Thuốc Sitagliptin (Januvia) được sử dụng để kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2. Để thuốc Sitagliptin đạt hiệu quả kiểm soát đường huyết tốt nhất, người bệnh cần biết cách dùng, tác dụng phụ của thuốc ngay trong bài viết này. 

Sitagliptin là thuốc gì?

Sitagliptin (Januvia) là thuốc điều trị đái tháo đường type 2, dùng cho các trường hợp không kiểm soát được đường huyết bằng chế độ ăn và tập luyện hoặc trước đó dùng một thuốc khác không hiệu quả. 

Sitagliptin là thuốc mới được nghiên cứu thuộc nhóm thuốc ức chế enzym dipeptidyl peptidase - 4 (viết tắt là DPP-4). Thuốc tác động đến incretin (hormone điều tiết lượng đường trong máu khi ăn), giúp tăng tiết insulin, tăng khả năng thu nhận glucose và giảm tạo đường tại gan.

 

Ưu điểm của Sitagliptin là không gây hạ đường huyết đột ngột như tác dụng phụ thường thấy ở các thuốc điều trị bệnh đái tháo đường khác. Thuốc cũng có thể sử dụng cho bệnh nhân đang bị suy thận.

Januvia là tên thương hiệu của Sitagliptin dùng điều trị đái tháo đường tuýp 2

Januvia là tên thương hiệu của Sitagliptin dùng điều trị đái tháo đường tuýp 2

Giá bán của Sitagliptin

Sitagliptin (Januvia) đang được bán tại các nhà thuốc Tây với mức giá tham khảo như sau:

  • Sitagliptin 100 mg (Januvia 100mg) hộp 2 vỉ x 14 viên, có giá: 515.000 đồng/hộp.
  • Sitagliptin 50 mg (Januvia 50 mg) hộp 2 vỉ x 14 viên, có giá: 518.000 đồng/hộp.
  • Sitagliptin 25mg (Januvia 25mg) hộp 2 vỉ x 14 viên, có giá: 525.000 đồng/hộp.

Cách sử dụng Sitagliptin

Bạn nên uống Sitagliptin mỗi ngày một lần bằng cách nuốt ngay, không nhai thuốc. Thuốc có thể uống trước hoặc sau bữa ăn đều được. Nhưng tốt nhất, bạn nên uống thuốc vào một giờ nhất định vì hiệu lực của thuốc kéo dài đến 24 giờ.

Trong quá trình dùng thuốc cần kiểm tra đường huyết thường xuyên. Nếu có dấu hiệu bất thường, cần báo ngay cho bác sĩ để có phương án điều trị ngay.

Nên uống thuốc tiểu đường Sitagliptin vào thời điểm cố định trong ngày

Nên uống thuốc tiểu đường Sitagliptin vào thời điểm cố định trong ngày

Liều dùng Sitagliptin

Tùy thuộc vào từng thể trạng, bác sĩ sẽ kê liều dùng khác nhau cho bệnh nhân. Thông thường sẽ có liều dùng như sau:

  • Đối với người lớn: liều dùng Sitagliptin 100 mg/lần mỗi ngày.
  • Nếu kết hợp với Metformin hydrochloride giải phóng tức thì: Sitagliptin 50mg + Metformin hydrochloride 500mg (Janumet 50mg/1000mg).
  • Khi phối hợp với insulin/thuốc tăng tiết insulin: Giữ nguyên Sitagliptin, giảm liều các thuốc còn lại.
  • Đối với bệnh nhân suy thận sẽ tăng, giảm liều tùy thuộc vào tình trạng suy thận và sẽ được bác sĩ lưu ý khi kê đơn.

Sitagliptin dùng an toàn, không gây tương tác khi dùng cùng với các thuốc giảm lipid máu simvastatin, warfarin hay các thuốc tránh thai đường uống, thuốc chống đông….

Làm gì khi sử dụng thiếu/quá liều Sitagliptin?

Trong một số trường hợp, khi bạn quên hoặc sử dụng quá liều Sitagliptin, hãy xử lý như sau:

  • Khi sử dụng thiếu liều Sitagliptin: Hãy dùng ngay khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời điểm đó quá gần với liều tiếp theo, bạn có thể bỏ qua và chờ đến lúc sử dụng liều tiếp theo.
  • Khi sử dụng quá liều Sitagliptin: Nếu quá liều Sitagliptin và có những triệu chứng nghiêm trọng như chóng mặt, khó thở, ngất xỉu, bạn sẽ cần gọi ngay cho trung tâm cấp cứu.

