Kiêng tuyệt đối tinh bột, bỏ bữa, ăn quá nhanh, không đúng giờ, ăn nhiều thịt đỏ là 5 sai lầm trong chế độ ăn mà nhiều người tiểu đường mắc phải. Nếu muốn giảm đường huyết, bạn cần loại bỏ ngay những thói quen này.

Ăn uống không đúng cách khiến người tiểu đường khó giảm đường huyết.

Ăn uống không đúng cách khiến người tiểu đường khó giảm đường huyết.

Kiêng tuyệt đối tinh bột, thức ăn ngọt

Đường bột là một trong 3 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể. Tất cả các cơ quan đều cần glucose từ nhóm thực phẩm này để hoạt động. Đúng là ở người bệnh tiểu đường, khi ăn quá nhiều tinh bột, lượng đường trong máu sẽ tăng cao và gây ra nhiều biến chứng tiểu đường nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu kiêng hoàn toàn tinh bột, người bệnh sẽ bị hạ đường huyết cấp.

Hậu quả của hạ đường huyết đến nhanh và nghiêm trọng hơn nhiều tăng đường huyết cấp. Khi hạ đường huyết, não bộ của bạn sẽ là cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên. Hạ đường huyết nặng có thể khiến bạn bị hôn mê, thậm chí tử vong.

Ngoài ra, không phải cứ món ăn nào có vị ngọt cũng khiến đường huyết tăng cao. Đường trong máu tăng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào khả năng chuyển hóa thức ăn thành glucose, gọi là chỉ số đường huyết GI. Chỉ số đường huyết của thực phẩm càng cao thì càng làm đường trong máu tăng nhanh sau khi ăn. Ngược lại, chỉ số đường huyết càng thấp thì đường trong máu sẽ không tăng nhiều sau khi ăn. Ví dụ, mật ong có vị ngọt hơn gạo hương lài của Thái Lan. Nhưng chỉ số đường huyết của mật ong lại thấp hơn. Đường aspartam (một loại đường cho người tiểu đường) có vị ngọt như đường cát thông thường. Nhưng loại đường này ít làm tăng đường huyết sau ăn hơn.

 

Người bệnh tiểu đường không cần kiêng hoàn toàn thực phẩm chứa tinh bột, hoa quả ngọt hay các món ăn có vị ngọt khác để tránh thiếu dinh dưỡng và hạ đường huyết. Thay vào đó, nên chọn tinh bột phức tạp trong ngũ cốc nguyên cám và kiểm soát số lượng tinh bột ăn mỗi lần.

Người tiểu đường không nên kiêng hoàn toàn tinh bột.

Người tiểu đường không nên kiêng hoàn toàn tinh bột.

Bỏ bữa, đặc biệt là bỏ bữa sáng

Khi bạn bỏ qua một bữa ăn, gan của bạn sẽ sử dụng 1 dạng “đường dự trữ” là glycogen. Glycogen sẽ được chuyển thành glucose và đổ vào máu. Việc bỏ bữa cũng khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone cortisol.

Nghiên cứu cho thấy, sự kết hợp 2 quá trình này sẽ làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn cả 1 bữa ăn. Nồng độ cortisol cao cũng có thể dẫn đến kháng insulin - nguyên nhân khiến đường huyết khó kiểm soát.

 

Thay vì bỏ bữa, người bệnh tiểu đường nên ăn thành nhiều bữa nhỏ. Điều này giúp giảm cảm giác đói, hạn chế nguy cơ kháng insulin và kiểm soát đường huyết, cân nặng tốt hơn.

Ăn quá nhanh

Những người ăn quá nhanh sẽ dễ bị béo phì và rối loạn chuyển hóa nặng hơn người ăn chậm. Ăn quá nhanh có thể khiến bạn không thấy no và dễ ăn nhiều hơn bình thường. Khi ăn nhanh, cơ thể cũng dễ bị kháng insulin hơn.

Người bệnh tiểu đường nên cố gắng ăn chậm, nhai kỹ để tạo cảm giác no lâu, giảm đường huyết, hạn chế tăng cân và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

Ăn chậm, không bỏ bữa sẽ giúp người tiểu đường giảm đường máu tốt hơn.

Ăn chậm, không bỏ bữa sẽ giúp người tiểu đường giảm đường máu tốt hơn.

Ăn không đúng giờ

Ăn không đúng giờ sẽ ảnh hưởng xấu đến nhịp sinh học của cơ thể, đặc biệt và việc tiết insulin. Thường insulin sẽ được tiết ra sau khi thức ăn được chuyển hóa thành đường vào máu. Nếu ăn không đúng giờ, quá trình tiết insulin sẽ bị rối loạn. Lâu dần có thể khiến tình trạng kháng insulin nặng hơn.

Bên cạnh đó, việc ăn không đúng giờ cũng khiến người bệnh dễ bị hạ đường huyết. Đặc biệt là ở những người tiêm insulin

Người bệnh tiểu đường cần sắp xếp thời gian các bữa ăn hàng ngày phù hợp để những ngày sau đó ăn đúng thời điểm như vậy. Thời gian dao động giữa các ngày không quá 15 phút.

Ăn nhiều thịt đỏ

Thịt đỏ có chữa khá nhiều natri. Khoáng chất này làm tăng huyết áp và gây kháng insulin. Nitrit và sắt trong thịt đỏ cũng không có lợi cho người tiểu đường khi ăn quá nhiều. Một số nghiên cứu cho thấy, lượng nitrit và sắt cao có thể gây tổn thương tế bào beta của tuyến tụy (nơi tiết insulin). Chưa kể đến, thịt đỏ chứa khá nhiều chất béo bão hòa, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.

Nếu bạn bị tiểu đường, bạn nên ăn xen kẽ thịt đỏ với các loại thịt trắng như cá, thịt gà bỏ da hoặc đạm thực vật từ các loại đậu. Nên chọn phần thịt nạc thay vì phần thịt mỡ.

 

Người tiểu đường nên ăn cá và các loại thịt trắng đan xen thịt đỏ.

Người tiểu đường nên ăn cá và các loại thịt trắng đan xen thịt đỏ.

Nhìn chung, không có một chế độ ăn kiêng chuẩn cho người bệnh tiểu đường. Nếu bạn bị tiểu đường, hãy ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, kiểm soát số lượng thức ăn và tránh 5 sai lầm ăn uống kể trên. Ngoài ra, đừng quên tập thể dục, dùng thuốc và thăm khám định kỳ nhé.

Tham khảo:

  1. https://www.thediabetescouncil.com/10-common-mistakes-in-diabetes-management-how-to-avoid-them/
  2. https://www.rd.com/health/conditions/worst-diabetes-foods/
  3. https://health.clevelandclinic.org/how-to-reduce-your-risk-of-diabetes-cut-back-on-meat/
  4. https://www.diabetes.co.uk/news/2016/jun/irregular-eating-patterns-could-lead-to-type-2-diabetes-92058673.html