Insulin là một hormone chuyển hóa carbohydrate (hay gluxit, chất bột đường, tinh bột) của cơ thể được sản xuất bởi các tế bào beta tuyến tụy. Đây cũng là tên của một loại thuốc tiêm dùng để hạ đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường type 1, type 2. Vậy vai trò, phân loại, tác dụng phụ, cách sử dụng của insulin là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Insulin là một hormon quan trọng và là loại thuốc cần có trong điều trị tiểu đường

Insulin là một hormon quan trọng và là loại thuốc cần có trong điều trị tiểu đường

Insulin là gì? Tác dụng của insulin

Insulin là hormon peptide do tế bào beta ở đảo tụy tiết ra. Tác dụng của insulin là điều chỉnh chuyển hóa carbohydrate, thúc đẩy hấp thu glucose vào tế bào gan, mỡ, cơ, từ đó làm giảm đường máu. Ngoài ra, hormon này còn ảnh hưởng đến chuyển hóa chất béo và chất đạm (protein).

Cụ thể vai trò của insulin trong điều trị tiểu đường (đái tháo đường) là:

  • Tăng đưa glucose vào các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng ATP
  • Tăng cường hoạt động của enzyme chuyển hóa glucose thành glycogen
  • Ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose vào máu

Nếu như thiếu hụt Insulin thì glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa thãi glucose vào máu. Glucose trong máu cũng không thể vào tế bào. Cuối cùng, lượng đường trong máu tăng cao và gây ra bệnh tiểu đường

Khi nào cần bổ sung thuốc tiêm insulin?

Đối với người tiểu đường type 1, insulin là chỉ định ngay tại thời điểm chẩn đoán. Nguyên nhân là do ở người tiểu đường type 1, các tế bào beta tuyến tụy gần như đã bị phá hủy hoàn toàn nên không có đủ khả năng sản xuất insulin. Người bệnh bị thiếu hụt insulin tuyệt đối nên cần bổ sung ngay insulin từ bên ngoài.

Đối với người tiểu đường type 2, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm insulin trong các trường hợp sau:

  • Mới mắc tiểu đường những chỉ số đường máu tăng cao quá mức (khi đường máu về giới hạn cho phép, bác sĩ sẽ chuyển về thuốc uống).
  • Bệnh nhân bị tăng đường huyết cấp tính (nhiễm trùng, nhiễm toan ceton máu), chuẩn bị phẫu thuật.
  • Bệnh nhân có các bệnh lý về gan, thận không thể sử dụng được thuốc uống chữa tiểu đường.
  • Người bệnh đã điều chỉnh lối sống, sử dụng các thuốc hạ đường huyết đường uống mà không hiệu quả.

Xem thêm: Thuốc tiểu đường: Chi tiết từ AZ thông tin bạn nên biết 

Người bệnh tiểu đường type 2 sẽ được tiêm insulin tạm thời khi đường máu quá cao

Người bệnh tiểu đường type 2 sẽ được tiêm insulin tạm thời khi đường máu quá cao

Các loại insulin trong điều trị đái tháo đường

Dựa vào thời gian tác dụng, insulin được chia làm 4 loại sau:

Insulin tác dụng nhanh, ngắn

– Insulin người (regular insulin): Tác dụng 30 phút sau khi tiêm và thời gian tác dụng kéo dài 5-7 giờ.

Insulin Analog tác dụng nhanh, ngắn: Thuốc thường bắt đầu tác dụng sau tiêm từ 5-15 phút và kéo dài tác dụng từ 3-4 giờ. Hiện tại có 3 loại insulin analog tác dụng nhanh, ngắn là Aspart (Novolog), Lispro (Humalog) và Glulisine (Apidra SoloStar). 

Insulin tác dụng trung bình, trung gian

Insulin NPH: Sau khi tiêm dưới da, thuốc bắt đầu tác dụng sau 2 – 4 giờ, thời gian kéo dài khoảng 10-20 giờ. Người bệnh thường cần tiêm 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả kéo dài.

Insulin tác dụng chậm, kéo dài

Insulin glargine (Lantus, Toujeo): Thuốc có tác dụng trong 24 giờ, thường chỉ cần tiêm 1 lần/ ngày để tạo nồng độ insulin nền.

