệnh nhân tiểu đường.
Lưu ý: Chỉ sử dụng Molnupiravir trong vòng 05 ngày kể từ khi phát hiện nhiễm COVID-19. Thời gian sử dụng tối đa cũng là 05 ngày.
Thuốc điều trị đái tháo đường
Cần sử dụng thuốc tiểu đường song song cùng thuốc điều trị COVID-19
F0 bị tiểu đường cần tiếp tục sử dụng thuốc tiểu đường đã được BS kê đơn trước đó. Tuy nhiên, người bệnh cần theo dõi đường huyết chặt chẽ hơn để có thể kịp thời báo cho bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường và điều chỉnh kế hoạch điều trị cho phù hợp.
Thuốc điều trị triệu chứng cho F0 tiểu đường tại nhà
Đa số thuốc điều trị triệu chứng cho người tiểu đường nhiễm COVID-19 tương tự như với người bình thường. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng mà người bệnh có cách xử trí và dùng thuốc khác nhau.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lưu ý thêm dành cho mọi F0 có bệnh nền tiểu đường:
- Luôn vệ sinh họng và súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, nước sát khuẩn Betadine để giảm tải lượng virus trong cơ thể.
- Uống nhiều nước, đặc biệt là khi bị sốt, tiêu chảy. Người tiểu đường nếu để mất nước, đường trong máu sẽ bị cô đặc và làm tăng cao chỉ số đường huyết.
- Nên có một quyển sổ nhật ký ghi lại các chỉ số đường huyết, huyết áp và SpO2 để theo dõi hàng ngày.
Chế độ ăn cho F0 bị tiểu đường cần lưu ý ra sao?
Người tiểu đường nhiễm Covid-19 cần xây dựng chế độ ăn đa dạng với đầy đủ các nhóm chất: Tinh bột, chất đạm, chất xơ và vitamin. Cách đơn giản để phân chia lượng thực phẩm phù hợp là dựa trên nguyên tắc đĩa thức ăn: Một đĩa thức ăn 25cm chia làm 4 phần, trong đó có 2 phần rau : 1 phần cơm : 1 phần thịt.
Đối với người bị mất vị giác, ăn uống kém, người nhà cần động viên người bệnh cần tích cực ăn uống dù không có mùi vị. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất mới giúp người tiểu đường tránh được nguy cơ hạ đường huyết, có đủ năng lượng để chống lại COVID-19.
Làm thế nào để nâng cao miễn dịch cho người tiểu đường nhiễm COVID-19?
Hệ miễn dịch đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiêu diệt virus trong cơ thể. Người tiểu đường vốn có hệ miễn dịch suy yếu hơn người bình thường, do đó thực hiện các biện pháp tăng cường miễn dịch đóng vai trò rất quan trọng.
Theo bác sĩ Hằng, có 3 điểm F0 bị tiểu đường cần lưu ý để tăng cường miễn dịch là:
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxy hóa
Vitamin và chất chống oxy hóa là những dưỡng chất không thể thiếu giúp người bệnh tăng cường miễn dịch để chống chọi với COVID-19. Vì vậy, người tiểu đường nên bổ sung vitamin và chất chống oxy hóa từ những thực phẩm sau:
- Các loại rau củ sẫm màu: Rau chân vịt, bông cải xanh, măng tây… (màu xanh sẫm), cà chua, cà rốt, ớt chuông, rau dền…
- Trứng và hải sản: Đây là loại không chỉ nhiều vitamin mà còn giàu protein. Cơ thể chúng ta cần có protein để sản xuất các tế bào miễn dịch.
- Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, hạt điều…
Tăng cường vận động trong khả năng
Khi nhiễm COVID-19, chắc hẳn nhiều người sẽ mệt mỏi, đau nhức cơ… Điều này khiến người bệnh vận động ít hơn so với bình thường. Tuy nhiên, bác sĩ Hằng nhấn mạnh, người tiểu đường cần vận động nhiều nhất có thể để điều hòa đường huyết.
F0 bị tiểu đường điều trị ở nhà cần tăng cường vận động cơ tay chân và tập thở. Bạn không nhất định phải dành ra thời gian cố định 30-60 phút mỗi ngày mà có thể đan xen trong sinh hoạt hàng ngày
Ví dụ khi đang xem tivi, bạn có thể tập cho cơ tay bằng các động tác “nâng tạ giả”, cố gắng đi lại nhiều trong nhà, không nằm hoặc ngồi một chỗ quá lâu… Dĩ nhiên, nếu người bệnh có thể dành thời gian mỗi 30 phút/ ngày, ít nhất 5 ngày/ tuần để dành riêng cho tập thể dục thì càng tốt.
