Tìm hiểu về thuốc tiểu đường là nhu cầu phổ biến mà cả người mới mắc hay người đã bị tiểu đường lâu năm đều quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ là nguồn thông tin đầy đủ, hữu ích mà bạn cần có để điều trị tiểu đường hiệu quả.

Hiểu về thuốc tiểu đường để kiểm soát tốt nhất chỉ số đường huyết

Hiểu về thuốc tiểu đường để kiểm soát tốt nhất chỉ số đường huyết

Thuốc tiểu đường tại Việt Nam bao gồm thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc nam. Lựa chọn thuốc tốt nhất phụ thuộc vào loại tiểu đường là type 1 hay type 2.

Thuốc điều trị tiểu đường type 1

Thuốc tiêm insulin

Insulin là thuốc tiêm không thể thiếu trong điều trị tiểu đường type 1. 

bệnh tiểu đường loại 1, tuyến tụy bị tổn thương hoàn toàn nên không có đủ khả năng sản xuất ra insulin. Do đó, người bệnh bắt buộc phải bổ sung insulin thay thế từ bên ngoài vào.

Người tiểu đường type 1 cần sử dụng thuốc tiêm insulin suốt đời

Người tiểu đường type 1 cần sử dụng thuốc tiêm insulin suốt đời

Dưới đây là danh sách các loại insulin được sử dụng phổ biến tại Việt Nam:

Insulin tác dụng nhanh, ngắn

- Insulin thường/ insulin người/ regular insulin (Humulin, Novolin, Actrapid): Khởi đầu tác dụng sau 30-60 phút, duy trì tác dụng từ 6-8 giờ. Thuốc thường được tiêm trước ăn 30 phút.

- Insulin analog: Hiện nay có 3 loại là insulin aspart (NovoLog, FlexPen, Fiasp), insulin glulisine (Apidra), insulin lispro (Humalog, Admelog). Khởi đầu tác dụng sau 5-15 phút tiêm thuốc, duy trì tác dụng từ 3-4 giờ. Thuốc có thể được tiêm ngay trước bữa ăn, trong một số trường hợp nhất định có thể tiêm ngay sau bữa ăn để giảm nhanh đường huyết sau ăn.

Insulin tác dụng trung bình, trung gian

- Insulin isophane (Humulin N, Novolin N): Thuốc bắt đầu có tác dụng sau 2-4 giờ tiêm dưới da, duy trì tác dụng từ 10-20 giờ. Thường tiêm thuốc 2 lần/ ngày để duy trì tác dụng.

Insulin tác dụng chậm, kéo dài

Đặc điểm chung của các thuốc insulin thuộc nhóm này là thời gian kéo dài tác dụng có thể duy trì đến 24 giờ. Người bệnh chỉ cần tiêm duy nhất 1 lần/ ngày.

Có 3 loại insulin tác dụng chậm, kéo dài là insulin degludec (Tresiba), insulin detemir (Levemir), insulin glargine (Lantus, Toujeo).

Insulin kết hợp

Việc phối hợp insulin tác dụng nhanh, ngắn với insulin tác dụng chậm, kéo dài là bước tiến quan trọng giúp người bệnh giảm được số lần dùng thuốc mà vẫn đảm bảo tác dụng kiểm soát an toàn cả đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn.

Một số chế phẩm insulin phối hợp có thể kể đến như: NovoLog Mix 70/30, Humalog Mix 75/25, Humalog Mix 50/50, Humulin 70/30, Novolin 70/30, Ryzodeg…

Thuốc Pramlintide

Pramlintide (SymlinPen 120, SymlinPen 60) là thuốc được sử dụng chủ yếu cho người tiểu đường type 1. 

Tác dụng giảm đường huyết của Pramlintide là làm tăng amylinomimetic, nhờ đó giúp ứcc chế tụy giảm tiết glucagon - một hormon làm tăng đường huyết, làm chậm sự rỗng dạ dày và tăng cảm giác no.

