Jardiance (Empagliflozin) là thuốc kiểm soát đường huyết được sử dụng cùng chế độ ăn, tập luyện để điều trị bệnh tiểu đường type 2. Người bệnh cần sử dụng Jardiance đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất và hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Dưới đây, hãy cùng tham khảo ngay các thông tin về thuốc tiểu đường Jardiance để có thể sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả hơn.

Jardiance điều trị bệnh tiểu đường type 2 như thế nào?

Thành phần chính Empagliflozin trong Jardiance có tác dụng ức chế SGLT-2i - hoạt chất chịu trách nhiệm tái hấp thu glucose tại thận. Bằng cách này, thuốc giúp tăng thải đường qua nước tiểu và giảm lượng đường trong máu hiệu quả.

Hiện nay, Jardiance được coi là một trong những loại thuốc trị tiểu đường dạng viên uống hiệu quả nhất. Bởi thuốc cùng lúc kiểm soát được đường huyết, huyết áp, giảm tổn thương thận, giảm triệu chứng suy tim, giảm tử vong tim mạch lại không gây tăng cân hay tụt đường huyết quá mức. Đây cũng là những lợi thế giúp loại thuốc này trở thành cái tên được ưu tiên cho những bệnh nhân đái tháo đường có suy tim, bệnh tim mạch.

Thậm chí theo hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu ESC 2019, Jardiance cùng các thuốc nhóm SGLT2 khác còn được sử dụng đơn độc ngay khi chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Jardiance ngày càng được ưu tiên sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Jardiance ngày càng được ưu tiên sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Giá thuốc Jardiance 25mg, 10mg trên thị trường hiện nay

Giá thuốc Jardiance 25mg là 787.000đ/hộp 30 viên. Trong khi đó, giá của thuốc Jardiance 10mg chỉ rơi vào khoảng 730.000đ/hộp 30 viên.

Khi mua tại hiệu thuốc, bạn cần mua đúng tên thuốc. Bởi trên thị trường đang có 2 loại thuốc có tên gần giống nhau là Jardiance và Jardiance Duo. Jardiance Duo là thuốc tiểu đường phối hợp gồm hai hoạt chất là Empagliflozin và Metformin, trong khi đó Jardiance lại chỉ chứa Empagliflozin. Việc sử dụng nhầm loại có thể khiến bạn bị hạ đường huyết quá mức.

Hướng dẫn sử dụng thuốc tiểu đường Jardiance

Để Jardiance có thể giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả, người bệnh cần biết cách sử dụng Jardiance đúng và đủ liều. Bên cạnh chỉ định của bác sĩ, bạn hãy tham khảo thêm hướng dẫn dưới đây.

Cách dùng, liều dùng thuốc Jardiance

Bạn nên uống Jardiance vào cùng một thời điểm trong ngày, tốt nhất là buổi sáng sau ăn bởi đây là thời điểm cơ thể hấp thu thuốc tốt nhất. Uống nguyên viên, không nhai để tránh gây kích ứng dạ dày.

Liều dùng Jardiance thường là 10mg/lần, uống 1 lần/ ngày, tối đa không quá 25mg/ngày. Liều dùng này sẽ được “cá nhân hóa” cho từng người bệnh. Do đó bạn nên dùng theo đúng liều bác sĩ đã kê. Nếu thấy đường máu không giảm, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được điều chỉnh liều phù hợp hơn.

Jardiance là thuốc kê đơn và dùng theo liệu trình của bác sĩ

Jardiance là thuốc kê đơn và dùng theo liệu trình của bác sĩ

Cách xử trí quên thuốc, quá liều thuốc

Nếu phát hiện quên uống Jardiance và còn hơn 12 giờ nữa mới đến liều tiếp theo, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Sau đó dùng liều tiếp theo của bạn như bình thường. Còn nếu không, hãy bỏ qua liều đã quên. Tuyệt đối không sử dụng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên để tránh bị tụt đường máu.

Việc quên thuốc thường xuyên có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường, do đó hãy đặt báo thức để nhắc nhở dùng thuốc đúng giờ bạn nhé.

Trường hợp vô tình uống quá Jardiance và có các biểu hiện nghi ngờ hạ đường huyết (đói, lú lẫn, khó tập trung, đổ mồ hôi, run rẩy), bạn cần bổ sung ngay những thực phẩm tăng đường huyết nhanh như nước đường, mật ong, bánh kẹo, nước ngọt hoặc sữa.

Trong quá trình sử dụng thuốc tiểu đường Jardiance, nếu bạn gặp bất kỳ điều gì khó khăn hoặc xuất hiện các dấu hiệu khác thường, bạn có thể liên hệ theo số HOTLINE 0981 238 219 để được hỗ trợ.

 ĐT-219.jpg

Lưu ý cần nhớ để dùng Jardiance an toàn, hiệu quả

Tuy Jardiance có thể giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả nhưng người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng Jardiance để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc

Ai có thể và không thể sử dụng Jardiance?