Insulin detemir (Levemir FlexPen): Thuốc kéo dài tác dụng 24 giờ và có thể tiêm dưới da 1-2 lần/ngày để tạo nồng độ insulin nền. Thuốc sử dụng được cho phụ nữ có thai.

Insulin degludec (Tresiba): Thuốc bắt đầu tác dụng 30 – 90 phút sau khi tiêm dưới da và kéo dài tác dụng hơn 42 giờ.

Insulin trộn, hỗn hợp

Insulin trộn sẵn gồm 2 loại tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài trong một lọ hoặc một bút tiêm. Mục đích của sự phối hợp này nhằm đảm bảo đồng thời hai mục tiêu: giảm đường máu sau ăn và duy trì đường huyết ổn định giữa các bữa ăn.

Một số loại insulin trộn, hỗn hợp được sử dụng chủ yếu tại Việt Nam là Insulin Mixtard 30, Novomix 30, Ryzodeg, Humalog Mix 70/30, Humalog Mix, Humalog 50/50.

Ngoài phân loại theo thời gian tác dụng, thuốc insulin còn được phân loại theo:

  • Nồng độ: Insulin U100 (100IU/1ml), U80 (80 IU/1ml), U40 (40IU/1ml)
  • Dạng dùng (quy cách đóng gói): lọ thuốc tiêm insulin 1000 IU/10 mL (vial) hoặc bút tiêm insulin 300IU/3ml (insulin pen).

Mời bạn theo dõi chia sẻ của ThS. BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên phó trưởng khoa đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương trong video dưới đây để hiểu chi tiết về các loại insulin kể trên:

BS Cường về các loại insulin thường dùng và lưu ý để sử dụng hiệu quả

Nếu bạn hoặc người thân đang có những vướng mắc trong sử dụng thuốc tiêm insulin, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo hotline 0981 238 219.

ĐT-219.jpg

Tác dụng phụ khi tiêm insulin và cách xử trí

Nắm rõ những tác dụng phụ khi tiêm insulin rất quan trọng. Bởi nhờ thế, bệnh nhân và người nhà mới chủ động có cách xử trí thông minh, tránh các sự cố đáng tiếc. Dưới đây là 3 tác dụng phụ đáng lưu tâm khi người tiểu đường sử dụng thuốc tiêm insulin: 

Hạ đường huyết

Insulin là một trong những loại thuốc dễ gây hạ đường huyết nhất trong điều trị cho bệnh nhân tiểu đường. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến cách dùng phức tạp. Chỉ cần một chút trong thao tác như lấy không đúng liều, tiêm không đúng vị trí… cũng khiến người bệnh đối mặt với hạ đường huyết.

Khi bạn thấy các dấu hiệu như run rẩy, chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi, đói, tim đập nhanh, mắt nhìn mờ… có thể đây là khởi đầu của một cơn hạ đường huyết. Lúc này, bạn hãy bổ sung ngay những thực phẩm làm tăng nhanh đường huyết như nước đường, sữa, mật ong, bánh kẹo ngọt.

Loạn dưỡng mỡ

Tác dụng phụ này xuất phát từ thói quen chỉ tiêm insulin tại một vùng da nhất định, khiến vùng da đó bị phồng lên hoặc xẹp xuống bất thường (teo mô mỡ hoặc phì đại mô mỡ).

Loạn dưỡng mỡ cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng hạ đường huyết cho người tiểu đường. Lý do là insulin có thể bị tích tụ tại vùng da bị loạn dưỡng, đến giới hạn nhất định sẽ giải phóng ồ ạt vào trong máu gây hạ đường huyết.

Để khắc phục loạn dưỡng mỡ, người bệnh chỉ cần lưu ý luân chuyển vị trí tiêm giữa các vùng bụng, đùi, mông trên, mặt sau của cánh tay.

Hiện tượng Somogyi

Hiện tượng Somogyi là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng đường huyết tăng cao vào buổi sáng sau khi đêm trước đó có một đợt hạ đường huyết.

Nguyên nhân của tình trạng này là do quá liều insulin. Khi lượng đường trong máu xuống quá thấp, cơ thể sẽ tự thích nghi bằng các tiết ra các chất làm tăng đường huyết như catecholamine, glucagon… Chính các chất này là nguyên nhân khiến cho đường huyết của người bệnh tăng cao vào sáng hôm sau.