Bút tiêm SymlinPen 120 và SymlinPen 60 điều trị đái tháo đường type 1

Bút tiêm SymlinPen 120 và SymlinPen 60 điều trị đái tháo đường type 1

Thuốc điều trị tiểu đường type 2

Hầu hết thuốc tiểu đường type 2 là thuốc uống. Người bệnh tiểu đường type 2 cũng có thể sử dụng thuốc tiêm insulin khi thuốc uống không còn hiệu quả để kiểm soát đường huyết.

Có hai nguyên nhân dẫn đến tiểu đường loại 2, thứ nhất là tuyến tụy vẫn có thể tiết ra insulin nhưng ít hơn so với người bình thường, thứ hai là insulin đã tiết ra nhưng không được sử dụng hiệu quả (đề kháng insulin). Một số thuốc tiểu đường type 2 giúp giảm đường huyết nhờ tác động vào hai nguyên nhân này.

Thuốc Metformin giúp giảm đề kháng insulin

Metformin (Glucophage, Panfor, Siofor, Metozamin, Ozaform, Glucofast, Metformin STADA…) được biết đến là thuốc đầu tay trong điều trị đái tháo đường type 2.

Tác dụng hạ đường huyết của Metformin là do khả năng giảm đề kháng insulin, nhờ đó giúp cơ thể sử dụng đường hiệu quả hơn: Tăng sử dụng đường tại các cơ quan, giảm sản xuất và tăng dự trữ đường tại gan.

Metformin là thuốc lâu đời nên có tính an toàn cao. Hiện nay đây cũng là thuốc tiểu đường được sử dụng phổ biến nhất nhờ nhiều ưu điểm như giá thành rẻ, có trong danh mục thuốc bảo hiểm y tế, kiểm soát đường huyết tốt mà không ảnh hưởng đến cân nặng cũng như gây hạ đường huyết quá mức. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy Metformin giúp giảm nguy cơ tử vong, nhập viện do biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường. Đây cũng là lý do khiến Metformin luôn là thuốc được ưu tiên hàng đầu, cho dù sau này có xuất hiện hàng loạt thuốc tiểu đường thế hệ mới.

Nhiều chế phẩm quen thuộc của Metformin trên thị trường

Nhiều chế phẩm quen thuộc của Metformin trên thị trường

Đối tượng sử dụng: Đái tháo đường type 2, đặc biệt là người thừa cân, béo phì và có rối loạn mỡ máu. Chống chỉ định cho bệnh nhân đái tháo đường type 1, người bị nhiễm toan ceton, suy thận, suy gan nặng, phụ nữ có thai.

Cách dùng, liều dùng: Uống thuốc trước hoặc sau ăn, liều khuyến cáo từ 500-2500mg/ ngày. 

Tác dụng phụ: Tác dụng phụ chủ yếu là gây rối loạn tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy). Tuy nhiên, hiện nay các thuốc bào chế đặc biệt (Glucophage XR) có thể giúp hạn chế tối đa tác dụng phụ này.

Tác dụng phụ đáng lưu ý nhất của Metformin là nguy cơ nhiễm toan ceton. Người bệnh cần đi cấp cứu ngay nếu có các biểu hiện: mệt mỏi, nhìn mờ, ý thức mơ màng, đau bụng, buồn nôn, khát nhiều, tiểu nhiều, nhịp thở nhanh, ngắn, hơi thở có mùi trái cây (mùi táo)...

Thuốc Thiazolidinedione (TZD hay glitazone)

Tương tự Metformin, các thuốc TZD cũng làm giảm đường huyết nhờ tăng tính nhạy cảm của cơ thể với insulin. Tuy nhiện, thuốc có thể gây tăng cân và được cho là làm tăng nguy cơ suy tim. Đó là lý do hiện nay nhóm thuốc này thường ít được sử dụng.

Hiện nay tại Việt Nam chỉ còn hoạt chất Pioglitazone (Davilite- 15, Davilite-30, Dopili 15 mg, Rositaz).

Thuốc Sulfornylurea kích thích tụy tiết insulin

Các thuốc nhóm Sulfornylurea giúp giảm nhanh đường huyết bằng cách kích thích tế bào beta tuyến tụy tăng tiết insulin. Cùng với Metformin, Sulfornylurea cũng là thuốc trị tiểu đường được sử dụng lâu đời, rộng rãi tại Việt Nam.

