Thuốc Trajenta có hoạt chất chính là Linagliptin được dùng để giảm đường huyết cho người bệnh tiểu đường type 2. Việc sử dụng thuốc tiểu đường Trajenta (Linagliptin) hợp lý sẽ giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời tránh được nhiều tác dụng phụ.
Trajenta là thuốc gì?
Trajenta là thuốc điều trị đái tháo đường thế hệ mới, với thành phần chính là Linagliptin, được chỉ định cho bệnh nhân tiểu đường type 2 không kiểm soát được đường huyết. Cho dù trước đó đã áp dụng chế độ ăn giảm đường huyết hoặc dùng một thuốc điều trị đái tháo đường khác không hiệu quả, đường huyết vẫn cao.
Trajenta (Linagliptin) thuộc nhóm thuốc ức chế Enzym DPP-4, tác động giảm đường huyết theo cơ chế làm tăng hoạt tính của incretin, kích thích tụy sản xuất Insulin, đồng thời ức chế hormone (glucagon) làm tăng đường huyết. Kết quả của tác động này là đường máu giảm giảm; cơ thể sử dụng và dự trữ đường đúng cách
Trajenta (Linagliptin) giảm đường huyết nhờ kích thích tụy tiết insulin
Thuốc điều trị ĐTĐ Trajenta 5mg được bào chế dưới dạng viên nén bao phim (mỗi viên chứa Linagliptin 5mg) và được sản xuất bởi Boehringer Ingelheim Pharma GmbH & Co. KG - Công ty dược phẩm nổi tiếng của Đức.
Mỗi hộp thuốc Trajenta đóng gói 30 viên (hộp 10 viên x 3 vỉ bao phim), có giá khoảng 500.000 đồng. Mức giá này có thể thay đổi tùy nhà thuốc và thời điểm mua.
Để tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết, nhà sản xuất đã tạo thêm một thương hiệu mới có tên là Trajenta Duo, thành phần bao gồm: linagliptin 2.5mg và Metformin 850mg.
Cách dùng Trajenta như thế nào?
Nên nuốt trọn viên thuốc Trajenta cùng với một cốc nước nhỏ, không nhai hay nghiền nát viên thuốc. Có thể dùng Trajenta vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, không bắt buộc phải uống trước – sau bữa ăn, nhưng cần uống vào một khung giờ cố định trong ngày vì hiệu quả của thuốc chỉ kéo dài 24h.
Nên dùng thuốc Trajenta (Linagliptin) vào cùng 1 thời điểm trong ngày
Liều dùng Trajenta như thế nào?
Ở người trưởng thành liều dùng thông thường sẽ là 1 viên Trajenta 5mg/lần, mỗi ngày sử dụng 1 lần. Khi dùng Linagliptin phối hợp với Metformin, liều Linagliptin thường dùng là 2.5mg. Tương tự như vậy đối với các dạng phối hợp cùng các thuốc tiểu đường khác như Insulin, Empagliflozin, Diamicron, Amaryl, Glyburide.
Một số trường hợp, người bệnh có thể quên hoặc uống quá liều Trajenta. Khi đó người bệnh cần xử lý như sau.
- Quên liều Trajenta: hãy uống nó ngay khi nhớ ra và liều kế tiếp của ngày hôm sau sẽ chính là giờ đó. Không sử dụng 2 liều Trajenta trong cùng 1 ngày. Nếu đã gần thời điểm sử dụng liệu tiếp theo, bạn có thể bỏ qua liều đã quên và dùng tiếp thuốc Trajenta như bình thường.
- Uống quá liều Trajenta: bạn có thể đối mặt với nguy cơ hạ đường huyết. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như cách xử trí, bạn vui lòng đọc tại mục “Đánh giá nguy cơ hạ đường huyết của Trajenta” trong bài viết này.
Lưu ý: Người bệnh tiểu đường rất dễ bị nhầm giữa Trajenta và Trajenta Duo. Đây là hai loại thuốc hoàn toàn khác nhau. Trajenta là dạng đơn chất, chỉ chứa duy nhất 1 thành phần là Linagliptin. Trong khi đó Trajenta Duo là dạng thuốc phối hợp hai thành phần: Linagliptin và Metformin. Tác dụng của Trajenta Duo mạnh hơn Trajenta nên mua và sử dụng nhầm dễ gây hạ đường huyết quá mức.
Tác dụng phụ đáng lưu tâm của Trajenta
Trajenta cũng sẽ có những tác dụng không mong muốn tương tự các thuốc điều trị đái tháo đường có thành phần chính là Linagliptin khác (Trajenta Duo, Glyxambi…).