Nếu tình trạng này xảy ra với bạn, hãy đến bác sĩ chuyên môn để được điều chỉnh liều thích hợp. 

Thuốc tiêm insulin có thể gây ra tác dụng phụ hạ đường huyết khi sử dụng

Thuốc tiêm insulin có thể gây ra tác dụng phụ hạ đường huyết khi sử dụng

Cách tiêm insulin hiệu quả, an toàn

Để tận dụng triệt để những tác động tích cực mà Insulin mang lại cũng như tránh được tác dụng phụ của loại thuốc tiểu đường này, bạn chú ý dùng thuốc theo hướng dẫn sau đây:

Liều tiêm insulin

Liều dùng insulin sẽ được “cá nhân hóa” cho từng bệnh nhân và từng loại insulin. Ví dụ liều dùng của insulin tác dụng trung bình thường là:

  1. Liều duy trì: 0,5-1 IU/kg mỗi ngày.
  2. Liều dùng cho người không bị béo phì: 0,4-0,6 IU/kg mỗi ngày.
  3. Liều dùng cho người béo phì: 0,8-1,2 IU/kg mỗi ngày.

Tốt nhất bạn cần tuân thủ chặt chẽ liều mà bác sĩ đã kê đơn. Dùng thiếu hoặc quá liều insulin đều ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bạn. Trong trường hợp sau một thời gian tiêm insulin mà đường huyết vẫn không về mức cho phép hoặc thường xuyên bị hạ đường huyết, bạn hãy báo cho bác sĩ hoặc tái khám để được điều chỉnh liều.

Vị trí tiêm insulin

Insulin được tiêm dưới da ở các vị trí sau:

  • Bụng: Tiêm cách rốn 3-4cm, đây là vị trí hấp thu nhanh nhất so với các vị trí khác.
  • Bắp tay: Ở mặt sau, khoảng 1/3 giữa của cánh tay, nằm giữa vai và khuỷu tay.
  • Đùi: Vùng mặt trước ngoài, khoảng 1/3 giữa đùi.
  • Mông: Góc phần tư, bên ngoài, phía trên của mông.

Vị trí tiêm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị cũng như tác dụng phụ của thuốc, người bệnh cần nắm bắt được các vị trí này để biết cách luân chuyển phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý thêm là tránh tiêm vào các vị trí đang bị loạn dưỡng mỡ để tránh bị hạ đường huyết.

Người bệnh tiểu đường cần tiêm insulin đúng vị trí và luân chuyển vị trí thường xuyên

Người bệnh tiểu đường cần tiêm insulin đúng vị trí và luân chuyển vị trí thường xuyên

Kỹ thuật tiêm insulin

Với lọ insulin và bơm tiêm thường, bạn sử dụng theo các bước sau:

  1. Làm ấm lọ insulin bằng cách lăn tròn trong 2 lòng bàn tay
  2. Làm sạch nút cao su với cồn
  3. Chỉnh và rút không khí đến lượng cần lấy
  4. Chèn bơm tiêm và đẩy không khí vào lọ
  5. Lấy đủ lượng insulin cần dùng và loại bỏ bọt khí
  6. Sát trùng vị trí tiêm
  7. Kẹp một phần da và tiêm một góc 45 độ hoặc 90 độ
  8. Thả bùng da sau khi ấn kim tiêm vào
  9. Tiêm chậm và giữ 6 giây sau khi tiêm xong
  10.  Sát trùng sau khi tiêm 

Với bút tiêm insulin, cách sử dụng như sau:

  1. Làm ấm và đồng nhất thuốc bằng cách lăn tròn bút tiêm 10 lần và di chuyển bút tiêm lên xuống 10 lần cho đến khi dung dịch đồng nhất
  2. Gắn kim vào bút: Vặn kim thẳng và chặt vào bút tiêm, sau đó tháo nắp lớn bên ngoài và nắp nhỏ bên trong.
  3. Đuổi bọt khí: Xoay nút chọn liều tiêm đến mức 2 đơn vị. Hướng kim tiêm lên trên, gõ nhẹ đầu bút tiêm vài lần rồi ấn nút bấm liều tiêm hoàn thành.
  4. Định liều tiêm: Xoay nút chọn liều tiêm để chọn số đơn vị cần tiêm theo chỉ định của bác sĩ.
  5. Tiêm thuốc: Sát khuẩn da vị trí tiêm. Ấn nút bấm liều tiêm xuống hoàn toàn cho đến khi số không nằm ngang với vạch chỉ liều tiêm. Giữ nguyên kim ít nhất 6s rồi mới rút kim ra.
  6. Tháo kim: Đưa kim vào trong nắp lớn để vặn tháo kim ra. Đậy nắp bút tiêm và bảo quản đúng vị trí.