Một số thuốc tiểu đường nhóm Sulfornylurea có thể kể đến như: 

Thuốc chữa tiểu đường nhóm Sulfonylurea giúp giảm đường huyết nhanh

Thuốc chữa tiểu đường nhóm Sulfonylurea giúp giảm đường huyết nhanh

Đối tượng sử dụng: Người bệnh đái tháo đường type 2, ưu tiên người thể trạng trung bình hoặc gầy (do thuốc có tác dụng phụ là gây tăng cân). Chống chỉ định cho người đái tháo đường type 1, người suy gan, suy thận nặng, phụ nữ có thai.

Cách dùng, liều dùng: Uống thuốc trước hoặc sau ăn, uống ngay sau bữa ăn nếu có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Thuốc thường được sử dụng với liều thấp nhất, sau đó tăng liều từ từ.

Tác dụng phụ: Hạ đường huyết, tăng cân.

Thuốc tiểu đường nhóm Glinide (Repaglinide)

Thuốc thuộc nhóm Glinide hiện nay tại Việt Nam chỉ còn Repaglinide hàm lượng 0,5-1-2mg.

Thuốc có cơ chế tác dụng tương tự nhóm Sulfonylurea. Mặc dù có tác dụng giảm đường huyết yếu hơn nhóm Sulfonylurea nhưng thuốc có ưu điểm là ít gây hạ đường huyết hơn, thời gian tồn tại trong cơ thể ngắn hơn nên có thể dùng ở người già, người suy thận.

Thuốc ức chế đồng vận chuyển Natri-Glucose (SGLT-2i)

Kênh đồng vận chuyển Natri-Glucose SGLT-2 giúp tái hấp thu 90% glucose lọc qua thận, do đó ức chế kênh này sẽ làm tăng thải glucose qua đường tiểu, từ đó giúp giảm đường huyết.

Đây là nhóm thuốc mới có cơ chế tác dụng hoàn toàn khác so với các thuốc tiểu đường cũ, mang lại nhiều ưu điểm trong điều trị như: không gây hạ đường huyết quá mức, kiểm soát hiệu quả cân nặng, huyết áp và đặc biệt là tác dụng trên hệ thống tim mạch - thận (Giảm rõ rệt biến cố tim mạch do xơ vữa, hạn chế tình trạng suy tim nặng lên và giảm tử vong do nguyên nhân tim mạch. Giảm biến cố trên thận, giảm tiến triển bệnh thận giai đoạn cuối và giảm tỷ lệ tử vong do bệnh thận mạn).

Các thuốc thuộc nhóm ức chế SGLT-2i đó là: Canagliflozin (Invokana), Dapagliflozin (Farxiga) và Empagliflozin (Jardiance).

HTĐ-1910-05.jpg

Các thuốc tiểu đường nhóm SGLT-2i có nhiều ưu điểm trên tim mạch, thận

Đối tượng sử dụng: Người đái tháo đường type 2, đặc biệt đối với người bệnh có nguy cơ cao bị biến chứng tim mạch, thận (có tăng huyết áp, rối loạn lipid máu).

Cách dùng, liều dùng: Thường uống 1 lần/ ngày vào một thời gian cố định, không phụ thuộc bữa ăn. Liều khởi đầu của Canagliflozin, Dapagliflozin, Empagliflozin lần lượt là 100 mg, 5 mg, 10 mg.

Tác dụng phụ: Tác dụng phụ tiêu biểu là nhiễm nấm đường niệu dục, nhiễm trùng tiết niệu (do cơ chế tăng thải đường qua nước tiểu). Ngoài ra bệnh nhân sử dụng Canagliflozin cần chú ý kiểm tra mật độ xương do có tác dụng phụ là gây mất xương.

Thuốc ức chế men DPP-4

Nhóm thuốc ức chế DPP-4 giảm đường huyết nhờ điều hòa sự sản xuất insulin của cơ thể sau khi ăn.

