Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như suy thận, đoạn chi, thậm chí tử vong. Vì vậy, tất cả người tiểu đường tuýp 2 đều mong muốn tìm được cách chữa bệnh hiệu quả, giúp chữa khỏi tiểu đường tuýp 2. Vậy phương pháp nào đáp ứng được điều này? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau.
Có nhiều phương pháp chữa bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tiểu đường tuýp 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa xảy ra khi cơ thể sản xuất ra ít hormone insulin hơn bình thường và insulin sinh ra hoạt động cũng kém hiệu quả (kháng insulin). Bệnh được biểu hiện ra ngoài bằng kết quả đo đường huyết cao, có thể kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng như: tiểu nhiều, khát nhiều, ăn nhiều, gầy sút cân, thường xuyên mệt mỏi
Nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 thường do lối sống chưa khoa học, sự suy yếu của tuyến tụy và kháng insulin. Vì vậy tất cả các cách điều trị hiện tại đều hướng đến việc giải quyết các nguyên nhân này, từ đó giúp người bệnh kiểm soát đường huyết và giảm rủi ro biến chứng.
Những cách chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp
Hiện nay có 3 phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 chính là dùng thuốc hạ đường huyết, thay đổi lối sống và sử dụng thảo dược hỗ trợ.
Các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2
Thông thường, người bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ được dùng các thuốc hạ đường huyết dạng uống trước. Dựa vào cơ chế tác dụng, các thuốc này được chia làm 4 nhóm chính:
- Thuốc làm giảm sản xuất glucose tại gan, tăng độ nhạy của insulin (kiểm soát kháng insulin): Metformin (Glucophage), Thiazolidinedione (Pioglitazone)
- Thuốc kích thích tuyến tụy tiết insulin: Sulfonylurea (Diamicron - Gliclazide, Glimepiride, Glipizide), Glinides (Repaglinide), thuốc ức chế men DPP 4 (Sitagliptin), thuốc đồng vận GLP - 1 (Liraglutide).
- Thuốc làm giảm hấp thu đường sau ăn: Acarbose (Glucobay)
- Thuốc tăng thải glucose qua nước tiểu: Dapagliflozin
Trong đó, Metformin là thuốc được sử dụng nhiều nhất. Phần lớn người bệnh mới mắc đều được chỉ định Metformin. Sau đó khi đường huyết, HbA1c không giảm, bác sĩ mới kết hợp thêm các loại thuốc uống khác.
Trường hợp người bệnh đã dùng 3 thuốc hạ đường huyết đường uống nhưng vẫn không đạt mục tiêu điều trị, người bệnh sẽ được chuyển sang tiêm insulin. Tuy nhiên, không phải tiểu đường tuýp 2 cứ tiêm insulin là bệnh đang nặng lên.
Những bệnh nhân có vấn đề về gan thận, bị nhiễm toan ceton, chuẩn bị phẫu thuật, đang bị nhiễm trùng, đường huyết trên 300mg/dl hoặc HbA1c trên 10%, bác sĩ cũng cho tiêm insulin tạm thời để hạ nhanh đường máu và hạn chế tác dụng phụ.
Các loại insulin thường được sử dụng bao gồm: insulin tác dụng nhanh (insulin aspart (NovoLog), insulin lispro (Humalog)), tác dụng trung bình (NPH) hoặc tác dụng kéo dài (insulin detemir (Levemir) and insulin glargine (Lantus)), insulin hỗn hợp.
Xem thêm: Thuốc tiểu đường: Chi tiết từ AZ thông tin bạn nên biết
Điều trị tiểu đường type 2 bằng thay đổi lối sống
Mọi người bệnh tiểu đường tuýp 2 đều cần thay đổi lối sống.
