Xây dựng thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp không phải việc dễ dàng. Bởi ngoài mục tiêu giảm đường huyết, người bệnh còn cần một chế độ ăn giúp kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch. Thế nhưng, với các gợi ý của chuyên gia trong bài viết sau, bạn hoàn toàn có thể tự lên thực đơn hàng ngày vừa hạ đường huyết, huyết áp vừa đủ dinh dưỡng, ngon miệng.

Người tiểu đường và cao huyết áp cần có 1 thực đơn ăn uống khoa học.

Người tiểu đường và cao huyết áp cần có 1 thực đơn ăn uống khoa học.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường cao huyết áp

Nguyên tắc quan trọng nhất khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp là hạn chế muối và chất bột đường. Bởi đây là 2 chất sẽ làm tăng đường huyết và huyết áp, từ đó khiến người bệnh dễ bị biến chứng trên tim mạch hơn.

Tốt nhất người bệnh nên thảo luận với bác sĩ về lượng muối mà mình có thể ăn hàng ngày. Hoặc ăn nhạt nhất có thể bằng cách:

  • Giảm bớt lượng muối khi chế biến món ăn. Thay vì cho nhiều muối, bạn có thể sử dụng các loại gia vị khác như húng quế, bột quế, bột cà ri, nghệ, cây xô thơm, giấm táo…
  • Hạn chế thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối như cá hộp, thịt muối, dưa cà muối, các món kho, rim, muối, các loại nước sốt, nước chấm mặn…

Riêng với nhóm thực phẩm chứa chất bột đường, đây vẫn là nguồn dinh dưỡng cơ bản cho các hoạt động hàng ngày. Vì vậy, người bệnh chỉ ăn giảm chứ không nhịn ăn hoàn toàn.

Ngoài ra, để kiểm soát đường huyết và huyết áp tốt hơn, bạn nên áp dụng thêm các lưu ý sau:

  • Hạn chế thức ăn chiên rán nhiều lần, thức ăn nhanh, mỡ, nội tạng động vật. Thay vào đó nên ăn cá, dầu thực vật.
  • Chế độ ăn phải đủ 6 nhóm thực phẩm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, rau củ, trái cây và sữa hay các sản phẩm từ sữa.
  • Ưu tiên thực phẩm chứa nhiều chất xơ, ít chất béo, ít đường trong mỗi nhóm. Chẳng hạn như rau xanh, hoa quả ít ngọt, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch), thịt nạc, cá, sữa tách béo, sữa chua.
  • Hạn chế các loại đồ uống có cồn: bia, rượu…

Chế biến thức ăn cho người cao huyết áp và tiểu đường cần hạn chế muối, đường.

Chế biến thức ăn cho người cao huyết áp và tiểu đường cần hạn chế muối, đường.

Dựa trên những nguyên tắc cơ bản trên, bạn có thể tự xây dựng 1 thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp. Tuy nhiên, nếu gặp khó khăn trong quá trình lên thực đơn, bạn có thể tham khảo thực đơn mẫu dưới đây để áp dụng.

Gợi ý thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp chi tiết đến từng bữa

Các thực đơn mẫu dưới đây được xây dựng dựa trên gợi ý từ Trung tâm dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh, Viện dinh dưỡng Quốc Gia.

Thực đơn mẫu 1

Bữa sáng: 1 bát phở bò (180g bánh phở, 40g thịt bò, 1 muỗng nhỏ dầu ăn)

Bữa phụ: 2 miếng thanh long hoặc 2 miếng đu đủ chín vừa

Bữa trưa:

  • Cơm: 1 bát cơm đầy
  • Cá quả kho: 100g cá quả
  • Rau cải xanh luộc: 200g cải xanh

Bữa phụ: 1 ly sữa ít đường, ít béo hoặc sữa cho người tiểu đường

Bữa tối:

  • Cơm: 1 lưng bát
  • Thịt lợn rim tiêu: 70g thịt lợn nạc
  • Su hào luộc chấm muối vừng: 200g su hào, 5g muối vừng
  • Tráng miệng: 3 múi bưởi

Thực đơn mẫu 2


Thực đơn mẫu 3

Bữa sáng: 1 bát bún thịt (200g bún, 40g thịt lợn, 1 muỗng nhỏ dầu ăn)

Bữa phụ: 1 ly sữa cho người tiểu đường hoặc 1 hộp sữa chua

Bữa trưa:

  • Cơm: 1,5 - 2 lưng bát
  • Thịt băm viên sốt cà chua (40g thịt nạc vai, 10g cà chua)
  • Nộm rau muống (150g rau muống, 10g lạc vừng, 150g thanh long)

Bữa tối:

  • Cơm: 1 lưng bát con
  • Cá sốt cà chua (100g cá, 10g cà chua)
  • Bắp cải luộc: 200g
  • Tráng miệng: ½ quả cam

Xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh sẽ giúp người tiểu đường giảm đường máu và huyết áp. Tuy nhiên, chỉ riêng chế độ ăn thì chưa đủ. Ngoài chế độ ăn, người bệnh cần kết hợp thêm với nhiều giải pháp khác để giảm nguy cơ biến chứng tim mạch do tăng đường huyết và tăng huyết áp gây nên.

Chế độ ăn chưa đủ để phòng biến chứng tim mạch cho người tiểu đường cao huyết áp

Một số lưu ý giúp người bệnh tiểu đường giảm đường máu, huyết áp tốt hơn

Để kiểm soát đường huyết, huyết áp và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch do tiểu đường một cách tối ưu, người bệnh nên áp dụng thêm các giải pháp sau đây:

  • Dùng thuốc theo chỉ định và thăm khám bác sĩ định kỳ. Điều này sẽ giúp bác sĩ đánh giá khi nào cần thay đổi phác đồ điều trị hoặc thêm thuốc hạ huyết áp.
  • Uống đủ nước để kích thích quá trình trao đổi chất, từ đó gián tiếp giúp ổn định đường máu và huyết áp.
  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường và cao huyết áp chỉ nên chọn các bài tập vừa sức như đi bộ, đạp xe, tập yoga. Đặc biệt nếu bị tăng huyết áp độ 3 kèm kèm nhiều bệnh lý tim mạch khác, bạn nên hỏi bác sĩ về cường độ tập.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết, bạn có thể dễ dàng hơn khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp. Nếu còn băn khoăn, bạn có thể để lại bình luận ngay dưới bài viết hoặc gọi đến số 0981.238.219 để được tư vấn miễn phí.

Tham khảo:

Thực đơn cho người bệnh đái tháo đường, Trung tâm dinh dưỡng TP HCM, Nhà xuất bản Y học 2014.

http://viendinhduong.vn/

http://benhvienducgiang.com/