Đứng trước tình trạng gia tăng không ngừng của bệnh tiểu đường, nhiều loại thuốc Tây mới đã được tìm ra để tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ cho người bệnh. Dưới đây, hãy cùng khám phá 5 loại thuốc chữa bệnh tiểu đường mới nhất hiện nay và tìm hiểu ưu điểm của các loại thuốc này là gì nhé!

Nhiều loại thuốc tây chữa bệnh tiểu đường mới nhất đã được tìm ra

Nhiều loại thuốc tây chữa bệnh tiểu đường mới nhất đã được tìm ra

Bệnh tiểu đường hiện nay vẫn nằm trong 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Mỗi ngày trung bình có khoảng 80 người Việt Nam chết vì căn bệnh này. Điều đáng lo ngại là bất chấp những tiến bộ của nền Y học, số người mắc tiểu đường tại nước ta vẫn có xu hướng gia tăng. Theo dự đoán của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới IDF, đến năm 2040 Việt Nam sẽ có khoảng 6 triệu người bị tiểu đường, gấp đôi số người mắc bệnh hiện tại.

Với những chuyển biến phức tạp của bệnh tiểu đường, việc tìm ra nhiều loại thuốc điều trị mới trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Mục tiêu chung là giúp người bệnh giảm đường huyết và kiểm soát biến chứng hiệu quả hơn, đồng thời ít gặp tác dụng phụ.

Điểm danh 10 loại thuốc chữa bệnh tiểu đường mới nhất hiện nay

So với thế kỷ trước, số lượng thuốc điều trị tiểu đường đã tăng lên đáng kể. Ngoài những loại thuốc kinh điển như Insulin, Metformin, Sulfonylurea, người bệnh đã được sử dụng nhiều loại thuốc mới ưu việt hơn. Điển hình phải kể đến 5 loại thuốc sau:

Jardiance (empagliflozin)

Jardiance (empagliflozin) là thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 nhóm ức chế SGLT2. Thuốc hạ đường huyết theo cơ chế tăng thải đường qua thận. So với các thuốc cùng nhóm, Jardiance đã được chứng minh có ưu điểm:

Tuy nhiên, nhược điểm của loại thuốc này là làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Thuốc cũng khiến thận phải làm việc nhiều hơn nên không phù hợp với những người cao tuổi đang có bệnh thận và đang sử dụng thuốc lợi tiểu.

 

Thuốc mới Jardiance giúp giảm nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch ở người tiểu đường

Afrezza (Insulin dạng hít)

Afrezza là thuốc chữa bệnh tiểu đường mới nhất thuộc nhóm insulin. Thuốc vẫn hạ đường huyết bằng cách đưa trực tiếp hormone insulin vào cơ thể. Tuy nhiên, điểm khác biệt là người bệnh sẽ dùng dưới dạng hít chứ không phải dùng kim tiêm khi sử dụng.

Afrezza có thể gây tác dụng phụ là co thắt phế quản. Do đó, những người tiểu đường bị kèm hen suyễn hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không nên sử dụng loại thuốc này. Ngoài ra, các bác sĩ cũng ít kê đơn Afrezza cho những người bệnh đang phải dùng insulin liều cao. Bởi 1 liều của thuốc này chỉ chứa khoảng 4 - 8 đơn vị insulin.

Insulin degludec (Tresiba)

Insulin degludec là 1 loại insulin tác dụng kéo dài. Thời gian tác dụng của thuốc có thể lên tới 42 giờ. Do đó, người bệnh chỉ phải tiêm 1 lần duy nhất trong ngày. Thuốc có thể dùng cho cả người bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 dưới dạng đơn độc hoặc trộn cùng insulin aspart (Ryzodeg 70/30).

Tác dụng phụ của Insulin degludec tương tự như các loại insulin khác. Thường gặp nhất là gây hạ đường huyết. Do đó người bệnh cần lưu ý không nhịn ăn hay tập thể dục quá sức khi tiêm. Ngoài ra, nếu tiêm không đúng kỹ thuật, thuốc cũng có thể gây loạn dưỡng mỡ dưới da, khiến vị trí tiêm vị phì đại hoặc lõm xuống.

