Ăn trái cây là một cách ngon miệng để thỏa mãn cơn đói và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, hầu hết các loại hoa quả trái cây đều chứa đường. Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì, không nên ăn trái cây gì? Bài viết dưới đây sẽ là lời giải cho câu hỏi này.
Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây hàng ngày.
Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trái cây mặc dù chứa đường nhưng chúng còn chứa rất nhiều chất khác tốt cho người tiểu đường. Điển hình như chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột hay vitamin, muối khoáng giúp tăng sức đề kháng. Vì vậy, nếu muốn giảm đường huyết, người bệnh tiểu đường cần bổ sung nhóm thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày.
Các trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường là những trái cây có chỉ số GI (chỉ số đường huyết của thực phẩm) thấp. Bởi những loại trái cây này sẽ ít làm tăng nhanh đường máu hơn so với các trái cây có chỉ số GI cao. Một số cái tên, bạn nên lựa chọn là:
- Táo: Ngoài có hàm lượng chất xơ cao, táo còn chứa một số hoạt chất có thể hỗ trợ giảm kháng insulin, từ đó giúp giảm đường máu.
- Cam, quýt, bưởi: Những trái cây họ cam quýt chứa rất nhiều vitamin C, folate và kali. Những vitamin và khoáng chất này có thể giúp người bệnh tiểu đường tăng cường miễn dịch và ổn định huyết áp.
- Quả bơ: Đây là lựa chọn tuyệt vời để cung cấp chất béo tốt và kali cho người tiểu đường. Trái cây này cũng được chứng minh có thể giúp giảm mỡ máu xấu, giúp người tiểu đường giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.
- Các loại quả mọng: Tất cả các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, mâm xôi đều tốt cho người bệnh tiểu đường. Chúng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, chất xơ giúp kiểm soát đường máu, mỡ máu và giảm huyết áp.
- Lê, ổi, đào: Những loại quả này có chứa nhiều chất xơ. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa và vitamin (A, C, K) trong lê, ổi, đào còn giúp làm chậm quá trình kháng insulin gây tăng đường máu trong cơ thể.
Người bệnh tiểu đường nên ăn các trái cây họ cam quýt, quả mọng.
Ngoài những trái cây kể trên, bạn cũng có thể chọn các hoa quả có Gl trung bình như dưa lưới, dưa hấu, dứa, đu đủ, chuối chín vừa… Điều này sẽ giúp thực đơn hàng ngày của bạn trở nên đa dạng và ngon miệng hơn.
Thông tin hữu ích: Bệnh tiểu đường nên ăn gì để giảm đường huyết?
Những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn?
Trên thực tế, người bệnh tiểu đường không cần kiêng bất cứ trái cây nào. Bởi nếu so sánh lượng đường chứa trong 100g trái cây với 100g các thực phẩm chứa tinh bột khác thì trái cây vẫn thấp hơn.
Tính trung bình 100g những loại quả ngọt nhất (chuối, xoài, mít, sầu riêng, vải, nhãn…) có khoảng 15g đường. Trong khi đó, 100g khoai sọ 1 lạng 24g đường, 100g khoai lang có 26g đường, 100g cơm có 30g đường, 100g bún 1 có 25g đường…
Vì vậy, người tiểu đường không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn các loại hoa quả ngọt ra khỏi thực đơn ăn uống. Chỉ cần không ăn quá nhiều, ăn thường xuyên, ăn vào lúc đường máu đang cao như sau ăn thì không cần quá lo lắng trái cây sẽ làm đường trong máu tăng vọt.
Ngoài ra, cách chế biến trái cây cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Hoa quả tươi sẽ tốt hơn nhiều so với trái cây đóng hộp, trái cây khô, nước ép, siro, mứt trái cây. Bởi khi chế biến, một phần lớn chất xơ đã bị loại bỏ. Cộng thêm dạng lỏng sẽ khiến đường được hấp thu vào máu nhanh hơn gây tăng đường máu.
Người bị tiểu đường không nên ăn trái cây dưới dạng nước ép, siro, mứt.
Cách ăn hoa quả đúng cho người tiểu đường
Nguyên tắc đầu tiên để sử dụng hoa quả đúng cho người tiểu đường là phải tính toán khối lượng mỗi lần ăn để điều chỉnh lượng tinh bột khác trong bữa. Ví dụ, 1 quả chuối chín 100g chứa khoảng 15g đường. Nếu ăn trong bữa cơm, người bệnh phải bớt lượng cơm tương đương 15g đường (khoảng ⅓ bát cơm). Chính xác nhất, người bệnh đo đường máu sau ăn 1 - 2h. Nếu chỉ số này dưới 11 có nghĩa chế độ ăn vẫn đang ổn. Nếu trên 11, cần giảm thêm tinh bột trong bữa ăn.
Khối lượng trái cây ăn trong mỗi lần được khuyến cáo là 1 lượng bằng trái bóng chày hoặc nắm trọn trong lòng bàn tay. Nhưng nếu ăn trái cây đã qua chế biến hay nước ép trái cây, bạn chỉ nên ăn một nửa lượng đó. Riêng trái cây khô như nho khô, anh đào,… thì chỉ khoảng 2 muỗng để tránh đường máu tăng cao.
Thời điểm ăn cũng quan trọng không kém. Bởi ăn hoa quả không đúng lúc có thể làm cho đường huyết tăng cao. Theo các chuyên gia, bạn nên ăn trái cây ít nhất 2 giờ sau bữa ăn chính, đặc biệt là khoảng 11h sáng hoặc 5h chiều. Đây là những thời điểm mà đường huyết trong máu không quá cao. Việc ăn trái cây sẽ không gây tăng đường máu mà còn giúp người bệnh giảm cảm giác đói và nguy cơ hạ đường huyết.
Ngoài ra, để đa dạng bữa ăn, bạn có thể phối hợp trái cây cùng các thực phẩm khác theo một số công thức sau:
-
Trái cây họ cam quýt: thêm vào hải sản, trà hay đơn giản là cắt lát cam và thả vào bình đựng nước.
-
Quả mọng: nấu cùng bột yến mạch để ăn sáng.
-
Táo: ướp cùng 1 chút mật ong và nướng thay cho bánh táo ăn vặt giữa ngày.
-
Bơ: trộn cùng xà lách, cà chua làm salad rau hoặc thêm cá ngừ hay ức gà làm món chính trong bữa ăn.
Mặc dù không giúp bệnh tiểu đường được chữa khỏi, nhưng ăn đủ chất xơ từ trái cây và rau giúp kiểm soát đường huyết và làm giảm nguy cơ béo phì, đau tim và đột quỵ. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì hay những hoa quả người tiểu đường không nên ăn, từ đó kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.
Thông tin hữu ích: 10 cách điều trị bệnh tiểu đường tại nhà hiệu quả cao
Tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/311220.php
https://suckhoedoisong.vn/cach-an-hoa-qua-dung-cho-nguoi-tieu-duong-n100138.html
https://www.verywellhealth.com/fruits-to-avoid-if-you-have-diabetes-1087587