Jardiance được chỉ định cho người lớn có độ tuổi từ 18 – 85 bị mắc đái tháo đường type 2, đặc biệt là những người bị suy tim và bệnh tim mạch. Còn đối với những trường hợp sau đây, nên lưu ý và xin ý kiến của bác sĩ khi muốn sử dụng Jardiance:

  • Đã từng có tiền sử bị dị ứng với Empagliflozin hoặc bất kỳ loại thuốc nào.
  • Không sử dụng cho bệnh nhân mới bị đái tháo đường type 1, đái tháo đường toan ceton.
  • Khi xét nghiệm thấy đường glucose, ceton (được sản sinh khi cơ thể đang phân hủy chất béo) trong nước tiểu.
  • Người đang trong giai đoạn lọc máu, bị bệnh thận, gan nặng.
  • Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Người đang chuẩn bị phẫu thuật.
  • Người đang mang thai, đang muốn mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Người đang bị bệnh, bị nhiễm trùng, sốt hoặc bị căng thẳng khác thường.
  • Người đang bị chấn thương.
  • Nam giới chưa được cắt bao quy đầu.
  • Trẻ em.

Chỉ sử dụng thuốc tiểu đường Jardiance khi có chỉ định từ bác sĩ

Chỉ sử dụng thuốc tiểu đường Jardiance khi có chỉ định từ bác sĩ

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Jardiance

Mặc dù được đánh giá là một trong những thuốc tiểu đường an toàn nhưng Jardiance vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường gặp

Đây là những tác dụng phụ có thể gặp ở 1/100 bệnh nhân đái tháo đường khi sử dụng Jardiance. Các tác dụng phụ này bao gồm:

  • Tưa miệng.
  • Đau, nóng rát khi đi tiểu.
  • Đi vệ sinh nhiều hơn mức bình thường.
  • Bị ngứa da hoặc bị phát ban nhẹ.

Các tác dụng phụ này thường khá nhẹ và thường sẽ được cải thiện khi cơ thể người bệnh quen với thuốc. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu chúng xuất hiện thường xuyên và không có dấu hiệu giảm hay biến mất.

Tác dụng phụ ít gặp

Tỉ lệ xuất hiện các tác dụng phụ này là 1/1000 bệnh nhân. Cụ thể như sau:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu nặng (UTI): Bị sốt, cơ thể tăng nhiệt quá cao hoặc cảm thấy bị lạnh, rùng mình. Nóng rát khi đi tiểu, tiểu ra máu. Đau hông hoặc đau lưng.
  • Nhiễm toan ceton: Mệt mỏi, ốm bất thường, cảm thấy rất khát, hơi thở có mùi trái cây, thở sâu hoặc thở nhanh hơn, đau dạ dày.
  • Mất nước: Khát nước, đi tiểu màu vàng sẫm, mùi tanh nồng. Có cảm giác bị choáng váng, chóng mặt, mệt mỏi, khô môi, miệng, mắt. Đi tiểu rất ít (dưới 4 lần/ngày).
  • Dị ứng, sốc phản vệ: Nếu bạn có các tác dụng phụ này, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để xử lý.

Ngày nay, để hạn chế việc phải tăng liều thuốc tây làm gia tăng nguy cơ tác dụng phụ, nhiều chuyên gia khuyên người bệnh sử dụng thuốc tây kết hợp với các thảo dược truyền thống. Một số thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn… đã được chứng minh có tác dụng “hiệp đồng”, vừa hỗ trợ ổn định đường huyết, giúp giảm nguy cơ tác dụng phụ của thuốc đây, vừa giúp ngăn ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường tốt hơn.

sphtd18-9-7.jpg

Những loại thuốc tương tác xấu với Jardiance

Nhiều loại có thể tương tác xấu khi dùng cùng Jardiance. Vì thế, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu bạn đang sử dụng một trong các loại thuốc sau:

  • Thuốc lợi tiểu (làm tăng nguy cơ mất nước)
  • Thuốc chống trầm cảm, thuốc giãn cơ (baclofen), Nitrat, tamsulosin, co-careldopa hoặc levodopa (gây hạ huyết áp)
  • Thuốc hạ đường huyết Insulin, Gliclazide (gây tụt đường huyết)

Lời khuyên của thầy thuốc cho người tiểu đường type 2

Điều trị tiểu đường muốn hiệu quả cần có sự phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp, bao gồm dùng thuốc, chế độ ăn tiểu đường, vận động phù hợp và các giải pháp không dùng thuốc khác.

Vì thế khi sử dụng Jardiance, người bệnh vẫn cần ăn uống khoa học (hạn chế bớt chất bột đường, ăn nhiều rau xanh), tập thể dục đều đặn, giảm căng thẳng, từ bỏ thói quen xấu (hút thuốc lá, uống rượu bia, ngủ không đủ giấc…)

Đặc biệt, sử dụng kết hợp với các thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn… là giải pháp làm tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết và biến chứng đang được nhiều chuyên gia ưu tiên hơn cả.

Xem thêm: 10 cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà đơn giản, hiệu quả

Trên đây là những thông tin chia sẻ về thuốc kiểm soát đường huyết Jardiance người bệnh cần biết khi sử dụng. Tuy nhiên, thông tin được tổng hợp và chỉ mang tính chất tham khảo. Để sử dụng Jardiance đúng với tình trạng thực tế của cơ thể, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ để được tư vấn.

ĐT-219.jpg

Tham khảo: mims.com, nhs.uk