Ra đời từ năm 1966, Gliclazide (tên biệt dược Diamicron) đã và đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, chỉ sau Metformin. Loại thuốc này đòi hỏi cần sử dụng đều đặn và lâu dài. Chính vì vậy với những người bệnh được chỉ định Diamicron hay Gliclazide, việc nắm rõ thông tin thuốc và biết cách sử dụng hiệu quả, an toàn là rất quan trọng.

Diamicron (Gliclazide) là thuốc hạ đường huyết được sử dụng nhiều nhất nhóm sulfonylurea.

Diamicron (Gliclazide) là thuốc hạ đường huyết được sử dụng nhiều nhất nhóm sulfonylurea.

Thuốc Diamicron (Gliclazide) giảm đường huyết bằng cách nào?

Diamicron (Gliclazide) có tác dụng giảm đường huyết chủ yếu do thuốc kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin. Khi insulin được tiết nhiều hơn, lượng glucose được vận chuyển từ máu vào tế bào tăng. Nhờ đó, lượng đường còn lại trong máu (đường huyết) sẽ giảm.

Ai có thể sử dụng Diamicron (Gliclazide)?

Do thuốc hạ đường huyết nhờ kích thích tuyến tụy nên chỉ có hiệu quả với những người bệnh có tuyến tụy còn hoạt động được. Cụ thể hơn là người bệnh tiểu đường type 2. Với tiểu đường type 1, thuốc không có hiệu quả. Người bệnh buộc phải tiêm insulin để hạ đường huyết.

Một số trường hợp khác cũng chống chỉ định với Diamicron và Gliclazide:

  • Phụ nữ mang thai, cho con bú.
  • Người suy gan, suy thận nặng (nếu suy thận nhẹ, vẫn có thể dùng Gliclazide).
  • Dị ứng với nhóm Sulfonylurea.
  • Hôn mê do nhiễm toan ceton.

Người tiểu đường type 2 thường được kê Diamicron hay Gliclazide để hạ đường huyết

Người tiểu đường type 2 thường được kê Diamicron hay Gliclazide để hạ đường huyết

Liều dùng của thuốc Diamicron (Gliclazide)

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ cân nhắc mức liều khác nhau. Tuy nhiên liều thông dụng nhất vẫn là 80 mg/ngày, uống một lần duy nhất. Một số trường hợp cần thiết bác sĩ có thể kê đơn với liều cao hơn 160 - 320 mg/ngày chia 2 lần. Đối với viên thuốc phóng thích chậm liều dùng tối đa là 120 mg/ ngày.

Tốt nhất người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được phép tự ý thay đổi liều thuốc.

Diamicron (Gliclazide) có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc Gliclazide thường được bào chế thành 2 dạng:

+ Viên nén phóng thích nhanh, hàm lượng: 40 mg, 60 mg, 80 mg (phổ biến nhất)

+ Viên nén phóng thích chậm (ký hiệu MR), hàm lượng: 30 mg, 60 mg

Diamicron là tên biệt dược. Thành phần trong thuốc vẫn là Gliclazide. Ngoài 2 loại này, Gliclazide còn được biết đến dưới các tên khác ít phổ biến hơn như: Lazibet MR 60, Navadiab, Staclazide, Gliclada…

Hiện nay, bên cạnh những thuốc chỉ chứa Gliclazide, người bệnh có thể được sử dụng dạng phối hợp giữa Gliclazide với các thuốc hạ đường huyết khác. Thường thấy nhất là phối hợp giữa Gliclazide và Metformin như Dianorm - M, Glinex-M, Glizid-M, Glymetral-M, Glumat…

Một số dạng thuốc phối hợp giữa Gliclazide và Metformin.

Một số dạng thuốc phối hợp giữa Gliclazide và Metformin.

Giá thuốc Diamicron (Gliclazide)

Thuốc Diamicron thường có giá khoảng 4.800 cho 1 viên 80 mg dạng phóng thích nhanh. Giá dạng phóng thích chậm Diamicron MR 30mg và 60 mg sẽ cao hơn. Lần lượt là 3.000 và 5.800 VNĐ cho 1 viên.

