Thuốc Glucovance có tác dụng kiểm soát lượng đường huyết tăng cao, chỉ định điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Để Glucovance giảm lượng đường trong máu hiệu quả và an toàn nhất, bệnh nhân cần lưu ý về cách dùng, liều dùng cũng như các tác dụng phụ của thuốc.

Glucovance (Metformin/Glibenclamid) là thuốc giảm đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Glucovance (Metformin/Glibenclamid) là thuốc giảm đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Glucovance là thuốc gì?

Glucovancethuốc điều trị tiểu đường type 2 có sự kết hợp của 2 thành phần chính, đó là Metformin và Glibenclamid. Thuốc được sử dụng kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện để kiểm soát đường huyết.

Hai thành phần chính của Glucovance có cơ chế tác động không nhau nhưng lại bổ sung hiệu quả cho nhau. Cụ thể như sau:

  • Metformin: Giúp giảm đường huyết bằng việc giảm đề kháng insulin (giúp insulin chuyển hóa đường đúng cách hơn), từ đó hạn chế tạo đường ở gan, tăng sử dụng đường tại cơ.
  • Glibenclamide: Kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin để giảm nhanh đường huyết.

Glucovance không được sử dụng để điều trị tiểu đường type 1; chống chỉ định ở  bệnh nhân dị ứng với các thành phần của thuốc; suy gan, thận nặng; phụ nữ có thai và cho con bú và thận trọng với trẻ em.

Thuốc tiểu đường Glucovance được sản xuất bởi Merck (Đức) với các mức giá tham khảo như sau:

  • Glucovance 500mg/5mg (500mg Metformin, 5mg Glibenclamid): 180.000 VNĐ/ hộp 2 vỉ x 15 viên.
  • Glucovance 500mg/2.5mg (500mg Metformin, 2.5mg Glibenclamid): 132.000 VND/ hộp 2 vỉ x 15 viên.
  • Glucovance 1000mg/5mg (1000mg Metformin, 5mg Glibenclamid): 189.000 VNĐ/ hộp 2 vỉ x 15 viên.

Có 3 loại hàm lượng thuốc Glucovance của Merck (Đức)

Có 3 loại hàm lượng thuốc Glucovance của Merck (Đức)

Cách dùng thuốc tiểu đường Glucovance hiệu quả

Cách dùng và liều dùng của Glucovance được hướng dẫn sau đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình.

Cách dùng Glucovance

Glucovance được sử dụng bằng đường uống với nước lọc, uống 1-2 lần/ ngày ngay sau bữa ăn. Không sử dụng Glucovance với nước trái cây, trà… để không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. 

Khi dùng chung Glucovance với thuốc gắn acid mật, khuyến cáo nên sử dụng Glucovance ít nhất 4 giờ trước khi dùng thuốc gắn acid mật để thuốc được hấp thu tốt hơn.

Liều dùng Glucovance

  • Người lớn: Khởi đầu với liều thấp nhất là 1 viên Glucovance 500 mg/2.5 mg hoặc Glucovance 500 mg/5 mg ngày một lần. Sau đó, thuốc được điều chỉnh tối thiểu 2 tuần/lần hoặc lâu hơn, mỗi lần điều chỉnh không quá 1 viên. Tối đa 2000mg Metformin/20mg Glibenclamid 1 ngày.
  • Đối với người bệnh lý thận: Bắt đầu với liều 1 viên Glucovance 500 mg/2.5 mg ngày 1 lần. Theo dõi chức năng thận để điều chỉnh lượng phù hợp.

Theo dõi chức năng thận để điều chỉnh lượng phù hợp.

Xử lý khi quên/quá liều Glucovance:

Khi quên thuốc Glucovance: Uống ngay liều bỏ quên khi nhớ. Nếu gần liều tiếp theo nên bỏ qua và sử dụng tiếp liệu trình. Không sử dụng gấp đôi liều trong cùng 1 lần.

Khi quá liều Glucovance: Nếu xuất hiện các triệu chứng như thở nhanh, buồn ngủ nghiêm trọng, nhịp tim không đều, khó thở, bị ngất nên gọi ngay cho bác sĩ và đến trung tâm y tế gần nhất để được trợ giúp.

Bên cạnh việc sử dụng Glucovance, người bệnh nếu có thêm các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn sẽ giúp kiểm soát tiểu đường dễ dàng hơn. Bạn hãy gọi cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn kỹ hơn về giải pháp hiệu quả này nhé!

ĐT-219.jpg

Các tác dụng phụ của Glucovance và cách xử trí

Tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng thuốc Glucovance có thể kể đến như: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, tăng cân. Thông thường các triệu chứng này sẽ tự hết khi bạn quen dần với việc dùng thuốc.

