Gạo lứt thường được khuyên dùng thay cho gạo trắng. Nhưng loại thực phẩm này vẫn thuộc nhóm giàu tinh bột. Vậy người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt được không? Nếu gạo lứt thực sự tốt, nên chế biến món này như thế nào để vừa ngon miệng vừa không gây tăng đường huyết? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Gạo lứt chứa nhiều chất xơ giúp người tiểu đường ít bị tăng đường huyết

Gạo lứt chứa nhiều chất xơ giúp người tiểu đường ít bị tăng đường huyết

Tiểu đường ăn gạo lứt được không?

Người bị tiểu đường, tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể ăn được gạo lứt. Gạo lứt là một thực phẩm an toàn cho bệnh tiểu đường bởi chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Cơm gạo lứt được nhiều chuyên gia coi là “ứng cử viên số 1” để thay thế cho cơm trắng trong chế độ ăn cho người tiểu đường. Nguyên nhân là do loại lương thực này có hàm lượng dinh dưỡng và tác dụng vượt trội hơn hẳn gạo trắng.

 

So sánh thành phần dinh dưỡng của gạo lứt và gạo trắng

Theo các nghiên cứu, thành phần trong 100g gạo lứt và gạo trắng như sau:

Thành phần dinh dưỡng

Gạo trắng

Gạo lứt

Năng lượng

82 calo

68 calo

Chất đạm (protein)

1.83g

1.42g

Chất béo (tổng lipid)

0.65g

0.15g

Chất bột đường (carbohydrate)

17.05g

14.84g

Chất xơ

1.1g

0.2g

Cholesterol

0mg

0mg

Nhìn vào bảng thành phần này, có thể thấy hàm lượng chất xơ trong gạo lứt cao hơn 5 lần so với gạo trắng trong khi lượng chất bột đường lại thấp hơn. Chất xơ là yếu tố quan trọng giúp chất bột đường từ gạo được hấp thu từ từ vào cơ thể, từ đó giúp đường huyết sau ăn không bị tăng vọt vượt ngưỡng cho phép.

4 lợi ích nổi bật của gạo lứt với người bệnh tiểu đường

Nếu đường huyết tăng giảm thất thường hay các tình trạng mệt mỏi, tiểu nhiều, tê bì tay chân, mờ mắt… đang làm phiền cuộc sống của bạn, hãy liên hệ với chuyên gia theo HOTLINE 0981 238 219 để có được giải pháp phù hợp.

 ĐT-219.jpg

Cách chế biến gạo lứt ngon miệng cho bệnh nhân tiểu đường

Thực tế việc chế biến gạo lứt thành món ăn ngon miệng không hề khó dùng như nhiều người vẫn nghĩ. Bạn có thể sử dụng loại ngũ cốc này theo 3 cách sau:

Nấu cơm gạo lứt: Để có một bát cơm gạo lứt thơm ngon, bạn cần ngâm gạo lứt ít nhất 8 tiếng trước khi nấu để gạo mềm hơn. Vo gạo đều tay, nhẹ nhàng, tránh chà sát hoặc vo quá kỹ làm mất dưỡng chất. Sau đó hãy sử dụng nồi cơm điện hoặc nồi áp suất và nấu như gạo trắng.

Rang gạo lứt rang: Đầu tiên, bạn cần sơ chế qua gạo lứt để loại bỏ sạn và các hạt bị hỏng. Sau đó, cho một chút dầu oliu hoặc dầu ăn thông thường vào chảo, làm nóng và cho gạo lứt vào rang, đảo đều cho đến khi giòn. Bạn có thể bổ sung một chút muối hạt để món ăn có vị đậm hơn.

Đun nước gạo lứt: Với món ăn này, bạn vẫn rang gạo như cách 2 nhưng không cho dầu ăn. Sau đó, ngâm gạo đã rang với nước lọc. Để khoảng 8 tiếng cho gạo mềm, sau đó với ra rồi đun với nước theo tỉ lệ 100g gạo - 1 lít nước. Sau khi nước rút còn ½, tắt bếp và để nguội là bạn đã có một ly nước gạo lứt rang ngon miệng.

Nên ăn gạo lứt thế nào để không bị tăng đường huyết?

Thứ nhất: Ăn đủ lượng, đúng thời điểm
Dù là có nhiều ưu điểm nhưng bản thân gạo lứt cũng là loại thực phẩm chứa chất bột đường (tinh bột). Vì thế nếu ăn quá nhiều, bạn cũng sẽ bị tăng đường huyết. Tốt nhất khi dùng gạo lứt thay cơm trắng, bạn chỉ ăn bằng lượng cơm trắng mà bạn vẫn ăn hàng ngày.

Về thời điểm ăn, cơm gạo lứt nên được dùng vào các bữa chính, hạn chế dùng làm bữa phụ. Còn với nước gạo lứt rang, sẽ tốt hơn nếu bạn dùng món ăn vào các bữa phụ hoặc uống vào buổi sáng thay cho sữa

Thứ hai: Chế biến đúng cách

Theo Ths. BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên phó trưởng khoa Đái tháo đường, BV Nội tiết Trung Ương, sử dụng cơm gạo lứt sẽ tốt hơn nấu cháo gạo lứt. Bởi món ăn càng nhuyễn nhừ nguy cơ làm tăng đường huyết càng cao.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường nên chế biến gạo lứt kết hợp với các thực phẩm giàu chất xơ khác. Điều này sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột trong gạo lứt, từ đó tăng cao hiệu quả kiểm soát lượng đường trong máu sau ăn.

Một chế độ ăn khoa học là điều tất yếu để điều trị tiểu đường hiệu quả. Thế nhưng, nếu một chế độ ăn khoa học được kết hợp với các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược, việc ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.

Theo đó, một số sự kết hợp từ thảo dược, tiêu biểu như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn được các chuyên gia đánh giá cao. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khả năng hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh, giúp hạ và ổn định đường huyết, giảm cholesterol hiệu quả cho người bệnh tiểu đường.

Hiện nay, đã có những sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh tiểu đường có sự góp mặt của các thảo dược này, bạn có thể tìm hiểu thêm.

Mọi băn khoăn của bạn về chủ đề “tiểu đường ăn gạo lứt được không” hoặc các chủ đề khác liên quan đến bệnh tiểu đường, vui lòng liên hệ hotline 0981 239 219 để được hỗ trợ nhanh nhất.

 ĐT-219.jpg

Tham khảo: healthline.com, webmd.com