Với các loại thuốc có cùng tên hoạt chất là Gliclazide hoặc thuốc nội, giá sẽ rẻ hơn. Thường chỉ rơi vào khoảng 1.000 - 1.500 cho 1 viên cho cả 3 hàm lượng 30, 60 hoặc 80 mg.

Cách sử dụng Diamicron (Gliclazide) an toàn

Bạn nên uống Gliclazide trước 30 phút hoặc ngay sau bữa ăn. Nếu chỉ uống 1 liều duy nhất trong ngày thì nên uống trước khi ăn sáng, nếu uống 2 lần/ngày nên uống vào bữa sáng và bữa tối.

Để tránh quên thuốc và đạt hiệu quả cao, bạn cần uống thuốc vào cùng một thời điểm trong ngày. Trong trường hợp nếu có lỡ quên thuốc mà thời điểm nhớ ra cách xa thời điểm uống thuốc sắp tới thì hãy uống ngay khi nhớ ra. Còn nếu gần với lần uống thuốc tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên, không được uống bù gấp đôi liều.

Diamicron hay Gliclazide có dạng viên phóng thích chậm ký hiệu là MR. Dạng này cần uống cả viên, không được nhai, đập vỡ hay nghiền nhỏ. Bởi điều này có thể ảnh hưởng tới quá trình giải phóng và hiệu quả của thuốc.

Thuốc Diamicron (Gliclazide) có tác dụng phụ gì?

Tác dụng phụ phổ biến nhất của Diamicron hay Gliclazide là hạ đường huyết quá mức và gây rối loạn tiêu hóa. Để khắc phục hạ đường huyết, bạn chỉ cần uống 1 cốc nước đường, ăn vài viên kẹo hoặc vài miếng bánh quy. Ngoài ra, trong thời gian uống thuốc, bạn nên hạn chế uống bia rượu. Bởi bia rượu sẽ làm tăng nguy cơ bị hạ đường huyết.

Với rối loạn tiêu hóa, tác dụng phụ này thường hết sau vài ngày hoặc 1-2 tuần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, bạn có thể chuyển thời gian uống thuốc vào trong bữa ăn hoặc ăn xong uống luôn để cải thiện.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp khác của Diamicron (Gliclazide):

  • Giảm số lượng các tế bào máu như (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu): da xanh xao, xuất hiện các vết bầm tím trên da, viêm họng, sốt…
  • Rối loạn chức năng gan: vàng da, vàng mắt, sợ mỡ…
  • Dị ứng: sốt, phát ban toàn thân, sưng ở mặt, lưỡi, cổ họng…

Các loại thuốc có thể gây tương tác với Diamicron (Gliclazide)

Một số loại thuốc khác khi dùng cùng với Diamicron (Gliclazide) có thể gây tương tác. Vì vậy, bạn cần báo cho bác sĩ các thuốc mình đang dùng để bác sĩ điều chỉnh liều cho phù hợp.

Danh sách các thuốc có thể tương tác với Diamicron và Gliclazide

Danh sách các thuốc có thể tương tác với Diamicron và Gliclazide

Với bệnh tiểu đường, việc dùng thuốc tây như Diamicron hay Gliclazide và các thuốc tiểu đường khác khiến nhiều người e ngại vì tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm, rất ít trường hợp gặp các rủi ro này nếu dùng thuốc đúng chỉ định.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Diamicron (Gliclazide), người bệnh vẫn cần kiểm soát ăn uống, tập luyện. Ngoài ra, bạn nên tham khảo những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như Mạch Môn, Hoài Sơn, Câu kỷ tử… Điều này sẽ hỗ trợ đường huyết ổn định vững vàng, hạn chế tình trạng hạ đường huyết quá mức, hạn chế nhờn thuốc tây dẫn đến phải tăng liều, hỗ trợ giảm thiểu tác hại của thuốc tây trên gan thận.

Để được tư vấn rõ hơn về giải pháp hỗ trợ từ thảo dược này hoặc về thuốc tiểu đường Diamicron (Gliclazide), bạn đừng ngần ngại liên hệ đến chuyên gia theo số sau:

 

ĐT-219.jpg

Tham khảo: medicines.org.uk, wikipedia.org, drugs.com