Tác dụng phụ thường gặp của Sitagliptin

Sử dụng đơn độc thuốc Sitagliptin không gây ra hạ đường huyết. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng Sitagliptin với một số loại thuốc điều trị đái tháo đường khác như Metformin (Glucophage), Glyburide, Rosiglitazone (Avandia)..., vẫn có thể khiến lượng đường trong máu hạ thấp. Do đó, hãy nói với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng và lưu ý xử lý khi gặp các dấu hiệu sau:

  • Đau đầu: Khi gặp tác dụng phụ này bạn cần thực hiện nghỉ ngơi, uống nhiều nước, không sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích.
  • Đổ mồ hôi đột ngột, run rẩy, đói, tim đập nhanh, chóng mặt, mờ mắt, ngứa ở bàn tay hoặc bàn chân (dấu hiệu hạ đường huyết): Khi gặp trường hợp này, người bệnh có thể bổ sung các sản phẩm có glucose chuyển hóa nhanh (nước đường, sữa, bánh kẹo ngọt…) để khắc phục.
  • Khát nước, lú lẫn, đi tiểu nhiều, buồn ngủ, thở nhanh, hơi thở có mùi trái cây (triệu chứng tăng đường huyết: Đối với tác dụng phụ này, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng các loại thuốc điều trị tiểu đường.

Một số tác dụng phụ khác bao gồm: Viêm mũi họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm kẽ phổi, đau khớp, đau cơ, nôn, táo bón cũng đã được ghi nhận ở những người sử dụng Sitagliptin.

Sitagliptin có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng gì?

Sitagliptin hiếm khi gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như viêm tụy cấp và phản ứng quá mẫn. Tuy nhiên bạn vẫn cần lưu ý. Dấu hiệu nhận biết viêm tụy cấp và phản ứng quá mẫn cụ thể như sau:

  • Viêm tụy cấp: Đau bụng dữ dội, khởi phát đột ngột và kéo dài, kèm nôn, sốt.
  • Phản ứng quá mẫn: Phát ban trên da như đỏ, sưng, ngứa, bong tróc và phồng rộp da; thở khò khè; Đau tức ngực, đau cổ họng; Khó nói và khó thở. Tác dụng phụ này thường xảy ra ở 3 tháng đầu hoặc lần uống Sitagliptin đầu tiên.

Liên hệ với bác sĩ ngay khi thấy tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng Sitagliptin

Liên hệ với bác sĩ ngay khi thấy tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng Sitagliptin

Lưu ý khi sử dụng Sitagliptin 

  • Không dùng cho người dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai, cho con bú, người bệnh đái tháo đường tuýp 1.
  • Từng có tiền sử dị ứng với Sitagliptin hoặc những loại thuốc khác.
  • Có các vấn đề liên quan đến tuyến tụy.
  • Đang bị sỏi mật hoặc có hàm lượng chất béo triglyceride cao trong máu (làm tăng nguy cơ viêm tụy cấp).
  • Có các vấn đề liên quan đến thận ở hiện tại hoặc trước đó.
  • Người nghiện rượu nặng.
  • Nhiễm toan ceton do tiểu đường.

Thận trọng khi dùng Sitagliptin với các loại thuốc khác

Hãy thông báo với bác sĩ khi được kê đơn Sitagliptin nếu bạn đang sử dụng một trong những nhóm thuốc sau đây:

  • Nhóm thuốc ức chế beta: Có thể làm cho nhịp tim của bạn tăng nhanh và biểu hiện tương tự như khi bị hạ đường huyết.
  • Nhóm thuốc Insulin hoặc những thuốc tiểu đường khác: Có thể làm hạ đường huyết.
  • Digoxin: Có thể có nguy cơ về ngộ độc Digoxin do tăng nồng độ huyết thanh của Digoxin.
  • Nhóm thuốc điều trị Ritonavir cho người bệnh HIV/AIDS.
  • Nhóm thuốc trị nhiễm nấm Ketoconazole/Itraconazole, thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, nhiễm trùng tai clarithromycin: Nhóm thuốc này khi kết hợp với Sitagliptin có thể làm thay đổi tính chất dược động học của thuốc (khả năng hấp thụ).

Cách bảo quản thuốc Sitagliptin tại nhà

Bảo quản thuốc trong nhiệt độ phòng, tránh xa tầm tay của trẻ em. Không sử dụng khi thuốc đã hết hạn. Lúc cần vứt bỏ thuốc, không bỏ vào rác thải sinh hoạt hoặc vứt qua đường ống dẫn nước thải. Cần hỏi các bác sĩ về cách loại bỏ thuốc khi không sử dụng được.

Bạn có thể bảo quản Sitagliptin trong nhiệt độ phòng thông thường

Bạn có thể bảo quản Sitagliptin trong nhiệt độ phòng thông thường

Thông tin cho bạn:

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết như Sitagliptin, người bệnh có thể kết hợp cùng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như Câu kỳ tử, Hoài Sơn, Mạch Môn, Nhàu nhằm giúp nâng cao hiệu quả ổn định đường huyết, giảm thiểu biến chứng trên tim mạch, thận, mắt, thần kinh do bệnh đái tháo đường. 

Việc kết hợp thuốc tây với các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược cũng giúp người bệnh hạn chế được tình trạng tăng liều thuốc tây, từ đó giảm thiểu tối đa những tác dụng phụ của thuốc tây y.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu về cách sử dụng Sitagliptin. Mọi vấn đề cần hỗ trợ về bệnh tiểu đường hoặc về thuốc Sitagliptin, vui lòng liên hệ theo hotline 0981 238 219.

ĐT-219.jpg

Tham khảo: webmd.com, drugs.com, nhs.uk, medicines.org.uk, magazine.canhgiacduoc.org.vn