Một số tác dụng phụ đáng lưu tâm của thuốc tiểu đường Glucovance đó là:

Hạ đường huyết

Biểu hiện: Đau đầu, đói, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, buồn nôn hoặc nôn, giảm tập trung, bồn chồn, rối loạn thị giác, chóng mặt, dị cảm, hồi hộp, đau thắt ngực, loạn nhịp tim.

Xử lý: Thông thường hạ đường huyết nhẹ sẽ không gây mất ý thức, lúc này người bệnh có thể uống nước đường, bổ sung kẹo, bánh có đường ngay. Trong trường hợp nặng như mất ý thức, hôn mê kinh nên gọi cấp cứu ngay.

Hạ đường huyết là tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng Glucovance

Hạ đường huyết là tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng Glucovance

Nhiễm acid lactic

Biểu hiện: Thường không có dấu hiệu quá rõ ràng, chủ yếu có thể nhận thấy qua vọp bẻ cơ, rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng (đau bụng dữ dội, suy nhược). Sau đó, hơi thở bắt đầu có mùi acid, người bệnh bị hạ thân nhiệt và có thể hôn mê.

Xử lý: Ngưng dùng thuốc và nhập viện ngay lập tức.

Một số phản ứng dị ứng khác

Nếu sau khi sử dụng Glucovance, người bệnh xuất hiện phát ban, ngứa và sưng, đặc biệt ở vùng cổ học, mặt, lưỡi, khó thở, chóng mặt, nên liên hệ ngay với bác sĩ để được chuyển sang thuốc khác phù hợp hơn.

Lưu ý khi sử dụng Glucovance cho người bệnh tiểu đường

Ngoài thông tin hướng dẫn sử dụng và tác dụng phụ, bạn cũng cần phải lưu ý thêm một số vấn đề sau khi dùng Glucovance.

Thận trọng về tương tác của Glucovance với các thuốc khác

Khi dùng Glucovance với các thuốc dưới đây có thể ảnh hưởng đến tác dụng kiểm soát đường máu và gia tăng nguy cơ tác dụng phụ:

  • Thuốc điều trị nấm: Miconazole, Fluconazole.
  • Thuốc kháng viêm: Phenylbutazone, Corticosteroids.
  • Các loại thuốc điều trị đái tháo đường khác: Chlorpropamide, glipizid, glibenclamid, tolbutamid.
  • Các thuốc chẹn beta: Metoprolol , propranolol, timolol.
  • Thuốc ức chế men chuyển: Captopril, enalapril.
  • Thuốc lợi tiểu, chất cản quang có iod.
  • Một số thuốc khác: Bosentan, Danazol, Chlorpromazine.

Bạn hãy trao đổi với bác sĩ các thuốc mình đang sử dụng để được cân nhắc cẩn thận về việc có nên sử dụng Glucovance hay không.

Duy trì chế độ ăn uống khoa học khi dùng thuốc

Người bệnh tiểu đường sử dụng thuốc Glucovance vẫn cần duy trì lối sống khoa học mới có thể kiểm soát tốt chỉ số đường huyết. 

Về chế độ ăn uống, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc hạn chế tinh bột, chất béo bão hòa, tăng chất xơ, chất đạm, chất béo chưa bão hòa trong bữa ăn. Tỷ lệ các chất dinh dưỡng phù hợp để duy trì đường huyết như sau: 2 phần chất xơ : 1 phần tinh bột : 1 phần chất đạm, chất béo.

Đối với chế độ tập luyện, người bệnh nên dành thời gian ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động nhẹ nhàng như đi bộ, thể dục, bơi lội, chạy bộ…

Sử dụng Glucovance kết hợp với sản phẩm thảo dược

Người bệnh tiểu đường đang sử dụng thuốc Glucovance hoàn toàn có thể kết hợp với các sản phẩm từ thảo dược, đặc biệt là thảo dược Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn. Việc này sẽ đem đến nhiều lợi ích quan trọng sau:

  • Hỗ trợ chỉ số đường huyết được duy trì ổn định lâu dài hơn, hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao hoặc hạ xuống quá mức.
  • Hỗ trợ giảm thiểu tình trạng nhờn thuốc Glucovance, phải tăng liều thuốc, nhờ đó giảm thiểu được những tác dụng phụ của thuốc.
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh...

Cách bảo quản thuốc Glucovance

Để bảo quản Glucovance cần đảm bảo không để thuốc trong tầm tay trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng dưới 30 độ C. Tránh ánh sáng và môi trường ẩm ướt. Không sử dụng thuốc Glucovance với những người khác.

Tạm kết:

Trên đây là những thông tin lưu ý khi sử dụng Glucovance giúp điều trị tiểu đường hiệu quả, an toàn hơn. Mọi băn khoăn về thuốc tiểu đường Glucovance nói riêng và bệnh tiểu đường nói chung, bạn vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo hotline: 0981 238 219.

ĐT-219.jpg

Tham khảo: drugs.com, webmd.com