Thuốc Janumet một trong những thuốc điều trị tiểu đường thế hệ mới có nhiều ưu điểm vượt trội so với các thuốc khác trên thị trường. Để hiểu rõ hơn về thuốc Janumet và những lưu ý khi sử dụng, bạn có thể tìm đọc thông tim tại bài viết này.
Janumet là thuốc điều trị tiểu đường thế hệ mới
Công dụng của thuốc Janumet
Janumet là thuốc điều trị tiểu đường phối hợp 2 thành phần sitagliptin và metformin.
Sitagliptin thuộc nhóm thuốc ức chế enzyme DPP-4 (dipeptidyl peptidase-4) có tác dụng ổn định đường huyết nhờ kích thích tụy sản xuất nhiều insulin hơn sau các bữa ăn. Trong khi đó, metformin lại thuộc nhóm thuốc biguanides giúp giảm đề kháng insulin, tăng dự trữ đường tại gan cơ và hạn chế hấp thu đường tại ruột. Sự kết hợp của hai hoạt chất này sẽ tạo nên tác dụng hiệp đồng. vừa giúp kiểm soát đường huyết trước và sau ăn hiệu quả hơn, vừa hạn chế tình trạng nhờn thuốc.
Trước đây khi Janumet chưa có mặt trên thị trường, các bác sĩ buộc phải chỉ định đồng thời hai loại thuốc riêng biệt. Điều này không chỉ khiến bệnh nhân phải uống nhiều thuốc hơn mà họ còn hay quên thuốc hoặc uống nhầm liều. Sự ra đời của Janumet đã khắc phục được các yếu điểm đó, giúp người bệnh sử dụng thuốc an toàn và thuận tiện hơn.
Janumet được chỉ định trong những trường hợp nào?
Janumet được chỉ định để điều điều trị cho người bệnh tiểu đường type 2. Thuốc có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc tiểu đường khác như insulin, sulphonylureas hoặc glitazones. Tuy nhiên, thuốc không có hiệu quả cao với tiểu đường type 1, nên không được chỉ định cho những người bệnh này.
Những đối tượng không nên sử dụng thuốc Janumet
Thuốc tiểu đường Janumet được chống chỉ định với những bệnh nhân:
- Người quá mẫn cảm với các hoạt chất sitagliptin và metformin, hoặc các tá dược có trong thuốc.
- Người bị nhiễm axit lactic, nhiễm toan ceton do tiểu đường
- Tiền hôn mê tiểu đường
- Tiền sử suy thận nặng với độ lọc cầu thận GFR <30 mL / phút.
- Người mắc các bệnh cấp tính hoặc mãn tính có thể gây thiếu oxy mô như: suy tim cấp, nhồi máu cơ tim, suy gan, nhiễm độc rượu cấp tính….
- Người gặp phải các tình trạng cấp tính có khả năng làm thay đổi chức năng thận như: mất nước, nhiễm trùng nặng, sốc cũng không được sử dụng Janumet.
Ngoài ra, thuốc cũng chống chỉ định đối với phụ nữ có thai và cho con bú
Cách dùng các loại thuốc Janumet thường gặp
Người bệnh tiểu đường cần biết cách sử dụng thuốc Janumet để đảm bảo hiệu quả và an toàn
Thuốc Janumet có hai dạng là dạng giải phóng thường và dạng giải phóng kéo dài XR. Cách sử dụng 2 dạng này sẽ có sự khác biệt. Do đó, bạn cần nắm được để sử dụng cho đúng.
Thuốc Janumet dạng thường
Dạng này có 3 hàm lượng. Thứ nhất là thuốc Janumet 50mg/500mg tương đương với 50mg hoạt chất sitagliptin và 500mg metformin. Thứ 2 là thuốc Janumet 50mg/850mg tương đương với 50mg hoạt chất sitagliptin và 850mg metformin. Và thứ ba là thuốc Janumet 50mg/1000mg tương đương với 50mg hoạt chất sitagliptin và 1000mg metformin.
Liều khởi đầu được khuyến cáo là 1 viên Janumet 50/500mg mỗi lần, ngày 2 lần cùng với bữa ăn. Sau đó tăng liều dần dần để giảm tác dụng phụ trên tiêu hóa liên quan đến metformin.
Thuốc Janumet dạng giải phóng kéo dài XR
Cụ thể là Janumet 50mg/1000mg XR và Janumet 100mg/1000mg XR. Với thuốc Janumet dạng này, người bệnh thường chỉ cần sử dụng 1 lần/ngày vào bữa ăn tối. Đặc biệt, không nghiền nát, nhai hoặc làm vỡ viên thuốc để tránh ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc Janumet
Khi sử dụng bất kì loại thuốc nào đặc biệt là thuốc tân dược, người bệnh cũng phải đối mặt với nguy cơ tác dụng phụ khi sử dụng liều cao hoặc không đúng cách. Janumet cũng không ngoại lệ. Thuốc có một số tác dụng phụ cần chú ý sau:
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng thuốc Janumet, đặc biệt là khi mới sử dụng thuốc. Bạn có thể gặp tình trạng như tiêu chảy hoặc táo bón, buồn nôn và nôn, đầy hơi, đau bụng...
Tuy nhiên, các tác dụng phụ này thường tự hết khi bệnh nhân đã quen với việc dùng thuốc. Nếu không đỡ, bác sĩ có thể đổi sang một thuốc khác.
Rối loạn tiêu hóa là tác dụng phụ phổ biến của thuốc Janumet
Phản ứng dị ứng
Phản ứng dị ứng mức độ nặng như khó thở, sốc phản vệ khi sử dụng thuốc Janumet là rất hiếm gặp. Tuy nhiên, ở mức độ nhẹ hơn, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng của dị ứng thuốc như phát ban , ngứa / sưng (đặc biệt là mặt / lưỡi / cổ họng). Khi đó, bạn cần đến bệnh viện, nói rõ vấn đề với bác sĩ để được chuyển sang một loại thuốc khác.