Tác dụng phụ thường gặp, bao gồm: đau đầu, viêm mũi họng, tăng lipid máu, táo bón, tăng men gan (gây vàng da, vàng mắt). Thông thường, các tình trạng này sẽ tự cải thiện khi bạn quen dần với việc dùng thuốc. Nếu cảm thấy tồi tệ hơn, hãy đi khám để được bác sĩ cân nhắc đổi sang thuốc khác phù hợp hơn.
Trajenta còn có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng như viêm tụy cấp hoặc phản ứng quá mẫn cảm với thuốc trong liều uống đầu tiên hoặc sau ba tháng sử dụng. Mặc dù những phản phản ứng này rất hiếm gặp nhưng khi xảy ra sẽ rất nghiêm trọng, người bệnh cần được cấp cứu tại bệnh viện.
- Viêm tụy cấp: Đau bụng dữ dội sau bữa ăn kèm với nôn, sốt
- Phản ứng quá mẫn cảm (sốc phản vệ): Phù nề mặt và đường thở, gây khó thở, khò khè, khó nuốt
Trajenta có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, chóng mặt
Những điểm lưu ý quan trọng khi sử dụng Trajenta
Dù không gây tụt đường huyết như các thuốc điều trị ĐTĐ khác nhưng Trajenta hay các thuốc có thành phần chính là Linagliptin vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn ở một số người. Vì vậy, để dùng thuốc an toàn, hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
Cung cấp thông tin liên quan đến sức khỏe cho bác sĩ
Trajenta (Linagliptin) có thể không an toàn cho một số đối tượng. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ nếu:
- Có tiền sử dị ứng với Linagliptin hoặc các loại thuốc khác.
- Có vấn đề liên quan đến tuyến tụy hiện tại hoặc trong quá khứ.
- Có các dấu hiệu nghi ngờ viêm tụy như đau dạ dày dai dẳng, đau bụng dữ dội.
- Đang mang thai, cho con bú hoặc có ý định mang thai.
Thông báo cho bác sĩ các loại thuốc đang dùng
Trajenta và một số loại thuốc có thể làm giảm hoặc cản trở tác dụng của nhau, làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ. Do đó, bạn nên thông báo với bác sĩ khi bạn đang sử dụng một trong các nhóm thuốc sau:
- Thuốc điều trị đái tháo đường: Insulin, Diamicron, Amaryl
- Thuốc chống lao: Rifampicin
- Thuốc chống động kinh: Carbamazepine, phenobarbital hoặc phenytoin
- Thuốc hạ mỡ máu Simvastatin
Dấu hiệu cảnh báo hạ đường huyết và cách xử trí
Ở liều thông thường, Trajenta không gây hạ đường huyết khi sử dụng đơn độc. Nhưng khi người bệnh sử dụng Trajenta phối hợp với các thuốc tiểu đường khác, đặc biệt là các thuốc thuộc nhóm sulfonylureas hoặc thuốc tiêm insulin, có thể gây hạ đường huyết quá mức. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến với tỷ lệ 1/10 người dùng thuốc.
Các triệu chứng hạ đường huyết quá mức bao gồm: Run tay, đổ mồ hôi, mệt mỏi, bồn chồn, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt. Khi gặp phải các dấu hiệu cảnh báo này, người bệnh ngay lập tức phải xử lý bằng cách: Dùng 1 muỗng cà phê đường pha nước uống hoặc uống 1 ly nước trái cây, sữa có đường.
Thông tin hữu ích cho bạn:
Để giúp điều trị bệnh đái tháo đường hiệu quả và an toàn hơn, giải pháp kết hợp thuốc tây với sản phẩm thảo dược đang được chuyên gia đánh giá cao và nhiều người bệnh đón nhận. Đặc biệt, các thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn không chỉ cho thấy tác dụng hỗ trợ ổn định đường huyết mà quan trọng hơn, chúng còn giúp phòng ngừa và cải thiện tốt các biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh.
Việc sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược từ Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn hoàn toàn không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc Trajenta. Không những thế, giải pháp này còn giúp tác dụng của Trajenta được duy trì tốt hơn, hạn chế tình trạng phải tăng liều thuốc hoặc chuyển sang thuốc tiêm, hạn chế tốt đa các tác dụng phụ của Trajenta.
Tạm kết:
Trên đây là những thông tin về thuốc tiểu đường Trajenta. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách sử dụng loại thuốc này để có thể kiểm soát tốt đường huyết. Mọi băn khoăn về thông tin trong bài viết, bạn hãy liên hệ ngay với chuyên gia theo số hotline 0981 238 219.
Tham khảo: nhs.uk, webmd.com, tradjenta.com, webmd.com, medicines.org.uk