Khi thức ăn vào cơ thể và làm tăng đường máu, ruột sẽ tiết ra tín hiệu incretin để kích thích tụy sản xuất insulin. Tuy nhiên, các tín hiệu này sẽ bị men DPP-4 phân hủy. Việc ức chế men DPP-4 sẽ làm tăng hoạt tính incretin và giảm đường huyết.

Thuốc phổ biến trong nhóm ức chế DPP-4 bao gồm: Sitagliptin (Januvia, Zlatko), Saxagliptin (Onglyza), Vildagliptin (Galvus), Linagliptin (Tradjenta).

Thuốc ức chế DPP-4 giúp giảm đường huyết sau ăn hiệu quả

Thuốc ức chế DPP-4 giúp giảm đường huyết sau ăn hiệu quả

Đối tượng sử dụng: Người đái tháo đường type 2. Thận trọng cho người suy gan, suy thận nặng.

Cách dùng, liều dùng: Uống từ 1-2 lần/ ngày bắt đầu với liều lượng thấp nhất của từng loại thuốc.

Tác dụng phụ: Xảy ra các phản ứng nhẹ và nhanh cải thiện như ho, viêm hầu họng, mẩn ngứa, dị ứng. Viêm tụy cấp là tác dụng phụ nguy hiểm cần lưu ý khi sử dụng các thuốc ức chế DPP-4. Bạn cần đến bệnh viện ngay nếu có các dấu hiệu của viêm tụy cấp như đau dữ dội, dai dẳng từ bụng lan tới lưng, nôn hoặc buồn nôn, sốt, tăng nhịp tim.

Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1

GLP-1 là một trong những hormon của cơ thể có hoạt tính incretin. Các thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 cũng giúp làm tăng hoạt tính incretin và giảm đường huyết (tương tự nhóm ức chế DPP-4). Thuốc cũng làm chậm sự rỗng của dạ dày và tạo cảm giác no lâu cho người tiểu đường. 

Hiện nay tại Việt Nam chỉ lưu hành Liraglutide (Victoza).

Bút tiêm Liraglutide (Victoza) là thuốc tiểu đường thuốc nhóm đồng vận GLP-1

Bút tiêm Liraglutide (Victoza) là thuốc tiểu đường thuốc nhóm đồng vận GLP-1

Đối tượng sử dụng: Nhờ có tác dụng bảo vệ thận và tim mạch, GLP-1 được khuyến cáo nên dùng cho nhóm đối tượng người tiểu đường có nguy cơ cao bị xơ vữa mạch, suy tim hoặc bệnh thận mạn tính. 

Không nên sử dụng thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường type 1, phụ nữ có thai, người có tiền sử gia đình ung thư giáp dạng tủy, bệnh đa u tuyến nội tiết loại 2.

Cách dùng, liều dùng:  Tiêm dưới da 1 lần/ ngày. Khởi đầu với liều 0,6 mg/ngày, sau 1 tuần có thể tăng đến 1,2 mg/ngày. Liều tối đa 1,8 mg/ngày. 

Tác dụng phụ: 10% bệnh nhân có thể gặp tình trạng buồn nôn, tiêu chảy. Có thể xảy ra viêm tụy cập nhưng rất hiếm.

Thuốc ức chế enzyme alpha-glucosidase

Thuốc ức chế α-glucosidase làm giảm lượng đường trong máu bằng cách trì hoãn sự hấp thụ đường từ thức ăn. Thuốc được sử dụng chủ yếu để kiểm soát đường huyết sau ăn.

Ascabose là thuốc chủ yếu trong nhóm ức chế α-glucosidase. Uống thuốc ngay trước bữa ăn hoặc ngay sau miếng ăn đầu tiên của bữa ăn có chứa tinh bột để hạn chế dung nạp đường vào máu. Liều đầu có thể từ 25 mg uống ngay đầu bữa ăn, 3 lần/ngày. 