Bydureon (exenatide)

Là 1 trong 5 thuốc chữa bệnh tiểu đường mới nhất hiện nay, Bydureono chế dưới dạng giải phóng kéo dài trong thiết bị tiêm tự động. Do đó người bệnh chỉ cần dùng 1 tuần 1 lần. Thuốc thường được kê đơn cho những người tiểu đường tuýp 2 thừa cân hoặc đã dùng nhiều loại thuốc uống nhưng vẫn chưa giảm được đường huyết.

Tác dụng phụ thường gặp nhất của Bydureon là buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Ngoài ra, thuốc có thể gây hạ đường huyết khi sử dụng cùng insulin.

Bydureon là một trong 5 thuốc tây chữa bệnh tiểu đường mới nhất hiện nay.

Bydureon là một trong 5 thuốc tây chữa bệnh tiểu đường mới nhất hiện nay

Victoza (Liraglutide)

Victoza (Liraglutide) là thuốc cùng nhóm với Bydureon. Tuy nhiên so với các thuốc cùng nhóm, Victoza được sử dụng phổ biến hơn tại Việt Nam. Đặc biệt, đây còn là thuốc duy nhất được chứng minh có tác dụng giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo nghiên cứu, thuốc có thể giảm 22% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và 15% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân.

Nhược điểm của Victoza là có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Thuốc cũng được khuyến cáo thận trọng ở người có tiền sử bị ung thư tuyến giáp dạng tủy, đa u tuyến nội tiết loại 2 và người có độ lọc cầu thận dưới 30 ml/phút.

Thuốc tiêm, truyền Humalog (insulin lispro)

Humalog là loại thuốc tác dụng nhanh chỉ sau khoảng 15 phút sử dụng cho cả người bị tiểu đường type 1 và type 2. Cũng như các thuốc điều trị tiểu đường khác, Humalog có thể làm đường huyết hạ thấp, khi đó bạn hãy ăn 1 cái kẹo, 1 viên đường hoặc uống nước ép hoa quả để kéo lại đường huyết nhé!

Thuốc tiêm Lantus (insulin glargine)

Lantus (insulin glargine) bổ sung insulin cho cơ thể 1 cách từ từ, đều đặn, ổn định đường huyết giữa các bữa ăn và trong đêm. Thuốc này được sử dụng để điều trị cho người lớn mắc bệnh tiểu đường loại 2; người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên mắc bệnh tiểu đường loại 1. Do tác dụng kéo dài nên chỉ cần tiêm 1 lần/ngày vào cùng 1 thời điểm.

Bút tiêm Lantus dùng cho cả người tiểu đường type 1 và type 2

Bút tiêm Lantus dùng cho cả người tiểu đường type 1 và type 2

Soliqua 100/33 (insulin glargine và lixisenatide)

Soliqua được xem là loại thuốc cải tiến lớn, là sự kết hợp của 2 hoạt chất insulin glargine và lixisenatide làm hạ HbA1c tốt hơn thuốc Lantus còn khả năng ổn định đường huyết thì tương đương Lantus. Thuốc kết hợp này được sử dụng cùng với chế độ ăn uống và tập thể dục để cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu ở người lớn mắc bệnh tiểu đường loại 2 nhưng không dùng để điều trị bệnh tiểu đường loại 1.

Tác dụng phụ phổ biến nhất của Soliqua đó là đường máu hạ thấp, buồn nôn, tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp và đau đầu. Nếu bạn thấy khó thở, phù chân, mắt cá chân, viêm tụy (đau bụng lan rộng đến lưng )hay chuột rút thì ngừng sử dụng và báo ngay cho bác sỹ.

Toujeo (insulin glargine)

Toujeo là thuốc chữa bệnh tiểu đường mới được cải tiến của thuốc Lantus dùng cho cả người đái tháo đường type 1 và type 2, hiệu quả kiểm soát đường huyết tương đương nhưng điểm nổi bật đó là an toàn hơn Lantus, đôi khi có thể gặp tác dụng ngoại ý như nhiễm trùng đường hô hấp và cảm lạnh nhưng không quá trầm trọng nên hạn chế các biến chứng trong bệnh tiểu đường như tổn thương tim hay thần kinh.