Nhiễm toan ceton
Nhiễm toan ceton máu là tác dụng phụ rất hiếm gặp nhưng nguy hiểm của Janumet, đặc biệt nếu người bệnh có các vấn đề về thận. Nguy cơ nhiễm toan máu cũng tăng lên khi không kiểm soát được đường huyết, nhiễm trùng nghiêm trọng, nhịn ăn kéo dài hoặc uống nhiều rượu, mất nước.
Các triệu chứng của nhiễm toan ceton bao gồm:
- Nôn mửa, đau bụng
- Chuột rút, mệt mỏi nghiêm trọng
- Khó thở, giảm nhịp tim
Viêm tụy
Janumet cũng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng là viêm tụy. Hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức nếu bạn có dấu hiệu viêm tụy như đau dạ dày hay nôn mửa dữ dội.
Phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có bổ sung sản phẩm thảo dược sẽ hỗ trợ người bệnh hạn chế sự phụ thuộc vào thuốc tây cũng như tác dụng phụ của thuốc. Liên hệ đến tổng đài 0981 238 219 để tìm hiểu kỹ hơn về giải pháp này
Các thuốc không nên sử dụng cùng với Janumet
Nhiều loại thuốc có thể tương tác với hai hoạt chất metformin và sitagliptin khi sử dụng kết hợp với nhau. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến việc hấp thu Janumet vào cơ thể hoặc làm tăng nguy cơ mắc nhiễm axit lactic. Vì thế hãy thông báo với bác sĩ khi bạn đang sử dụng các loại thuốc dưới đây để có biện pháp xử lý kịp thời:
- thuốc chống co giật, ví dụ topiramate, zonisamide, acetazolamide, phenytoin...
- thuốc chống vi rút HIV hoặc AIDS
- thuốc chống loạn thần như chlorpromazine, prochlorperazine, thioridazine.
- dichlorphenamide
- thuốc kháng acid bao gồm cimetidine
- ranolazine
- vandetanib
- thuốc corticosteroid chẳng hạn như prednisone
- thuốc chứa estrogen bao gồm thuốc tránh thai hoặc thay thế hormone
- thuốc tim mạch hoặc huyết áp, đặc biệt là digoxin, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chẹn kênh canxi.
- các loại thuốc tiểu đường khác bao gồm insulin, sulfonylureas..
Hãy báo cho bác sĩ tất cả các thuốc bạn dùng để tránh tương tác với Janumet
Lưu ý khi sử dụng Janumet trong điều trị bệnh tiểu đường
Bạn cần luôn ghi nhớ hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng, thời điểm dùng, cách dùng Janumet. Đặc biệt, trong quá trình sử dụng thuốc, bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống, chế độ tập luyện thích hợp để kiểm soát đường huyết tốt hơn.
- Chế độ ăn uống: Nên sử dụng các thực phẩm ít gây tăng đường huyết như cơm gạo lứt (thường dùng thay thế cho cơm trắng), rau củ, trái cây mọng nước (bưởi, cam…) và hạn chế các loại đường đơn (kẹo, bánh ngọt, ...). Tăng mỡ máu thường liên quan với bệnh tiểu đường, vì vậy bạn nên giảm lượng mỡ động vật trong chế độ ăn, thay thế bằng dầu thực vật và các loại chất béo có lợi từ cá, quả bơ, dầu oliu.
- Tập thể dục: Kết hợp với chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp sử dụng bớt lượng đường dư thừa trong máu. Khuyến khích đi bộ nhanh mỗi ngày ít nhất 30 phút. Bài tập này cũng phù hợp nhất với người thừa cân, tiếp đó là đạp xe và bơi lội.
- Bổ sung sản phẩm thảo dược: Đối với bệnh mạn tính cần kiểm soát lâu dài như tiểu đường, sử dụng thảo dược là giải pháp an toàn, hiệu quả nhận được sự đồng thuận của chuyên gia. Đặc biệt, một số thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn. Ngoài hỗ trợ đường huyết ổn định dễ dàng hơn, các thảo dược này còn giúp cho người bệnh hỗ trợ cải thiện được nhiều biến chứng tiểu đường (tê bì tay chân, mờ mắt, tiểu nhiều, ngứa ngáy…).
Phòng ngừa và cải thiện biến chứng là mục tiêu quan trọng nhất trong điều trị tiểu đường. Sự phối hợp từ sớm giữa việc dùng thuốc, chế độ ăn uống, vận động và sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược sẽ giúp người bệnh dễ dàng đạt được mục tiêu này, duy trì tốt sức khỏe tổng thể.
Thuốc Janumet giá bao nhiêu?
Thuốc trị tiểu đường Janumet trên thị trường dao động từ 11.000 đồng -12.000 đồng/ viên tùy từng nhà thuốc, quầy thuốc phân phối. Một hộp thuốc Janumet với quy cách đóng gói 28 viên tương đương với 1 tháng sử dụng. Người bệnh có thể dễ dàng đến các nhà thuốc, quầy thuốc gần nơi mình sinh sống để mua thuốc và được tư vấn cụ thể.
Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã biết cách sử dụng hiệu quả Janumet - thuốc trị tiểu đường thế hệ mới. Nếu gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc dùng thuốc Janumet, bạn có thể gọi theo số 0981 238 219 để được tư vấn nhé.
Tham khảo: medicines.org.uk, janumetxr.com, drugs.com, webmd