Người bị bệnh tiểu đường và gout cần có một thực đơn ăn uống đặc biệt để vừa giảm cơn đau do gout vừa giữ đường huyết ở mức an toàn. Bởi ăn uống không kiểm soát có thể khiến bệnh gout và tiểu đường tiến triển nặng hơn nhanh chóng. Vậy thực đơn cho người bị gout và tiểu đường nên có và nên hạn chế những thực phẩm gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Người bệnh gout và tiểu đường cần thận trọng trong chế độ ăn.
Mối quan hệ giữa bệnh gout và tiểu đường
Bệnh gout là một dạng của viêm khớp, gây đau, sưng, nóng ở các khớp. Bệnh thường xuất hiện ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể xảy ra ở các khớp khác. Nguyên nhân là do nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Và điều này có liên quan với sự đề kháng insulin ở người bệnh tiểu đường tuýp 2.
Nghiên cứu cho thấy, kháng insulin có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa acid uric trong máu. Người bị kháng insulin sẽ dễ bị tăng acid máu dẫn đến bị gout. Ngược lại, khi nồng độ acid uric cao, kháng insulin cũng tăng và làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường lên 22% với nam giới và 71% với nữ giới.
Tại sao người bị gout và tiểu đường cần chú ý đến chế độ ăn?
Acid uric được tạo ra khi cơ thể chuyển hóa một hoạt chất gọi là purin. Tương tự chất bột đường để tạo ra glucose máu, purin cũng có trong nhiều loại thực phẩm. Nếu người bị gout ăn những thực phẩm này, nồng độ acid uric máu tăng có thể gây nên các cơn gout cấp khiến người bệnh đau đớn dữ dội. Ngoài ra, tăng acid uric máu cũng dễ gây sỏi thận hoặc suy thận.
Vì vậy, với người bị gout và tiểu đường, việc xây dựng thực đơn ăn uống khoa học có vai trò rất quan trọng. Mục tiêu là giữ đường huyết và nồng độ acid uric trong máu luôn ở ngưỡng cho phép.
Chế độ ăn không hợp lý có thể khiến bệnh tiểu đường và gout tiến triển nặng.
Thực đơn cho người bị gout và tiểu đường nên có thực phẩm gì?
Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên ăn nếu bị bệnh tiểu đường và gout:
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ không chỉ giúp giảm đường máu mỡ máu. Chúng còn có có thể hấp thụ acid uric trong máu, đồng thời tăng loại bỏ acid uric qua thận. Tốt hơn hết, người bệnh tiểu đường bị gout nên ăn 21gr chất xơ/ngày từ các thực phẩm như rau xanh, dưa chuột, cà rốt, cần tây, cam, dứa, yến mạch…
Thông tin hữu ích: Những trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường
Thực phẩm giàu acid béo omega-3
Tương tự như chất xơ, acid béo omega - 3, đặc biệt là EPA có thể giúp giảm cholesterol máu, đường huyết và acid uric rất tốt. Người bệnh gout và tiểu đường có thể tìm thấy hoạt chất này trong các thực phẩm như hạt lanh, quả óc chó, đậu phụ, mầm cải Brussels, súp lơ trắng, tôm.
Riêng với cá, loại thực phẩm này có chứa nhiều omega - 3 nhưng cũng chứa purin. Do đó, bạn chỉ nên ăn những loại cá chứa lượng purin thấp và trung bình như cá nước ngọt (cá trắm, cá chép, cá quả), cá hồi… Đồng thời, nên ăn dưới dạng hấp, luộc, nướng và nên ăn không quá 2 lần mỗi tuần.
Thực phẩm giàu anthocyanin
Anthocyanin là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có nhiều trong các thực phẩm màu đỏ, tím như cà tím, việt quất, mận, nho đen, lựu, cherry, đào... Nhiều chuyên gia cho rằng, anthocyanin có thể ngăn ngừa sự tích tụ urat trong các khớp và hạ đường huyết. Đây sẽ là lựa chọn tốt mà người bệnh gout và tiểu đường nên bổ sung vào thực đơn của mình.
Thực đơn cho người bệnh gout và tiểu đường nên có việt quất, mận, cà tím.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Theo một số nghiên cứu, sữa và các sản phẩm từ sữa có thể làm giảm nguy cơ bùng phát các cơn gout cấp. Tuy nhiên, khi bị tiểu đường và gout, bạn nên chọn các loại sữa ít béo, ít đường để vừa giảm bệnh gout vừa tránh đường máu, mỡ máu tăng cao gây biến chứng tiểu đường.
Những thực phẩm người bệnh gout và tiểu đường nên kiêng?
