Acarbose (Glucobay) là thuốc kiểm soát lượng đường trong máu dạng viên uống cho người tiểu đường type 2. Để sử dụng thuốc hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ, hãy tìm hiểu thông tin về Acarbose trong bài viết sau bạn nhé!
Glucobay là một biệt dược phổ biến của thuốc tiểu đường Acarbose
Tác dụng của thuốc tiểu đường Acarbose
Acarbose có tác dụng chính là giúp giảm đường huyết sau ăn. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế enzyme alpha-glucosidase, một enzyme phân hủy carbohydrate trong thức ăn thành đường. Điều này giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, từ đó hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau ăn
Khi đường huyết sau ăn được kiểm soát, nguy cơ đau tim, đột quỵ, tổn thương thận, mắt, thần kinh… do bệnh tiểu đường cũng được giảm thiểu.
Ai nên sử dụng và không nên sử dụng Acarbose?
Acarbose được chỉ định cho bệnh nhân tiểu đường type 2 không thể kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống hay tập luyện. Do chỉ có tác dụng giảm đường huyết sau ăn nên Acarbose ít khi được sử dụng đơn độc. Thuốc thường được dùng phối hợp với các thuốc điều trị tiểu đường khác như Metformin (Glucophage), Gliclazide (Diamicron), insulin… để tăng hiệu quả kiểm soát lượng đường trong máu.
Thuốc Acarbose chống chỉ định với các đối tượng sau:
- Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người bị suy giảm nghiêm trọng chức năng gan hoặc thận.
- Người mắc bệnh mạn tính về đường ruột, viêm ruột. Ví dụ như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
- Người bị tắc nghẽn đường ruột hoặc các rối loạn tiêu hóa khác có ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thức ăn.
- Người tiểu đường có tiền sử nhiễm toan ceton.
- Trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ đang có thai và cho con bú.
Các biệt dược của Acarbose và giá bán
Acarbose hiện đang được bày bán ở các hiệu thuốc tây dưới các tên biệt dược như Glucobay, Dorobay, Savi Acarbose, Gyoryg với 3 hàm lượng 25, 50 và 100mg.
Giá thuốc Acarbose thường rơi vào khoảng 2000 - 6500đ/viên tùy theo hàm lượng, tên biệt dược, nhà sản xuất và chính sách khuyến mãi của từng nhà thuốc. Bạn có thể tham khảo giá bán chi tiết của các loại thuốc chứa Acarbose trong bảng dưới đây:
Tên thuốc |
Thành phần |
Nơi sản xuất |
Giá bán tham khảo |
Glucobay 50 |
Acarbose 50mg |
Đức |
5.700đ/ viên |
Glucobay 100 |
Acarbose 100mg |
Đức |
6.500đ/ viên |
Dorobay 50 |
Acarbose 50mg |
Việt Nam |
2.080đ/ viên |
Dorobay 100 |
Acarbose 100mg |
Việt Nam |
5.700đ/ viên |
Savi Acarbose 25 |
Acarbose 25mg |
Việt Nam |
1.800đ/ viên |
Savi Acarbose 50 |
Acarbose 50mg |
Việt Nam |
2.850đ/ viên |
Savi Acarbose 100 |
Acarbose 100mg |
Việt Nam |
4.000đ/ viên |
Gyoryg |
Acarbose 50mg |
Việt Nam |
2.100đ/ viên |
* Lưu ý: Giá cả của mỗi sản phẩm có thể thay đổi tùy theo chính sách của từng nhà thuốc.
Cần chú ý gì khi dùng Acarbose?
Khi sử dụng Acarbose bạn cần ghi nhớ 5 lưu ý quan trọng dưới đây. Có như vậy, bạn mới đạt được hiệu quả giảm đường huyết tốt nhất và không gặp tác dụng phụ của thuốc.
Sử dụng Acarbose đúng cách
Cách dùng: Bạn nên sử dụng thuốc Acarbose ngay trước bữa ăn hoặc cùng miếng ăn đầu tiên. Lưu ý trong bữa ăn phải có tinh bột (cơm trắng, gạo lứt, xôi, bún, phở, khoai, bánh mỳ…). Nguyên nhân là do thuốc hoạt động thông qua việc ức chế enzym phân hủy đường tại ruột.
Liều dùng: Liều khởi đầu của Acarbose thường là 50mg/lần x 1 lần/ ngày vào trước bữa có khối lượng ăn nhiều nhất, liều tối đa lên đến 100mg/ lần x 3 lần/ ngày vào trước các bữa chính. Liều lượng sẽ do bác sĩ điều trị chỉ định, phụ thuộc vào lượng đường trong máu và mức độ tuân thủ trong điều trị của bạn.
Khi quên uống thuốc: Nếu không may bỏ quên một liều, hãy dùng ngay khi bạn nhớ ra. Trường hợp bạn có ăn bữa phụ, bạn có thể dùng 1 liều ngay trước bữa phụ. Nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc thông thường của bạn. Đừng dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên để tránh bị hạ đường huyết quá mức.