Thay đổi lối sống là cách chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 được đánh giá có hiệu quả ngang thuốc điều trị. Nếu người bệnh dùng thuốc mà bỏ qua giải pháp này thì đường huyết cũng sẽ khó hạ. Một lối sống lành mạnh cho người tiểu đường tuýp 2 phải có là:
- Chế độ ăn khoa học: Bạn nên ăn nhiều rau củ quả tươi, trái cây ít ngọt, ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt và thịt trắng (cá, thịt gia cầm bỏ da). Đồng thời nên tránh những đồ ăn nhiều chất béo xấu như thức ăn nhanh, đồ chiên rán, các món nhiều muối như thực phẩm đóng hộp, dưa muối. Ngoài ra, việc chia nhỏ bữa ăn, ăn rau trước khi ăn cơm, ăn chậm và ăn đúng giờ cũng là những mẹo ăn uống bạn nên áp dụng để giảm đường huyết tốt hơn.
- Tập luyện thường xuyên, vừa sức 30 - 45 phút mỗi ngày. Bài tập thể dục tốt nhất cho người tiểu đường là đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, thiền, thái cực quyền.
- Loại bỏ các thói quen có hại như dùng nhiều rượu bia, hút thuốc lá, ngủ không đủ giấc, căng thẳng, stress
- Thăm khám định kỳ tại bệnh viện đo đường huyết, HbA1c, huyết áp, mỡ máu 3 - 6 tháng/lần.
Một số phương pháp điều trị bệnh tiểu đường type 2 mới
Ngoài những cách chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 cơ bản như thuốc, thay đổi lối sống, các nhà khoa học cũng đang không ngừng tìm kiếm các phương pháp mới có độ an toàn và hiệu quả nhanh chóng hơn. Trong đó có thể kể đến một số phương pháp như:
- Cấy ghép tế bào gốc từ tủy xương hoặc máu dây rốn: Phương pháp này có thể áp dụng cho cả người bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 và hiện đã được ứng dụng tại Việt Nam. Kết quả thử nghiệm cho thấy, những người bệnh được cấy ghép tế bào gốc có chỉ số đường huyết giảm tốt hơn và đặc biệt là có thể giảm liều thuốc điều trị.
- Cấy ghép tuyến tụy (đảo tụy): Tuyến tụy của người bệnh sẽ được thay thế bằng tuyến tụy mới, nhờ đó phục hồi được khả năng tiết insulin và hạ đường huyết. Tuy nhiên do chi phí cao và kỹ thuật phức tạp, phương pháp này vẫn chưa được ứng dụng tại Việt Nam.
- Tuyến tụy nhân tạo, thiết bị cung cấp insulin dưới da...
Cách chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 nào hiệu quả nhất?
Mỗi cách điều trị bệnh tiểu đường type 2 đều có ưu nhược điểm nhất định. Nếu như các thuốc Tây Y có ưu điểm là hạ đường huyết nhanh chóng thì nhược điểm lại là nguy cơ nhờn thuốc và những tác dụng phụ đặc biệt là trên gan thận khi dùng dài ngày.
Phương pháp thay đổi lối sống và sử dụng thảo dược nổi bật ở độ an toàn và có thể áp dụng dễ dàng tại nhà nhưng không phải khi nào cũng mang lại hiệu quả nhanh, đủ bắt kịp tốc độ phát triển của bệnh tiểu đường. Còn những giải pháp điều trị tiểu đường tuýp 2 mới gần đây lại gặp khó khăn về chi phí, độ phức tạp và hiệu quả chưa được kiểm chứng trong thời gian dài.
Vì vậy, để phát huy ưu điểm và giảm nhược điểm của các phương pháp này, chìa khóa là người bệnh cần kết hợp chúng. Thực tế cũng chứng minh, việc sử dụng thảo dược hỗ trợ, thay đổi lối sống kết hợp với thuốc điều trị đã giúp nhiều người bệnh vừa giảm đường huyết, vừa tránh được các tác dụng phụ của thuốc Tây, đồng thời lại giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.
Y học hiện đại chưa có phương pháp chữa khỏi tiểu đường tuýp 2 không có nghĩa là bạn mất cơ hội điều trị căn bệnh này. Bạn vẫn có thể áp dụng nhiều cách chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 để sống khỏe và sống lâu hơn cùng căn bệnh này.
Tham khảo: mayoclinic.org, labiotech.eu