Lưu ý cần nhớ khi sử dụng thuốc tiêm insulin

Bên cạnh việc dùng insulin đúng hướng dẫn kể trên, tuân thủ các lưu ý sau cũng giúp bạn sử dụng loại thuốc này hiệu quả cao và an toàn hơn.

Mua đúng loại bơm tiêm phù hợp

Nếu bạn đang dùng loại thuốc 40 UI/ml thì phải lấy bơm tiêm nắp màu đỏ là loại chia vạch 40 đơn vị. Còn thuốc là loại 100 UI/ml thì chọn bơm tiêm nắp màu vàng chia vạch 100 đơn vị. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng lấy được chính xác liều dùng cần thiết, không bị lấy thiếu hay thừa liều.

Trong trường hợp mua sai loại bơm tiêm, bạn có thể áp dụng cách tính liều tiêm insulin theo bảng dưới đây:

HTĐ-1809-05.jpg

Bảo quản insulin đúng cách

1. Không đặt insulin ở nơi có nhiệt độ cao: Tốt nhất bên bảo quản insulin trong tủ lạnh nhiệt độ 2 - 8 độ C, không đặt ở ngăn nhỏ sát cánh cửa tủ.

2. Không được để insulin nơi quá lạnh hoặc dưới ánh sáng mặt trời.

3. Luôn kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng insulin trước khi dùng: Với lọ insulin chưa mở, hạn sử dụng theo đúng ngày in trên vỏ hộp. Với lọ insulin đã mở, chỉ được sử dụng trong 28 ngày kể từ ngày mở nắp (đâm kim vào). Với bút tiêm insulin, hạn sử dụng sẽ là 7 - 28 ngày tùy theo lọ bút. Nếu lọ insulin quá hạn hoặc có dấu hiệu bất thường (thay đổi màu sắc, có các cục vón, hạt tinh thể màu trắng, có mùi lạ) thì không nên sử dụng.

Kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện

Một lối sống lành mạnh kết hợp với dùng thuốc tiêm insulin đúng cách sẽ giúp bạn duy trì chỉ số đường huyết an toàn tốt nhất.

Người tiểu đường đang tiêm insulin cần lưu tâm hơn đến các vấn đề sau:

Về ăn uống: 

  • Không bỏ bữa, đặc biệt là sau khi tiêm insulin để tránh bị hạ đường huyết.
  • Tuân thủ đúng thời gian tiêm thuốc trước bữa ăn.
  • Nếu có thể, hãy ăn làm nhiều bữa trong ngày.

Về tập luyện:

  • Luôn mang theo đồ ngọt để phòng tránh hạ đường huyết. Nếu được, bạn nên đo đường huyết trước khi tập thể dục.
  • Tập luyện sau ăn sẽ tốt hơn với người tiểu đường đang tiêm insulin.
  • Tránh tập luyện trước khi ngủ vì dễ bị hạ đường huyết trong đêm.

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Sử dụng thảo dược hỗ trợ song song với điều trị bằng insulin là giải pháp giúp nhiều người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị. Bạn sẽ thấy các chỉ số đường huyết được duy trì ổn định lâu dài hơn, hạn chế việc cần tăng liều hoặc tăng số lần tiêm. Ngoài ra, một số thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, ngoài tác dụng hỗ trợ ổn định đường huyết còn có đặc điểm nổi trội, đó là hỗ trợ trong phòng ngừa và cải thiện các biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh.

Sử dụng sản phẩm có chứa các thành phần thảo dược này cùng với tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ giúp bạn giảm nỗi lo bệnh tật để sống vui, sống khỏe với tiểu đường.

Hi vọng các chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn hiểu thêm insulin cũng như cách sử dụng thuốc tiêm insulin tốt nhất. Để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ theo HOTLINE 0981 238 219.

ĐT-219.jpg

Tham khảo: diabetes.co.uk, medicalnewstoday.com, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, nhipcauduoclamsang.com, canhgiacduoc.org.vn