Các thuốc tiểu đường dạng phối hợp

Việc phối hợp hai hoạt chất trong cùng một viên thuốc vừa đảm bảo tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết, vừa giảm số lần dùng thuốc và tăng khả năng tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

Một số thuốc tiểu đường phối hợp hai hoạt chất có thể kể đến như:

metformin-canagliflozin (Invokamet), metformin-dapagliflozin (Xigduo XR), metformin-empagliflozin (Synjardy, Jardiance Duo), metformin-glyburide (Glucovance), metformin-saxagliptin (Kombiglyze XR), metformin-sitagliptin (Janumet và Janumet XR), vildagliptin-metformin (Galvus Met), rosiglitazone-metformin (Amaryl M), metformin-glibenclamid (Glirit DHG)...

Thuốc tiểu đường phối hợp giúp người bệnh hạn chế quên thuốc

Thuốc tiểu đường phối hợp giúp người bệnh hạn chế quên thuốc

Thuốc nam dược điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Theo y học cổ truyền, tiểu đường còn được gọi là bệnh “tiêu khát”. Việc lựa chọn thuốc nam dược điều trị cần dựa trên nguyên tắc cốt lõi, đó là điều trị toàn diện.

Đông y coi con người là một tổng thể toàn diện, luôn luôn xem xét và điều chỉnh công năng của cả phủ tạng bị bệnh và các phủ tạng liên quan khác. Đối với bệnh tiểu đường, tình trạng đường huyết cao trong máu có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể (tim, thận, mắt, thần kinh). Việc điều trị tiểu đường không chỉ dừng lại ở ổn định đường huyết mà cần phải bao quát lên cả biến chứng tiểu đường.

Dựa trên nguyên tắc này, chuyên gia đưa ra gợi ý về bài thuốc hỗ trợ chữa tiểu đường toàn diện từ 4 thảo dược bao gồm: Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn.

Hoài sơn: Hỗ trợ bảo vệ tính toàn vẹn của tế bào thần kinh khỏi tác động của đường huyết cao, giúp cải thiện các tình trạng tê bì chân tay, nóng rát, khô ngứa da, rối loạn cương… do biến chứng thần kinh tiểu đường. Thảo dược này còn tác động vào tuyến tụy, hỗ trợ chức năng bài tiết insulin để giảm đường huyết hiệu quả.

Câu kỷ tử: Là vị thuốc quý của y học cổ truyền, hỗ trợ giảm đường huyết, giảm lipid máu, tăng cường miễn dịch và cải thiện các vấn đề về mắt. Câu kỷ tử cũng hỗ trợ bảo vệ hệ mạch máu nhỏ tại mắt, hạn chế tình trạng giảm thị lực, đục thủy tinh thể do tiểu đường.

Mạch môn: Nghiên cứu tại Đại học Y học cổ truyền Thượng Hải cho thấy, Mạch môn có tác dụng chống xơ hóa thận, giảm albumin niệu, hỗ trợ ngăn ngừa tiểu đường biến chứng suy thận. Đồng thời, thảo dược này cũng hỗ trợ giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu và các vấn đề tim mạch khác. 

Nhàu: Trong đông y, Nhàu có vị chát, quy vào kinh thận, hỗ trợ lợi tiểu, hoạt huyết, điều hóa huyết áp và đường máu. Các hoạt chất trong trái Nhàu có tính oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ mạch máu, tăng cường tuần hoàn, tăng cường miễn dịch nên hỗ trợ vết thương mau lành, hạn chế đoạn chi cho người tiểu đường.

Hiện nay người bệnh có thể thấy sự kết hợp của 4 thảo dược này trong các sản phẩm hỗ trợ tiểu đường (thực phẩm bảo vệ sức khỏe). Việc kết hợp sản phẩm từ thảo dược với các loại thuốc tây trị tiểu đường sẽ là giải pháp toàn diện, giúp tối ưu hóa tác dụng kiểm soát đường huyếtbiến chứng tiểu đường, đồng thời hạn chế tác dụng không mong muốn xảy ra.

Hy vọng các thông tin về thuốc tiểu đường trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn và sử dụng thuốc hiệu quả trong điều trị tiểu đường. Mọi vấn đề còn băn khoăn trong bài viết, vui lòng liên hệ hotline: 0981 238 219.

ĐT-219.jpg

Tham khảo: healthline.com, diabetes.co.uk