Toujeo là thuốc được cải tiến từ thuốc Lantus, ít tác dụng phụ hơn.

Toujeo là thuốc được cải tiến từ thuốc Lantus, ít tác dụng phụ hơn.

Thuốc tiêm dưới da Trulomatic (dulaglutide)

Loại thuốc này được tiêm dưới da 1 lần/tuần kết hợp với chế độ ăn uống, tập thể dục đều đặn để để kiểm soát đường máu ở người tiểu đường type 2 nhưng thuốc này không được khuyến cáo là lựa chọn đầu tiên để điều trị tiểu đường mà chỉ nên dùng kết hợp với thuốc khác và hiện chưa có ở nước ta.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị tiểu đường

Chưa có cách nào được coi là giải pháp toàn diện giúp bạn chữa khỏi tiểu đường nhưng để chung sống hòa bình với căn bệnh này, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên kết hợp nhiều giải pháp điều trị cùng lúc.

Chưa có thuốc chữa khỏi bệnh tiểu đường

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Các thuốc điều trị hiện không chữa dứt điểm bệnh mà chỉ giúp kiểm soát đường huyết, làm chậm quá trình phát sinh biến chứng nên bạn vẫn phải duy trì dùng thuốc kể cả khi đường huyết đã ổn. Bạn chỉ giảm liều hoặc tạm ngưng 1 thời gian sau khi hỏi ý kiến bác sĩ và được cho phép. Nếu bác sĩ cho tạm ngưng thuốc, thì bạn cần theo dõi đường huyết liên tục và báo với bác sĩ để kịp thời điều chỉnh khi đường huyết tăng cao.

Cần kết hợp thuốc với các giải pháp khác

Cũng giống như bất kỳ bệnh lý nào khác, lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc "giải quyết" bệnh tiểu đường. Duy trì tập luyện và ăn uống có kiểm soát sẽ giúp đường huyết của bạn ổn định trong giới hạn cho phép:

 - Tăng cường vận động thể chất: Luyện tập thể dục thường xuyên 30 - 60 phút/ngày với cường độ vừa phải, bằng cách đi bộ, đạp xe hay bơi lội…

- Chế độ ăn khoa học: tăng cường chất xơ, cắt giảm chất béo và lượng carbohydrate (có trong tinh bột và đường) tiêu thụ mỗi ngày.

- Giữ cân nặng khỏe mạnh: Thừa cân sẽ làm tăng tình trạng đề kháng lnsulin và thúc đẩy biến chứng tiểu đường. Bởi vậy, nếu bạn có thừa cân hay béo phì, hãy lên kế hoạch để giảm cân và duy trì nó ở mức hợp lý, với chỉ số khối cơ thể BMI trong khoảng 18.5 – 23.9.

- Giảm căng thẳng, ngủ đủ giấc và đúng giờ để giúp làm giảm quá trình stress oxy hóa - một cách để kiểm soát biến chứng tiểu đường.

Tiểu đường không thể kiểm soát tốt nếu bạn không tập thể dục kết hợp với lối sống lành mạnh

Bên cạnh các thuốc điều trị chính có tác dụng hạ đường huyết, chế độ dinh dưỡng và tập luyện nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng thêm những giải pháp hỗ trợ từ thảo dược để tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường. Bởi tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa. Do đó, ngoài việc dùng thuốc, để điều trị và phòng ngừa biến chứng đái tháo đường hiệu quả, không thể thiếu được những giải pháp về lâu dài giúp cơ thể tự cân bằng và điều chỉnh những rối loạn trong cơ thể.

Với sự nghiên cứu không ngừng các loại thuốc tây chữa bệnh tiểu đường mới nhất, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng trong 1 ngày gần nhất, thuốc chữa tiểu đường sẽ được tìm ra giúp  người bệnh sống khỏe mạnh hơn khi mắc bệnh này.

 

Tham khảo:

https://www.drugs.com/article/new-diabetes-treatments.html

https://www.healthline.com/health/diabetes/diabetes-new-drugs#ask-your-doctor

https://www.webmd.com/diabetes/features/new-diabetes-medications#1

https://www.drugs.com/article/new-diabetes-treatments.html

https://www.healthline.com/health/diabetes/diabetes-new-drugs#new-diabetes-drugs