Chú ý đến các tác dụng phụ của thuốc
Hầu hết tất cả các loại thuốc điều trị tiểu đường đều sẽ có một số tác dụng phụ, Acarbose cũng vậy.
Sử dụng Acarbose có thể dẫn tới các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa (đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa), dị ứng (phát ban, đỏ da, mẩn ngứa), phù nề, vàng da… Nếu thấy các tác dụng phụ này không thuyên giảm sau một vài ngày dùng thuốc, bạn cần báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều hoặc chuyển sang loại thuốc khác.
Rối loạn tiêu hóa là tác dụng phụ tiêu biểu của thuốc tiểu đường Acarbose
Bên cạnh đó khi sử dụng Acarbose với thuốc tiêm insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường khác, bạn có thể gặp tình trạng hạ đường huyết. Nếu thấy các dấu hiệu của hạ đường huyết như run rẩy, chóng mặt hoặc choáng váng, đổ mồ hôi, đau đầu, yếu, mệt mỏi, đói… hãy xử trí ngay bằng cách uống một cốc nước đường hoặc sữa, nước trái cây, bánh kẹo ngọt.
Thận trọng khi dùng Acarbose với các thuốc khác
Một số loại thuốc có thể tương tác và ảnh hưởng đến tác dụng của Acarbose. Bạn nên tham khảo tương tác thuốc của Acarbose trong bảng sau và báo cho bác sĩ các loại thuốc mình đang dùng để tránh gặp rủi ro này.
Loại thuốc |
Sự tương tác với Acarbose |
Thuốc tiểu đường khác |
- Làm tăng nguy cơ hạ đường huyết. - Một số biểu hiện của hạ đường huyết như nhịp tim nhanh, đói, đổ mồ hôi, run rẩy, chóng mặt… |
Thuốc bổ sung Sắt |
- Acarbose làm giảm và cản trở quá trình hấp thu hoặc chuyển hóa sắt của cơ thể. |
Thuốc kháng viêm Corticosteroid |
- Có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. - Gây ra một số biến chứng nguy hiểm do lượng đường vượt mức kiểm soát. |
Thuốc huyết áp |
- Trì hoãn quá trình lượng đường trong máu trở về bình thường. - Làm mất đi dấu hiệu cho thấy lượng đường máu thấp như đánh trống ngực, run rẩy,… |
Thuốc tim mạch Digoxin |
- Acarbose có thể làm hàm lượng Digoxin trong cơ thể thay đổi. - Nếu sử dụng chung, bác sĩ sẽ chỉ định thay liều lượng của Digoxin. |
Thuốc chống co giật |
- Thuốc chống co giật gây ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của bệnh nhân. |
Duy trì chế độ ăn, tập luyện khoa học khi dùng thuốc
Ngay cả khi đã sử dụng thuốc tiểu đường Acarbose, bạn vẫn cần thực hiện một chế độ ăn uống, tập luyện và giữ các thói quen sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát tốt đường huyết.
Acarbose không gây tương tác với bất kỳ loại thực phẩm nào. Tuy nhiên, việc hạn chế những nhóm thực phẩm có thể gây tăng nhanh đường huyết như bánh kẹo, nước ngọt, cơm trắng, xôi… sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hơn.
Kết hợp sử dụng Acarbose cùng thảo dược
Sử dụng thuốc tây y kết hợp với sản phẩm thảo dược hỗ trợ sẽ giúp người tiểu đường kiểm soát đồng thời chỉ số đường huyết trước ăn, sau ăn tốt hơn, hạn chế được các biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra.
Theo nghiên cứu, các thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát đường huyết và biến chứng tiểu đường. Cụ thể:
- Câu kỷ tử: Hỗ trợ cải thiện thị lực, ngăn chặn bệnh võng mạc đái tháo đường.
- Nhàu: Giúp giảm đường huyết, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ làm nhanh lành vết thương ở người tiểu đường.
- Hoài sơn: Tăng cường chức năng tuyến tụy, từ đó giúp ổn định đường huyết tự nhiên, cải thiện biến chứng thần kinh tiểu đường (tê bì chân tay, khô ngứa da, nóng rát bàn chân/ tay, giảm sinh lý…).
- Mạch môn: Hỗ trợ giảm cholesterol máu, hạn chế biến chứng thận và các bệnh tim mạch ở người tiểu đường.
Việc sử dụng thuốc Acarbose kết hợp được với các thảo dược kể trên và lối sống khoa học nữa chính là chìa khóa giúp nhiều người kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả hơn.
Mọi băn khoăn về thuốc Acarbose hoặc các thông tin khác trong bài viết, bạn đọc vui lòng liên hệ đến HOTLINE 0981 238 219 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Tham khảo: medlineplus.gov, drugs.com, webmd.com, mayoclinic.org, medicines.org.uk