Bên cạnh những thực phẩm tốt, có một số thực phẩm nên tránh khi xây dựng thực đơn cho người bị gout và tiểu đường. Đó là:
Thực phẩm giàu purin
Acid uric sẽ được sản sinh trong quá trình cơ thể chuyển hóa purin. Do đó, nếu bạn bị gout, bạn nên tránh các thực phẩm giàu purin trong thực đơn hàng ngày của mình. Chẳng hạn như thịt đỏ, hải sản (cá thu, cá cơm, tôm, cua…), nội tạng động vật, đậu Hà Lan, đồ hộp, mì ăn liền...
Thực phẩm giàu đường fructose, glucose
Ăn nhiều glucose và fructose không chỉ làm đường huyết tăng cao. Để tiêu hóa các thực phẩm giàu fructose, cơ thể sẽ cần sử dụng rất nhiều ATP – một loại phân tử mang năng lượng cho các tế nào. Sử dụng quá nhiều ATP có thể khiến cơ thể sản sinh ra acid uric gây đau khớp.
Những thực phẩm giàu 2 loại đường này bao gồm: nước ngọt, cơm, bún, miến, phở, nước trái cây, đồ chế biến sẵn, bánh ngọt, măng tây, bắp cải, hành tây, cà chua, lạc, nho khô…
Không chỉ người bệnh tiểu đường, người bị gout cũng nên hạn chế thực phẩm nhiều đường.
Rượu bia
Acid uric dư thừa trong máu được đào thải ra ngoài qua thận. Khi uống rượu bia, thận sẽ ưu tiên loại bỏ rượu bia thay vì acid uric. Thêm vào đó, nồng độ ethanol cao trong cơ thể có thể làm tăng sản sinh acid uric. Nguyên nhân là bởi chúng có thể khiến ATP chuyển đổi thành AMP - tiền chất của acid uric.
Nếu bạn bị tiểu đường và gout, bạn nên hạn chế loại đồ uống này và thay vào đó uống nhiều nước lọc để thận đào thải acid uric tốt hơn.
Một số lưu ý khác cho người bệnh gout và tiểu đường
Bên cạnh chế độ ăn, để điều trị bệnh gout và tiểu đường tốt hơn, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn các loại thuốc. Ví dụ như thuốc hạ đường huyết, Colchicine, thuốc chống viêm không steroid, Corticosteroid. Bạn cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và thăm khám thường xuyên để điều chỉnh thuốc nếu cần.
Bạn cũng cần cố gắng tập thể dục thường xuyên. Bởi tập thể dục sẽ giúp cơ thể loại bỏ acid uric dư thừa tốt hơn. Một số bài tập bạn có thể lựa chọn là bơi lội, xoay cổ tay, giãn cơ (duỗi thẳng chân, vươn mình cho đến khi tay chạm ngón chân).
Cả gout và tiểu đường đều là bệnh rối loạn chuyển hóa. Việc bị đồng thời cả hai bệnh này là nhân tố thúc đẩy biến chứng dễ xảy đến hơn. Do đó, bên cạnh một chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc đúng cách, người bệnh cần bổ sung sớm giải pháp hỗ trợ từ thảo dược, đặc biệt là những thảo dược hỗ trợ nhiều trong phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về các thảo dược này trong bài viết: Thảo dược trị tiểu đường: Chuyên gia gợi ý loại tốt nhất! hoặc nhanh hơn là gọi cho chuyên gia của chúng tôi theo số bên dưới.
Hy vọng những thông tin về cách xây dựng thực đơn cho người bị gout và tiểu đường kể trên, bạn sẽ có thể tự xây dựng thực đơn cho mình. Nhờ đó vừa giảm được các cơn đau do gout vừa giữ đường huyết luôn ở mức an toàn.
Thông tin hữu ích: Thực đơn cho người bệnh tiểu đường
Tham khảo:
https://www.wikihow.com/Eat-when-You-Have-Gout-and-Diabetes
https://dlife.com/qa/foods-good-for-type-2-and-gout/
https://www.webmd.com/diabetes/the-link-between-diabetes-and-gout#3
Trường hợp của bạn có thể sử dụng thêm TPBVSK Hộ Tạng Đường. Để được tư vấn cụ thể về cách dùng và liệu trình sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh, bạn vui lòng liên hệ đến chuyên gia theo số: 0981.238.219.
Chúc bạn sức khỏe!
Khi bị tiểu đường và gout, bạn nên chọn các loại sữa ít béo, ít đường để vừa giảm bệnh gout vừa tránh đường máu, mỡ máu tăng cao gây biến chứng. Một số dòng sữa bạn có thể lựa chọn: Sữa tách béo Vinamilk, Sữa tách béo TH True Milk...
Chúc bạn sức khỏe!