Lưu ý: Không nên tập thể dục khi đường huyết giảm quá thấp (dưới 5.0 mmol/l) hoặc tăng quá cao (trên 17.0 mmol/l).
Giữ tinh thần thoải mái, tích cực
F0 bệnh nền tiểu đường nếu lo lắng, suy nghĩ nhiều sẽ làm đường huyết tăng cao. Bạn nên giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc, dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường miễn dịch, nhanh chóng thoát khỏi COVID-19.
Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã có rất nhiều vũ khí để chống lại COVID-19 như vaccin, thuốc kháng virus, các biện pháp hỗ trợ cấp cứu… Những biến chủng virus mới cũng được cho là có khả năng gây bệnh nhẹ hơn những biến chủng được phát hiện đầu tiên. Do đó, ngay cả những người có bệnh lý nền như tiểu đường cũng hoàn toàn có thể yên tâm là chúng ta hoàn toàn có đủ khả năng chiến thắng COVID-19.
Tinh thần lạc quan giúp người tiểu đường chiến thắng COVID-19
Khi nào người tiểu đường nhiễm COVID-19 cần điều trị tại bệnh viện?
Người tiểu đường nhiễm COVID-19 cần được đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời trong các tình huống sau:
- Thứ nhất: Chỉ số SpO2 dưới 96% khi sử dụng đúng máy đo. Nhiều trường hợp đo được SpO2 thấp nhưng bệnh nhân vẫn tỉnh táo, không có dấu hiệu của suy hô hấp và tổn thương phổi thì cần đo lại, bởi rất có khả năng thực hiện sai thao tác.
- Thứ hai: Khi đường huyết quá thấp, dưới 3-4 mmol/l, đã bổ sung nước đường, đồ ngọt nhưng vẫn có dấu hiệu lơ mơ, không được tỉnh táo.
- Thứ ba: Người bệnh có huyết áp cao liên tục từ 170/100 trở lên.
- Thứ tư: Người bệnh có dấu hiệu của tâm thần kinh như lơ mơ, lú lẫn, khó thở, nhịp thở nhanh (trên 20-24 nhịp/ phút).
Làm sao để phòng tránh di chứng HẬU COVID nguy hiểm ở người tiểu đường?
Đối với F0 bị tiểu đường, tổn thương nặng nề nhất HẬU COVID là tình trạng tổn thương mạch máu do tăng đông máu và kích hoạt hệ thống viêm trên toàn hệ mạch.
Tổn thương máu máu dẫn đến thuyên tắc mạch phổi và tổn thương phổi. Với người tiểu đường, tổn thương mạch máu cũng là yếu tố nguy cơ thúc đẩy hàng loạt các biến chứng, đặc biệt là biến chứng trên tim mạch.
Để phòng tránh di chứng hậu COVID-19, người bệnh cần thực hiện tốt việc dùng thuốc, điều trị sớm các triệu chứng sốt, ho, tiêu chảy… ngay từ khi mới xuất hiện, tăng cường miễn dịch bằng chế độ dinh dưỡng, vận động. Người bệnh cũng cần tập thở hằng ngày để tăng cường dung tích phổi, hạn chế suy hô hấp.
Bác sĩ cũng cho biết thêm, trong Đông y có một số thảo dược tốt cho mạch máu và giảm thiểu biến chứng tiểu đường. Ví dụ như:
- Mạch môn giúp chống viêm, được dùng trong các bệnh lý tim mạch do xơ vữa.
- Hoài sơn giúp giảm viêm, giảm stress oxy hóa, cải thiện biểu hiện của biến chứng thần kinh tiểu đường như tê bì chân tay, kém nhạy cảm với những phản ứng nóng, lạnh, đau…
- Nhàu giúp tăng nhạy cảm insulin, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, giảm HbA1c.
Hay như ALA (Alpha lipoic acid), đây là chất chống oxy hóa mạnh hơn tất cả những chất khác thì giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn và chống oxy hóa tốt hơn. Những thảo dược, hoạt chất sinh học này nếu được dùng kết hợp hỗ trợ trong điều trị cũng rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Trên đây là toàn bộ thông tin được BS Thúy Hằng chia sẻ trong buổi tư vấn về chủ đề “NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG LÀ F0 PHẢI LÀM SAO?”. Hy vọng có thể giúp các F0 có bệnh nền tiểu đường chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Mọi băn khoăn liên quan đến cách điều trị F0 bị tiểu đường tại nhà cần giải đáp, bạn hãy liên hệ đến tổng đài hỗ trợ theo số: