Thuốc Onglyza được chỉ định cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 khi chế độ ăn kiêng, luyện tập hoặc sử dụng metformin không đủ để kiểm soát đường huyết. Để sử dụng thuốc tiểu đường Onglyza (Saxagliptin) an toàn, hiệu quả, người bệnh cần rất lưu ý về cách dùng và cách xử trí tác dụng phụ của thuốc.

Onglyza là thuốc gì?

Thuốc Onglyza có hoạt chất chính là Saxagliptin, được chỉ định để kiểm soát đường huyết cho người trưởng thành (trên 18 tuổi) bị tiểu đường type 2.

Onglyza (Saxagliptin) thuộc nhóm thuốc ức chế DPP-4 (dipeptidyl peptidase-4) - một enzym làm bất hoạt các hormon kích thích tiết insulin khi ăn (incretin hormone). Do đó khi ức chế DPP-4, hoạt tính incretin tăng lên, tuy được kích thích để tăng sản xuất insulin và giảm lượng đường trong máu cho người bệnh.

Onglyza 2.5mg và Onglyza 5mg

Onglyza 2.5mg và Onglyza 5mg

Thuốc Onglyza được sản xuất bởi hãng AstraZeneca UK Limited với giá bán tham khảo như sau:

  • Onglyza 5mg: 553.000 đồng/hộp 14 viên x 2 vỉ.
  • Onglyza  2.5mg: 485.000 đồng/ hộp 14 viên x 2 vỉ.

Onglyza (Saxagliptin) có thể không phù hợp cho một số đối tượng. Để đảm bảo an toàn cho bạn, hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn đã từng bị dị ứng với Saxagliptin hoặc các thuốc khác trong quá khứ; mắc một số bệnh giảm khả năng miễn dịch, suy gan – thận nặng (giai đoạn cuối), suy tim, đau khớp, bệnh liên quan đến tuyến tụy. Thuốc không được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường type 1, phụ nữ có thai và cho con bú.

Cách dùng, liều dùng thuốc Onglyza

Những thông tin về liều dùng, cách dùng thuốc Onglyza sau chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên tuân thủ theo liệu trình của bác sĩ dành cho mình.

Cách dùng

Uống và nuốt toàn bộ viên thuốc với nước. Không cắt, tách thuốc. Có thể sử dụng trước/sau bữa ăn hoặc bất kỳ thời điểm nào. Vì tác dụng của thuốc kéo dài trong 24h, hãy cố gắng sử dụng cùng một thời điểm mỗi ngày. Chỉ nên dừng sử dụng thuốc Onglyza khi được bác sĩ yêu cầu.

Uống Onglyza vào cùng một thời điểm giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn

Uống Onglyza vào cùng một thời điểm giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn

Liều dùng

Thông thường liều khuyến cáo của Onglyza dành cho người lớn từ 5mg/lần/ngày. Với trường hợp suy thận mức độ trung bình – nặng chỉ sử dụng 2,5 mg/lần/ngày (không sử dụng cho người suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu). Với người có suy gan có thể không cần điều chỉnh, không khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân suy gan nặng.

Trường hợp sử dụng Onglyza phối hợp với thuốc tiểu đường khác (ví dụ như insulin, sulfonylurea,…) thì hạ liều các loại thuốc khác.

Làm gì khi sử dụng thiếu hoặc quá liều Onglyza?

Nếu bạn quên hoặc uống quá liều Onglyza có thể xử lý như sau:

  • Trường hợp quên liều Onglyza: Uống ngay khi nhớ và lặp lại đúng thời gian uống liều quên vào ngày hôm sau. Nếu gần đến thời điểm sử dụng liều tiếp theo, bỏ qua liều quên và tiếp tục liệu trình.
  • Trường hợp quá liều Onglyza: Liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.

Tác dụng phụ của Onglyza và cách xử lý

Thuốc Onglyza có thể gây ra một số tác dụng phụ đáng chú ý như sau:

  • Chóng mặt, nhức đầu, đau dạ dày, tiêu chảy, nôn hoặc buồn nôn, phát ban nhẹ. Thông thường các triệu chứng này sẽ thuyên giảm khi bệnh nhân dùng thuốc dài ngày.
  • Nhiễm trùng tiết niệu với các triệu chứng như tiểu nhiều, tiểu buốt, có mùi hôi, đau bụng dưới. Bạn cần đi khám lại nếu có các dấu hiệu kể trên để được điều trị thích hợp.
  • Hạ đường huyết (xảy ra khi sử dụng với một số loại thuốc khác – phổ biến với mức độ 1/10): chóng mặt, run rẩy, đổ mồ hôi, đói, mờ mắt, lo lắng. Hãy chắc chắn rằng bạn không bỏ bữa, khi bị hạ đường huyết có thể nạp thêm các loại carbohydrate như bánh mì, ngũ cốc, nước hoa quả, đường,… giúp giảm tình trạng này.
  • Viêm tụy: Đau dữ dội, dai dẳng vùng bụng, lan tới lưng, buồn nôn hoặc nôn mửa. Bệnh nhân có những dấu hiệu của viêm tụy cần được cấp cứu kịp thời.
  • Phản ứng dị ứng: phát ban, ngứa, sưng ở cổ họng, lưỡi, mặt, khó thở và chóng mặt nghiêm trọng.
  • Đau khớp, bị rối loạn cương dương ở nam giới (trường hợp rất hiếm gặp).

Cẩn trọng hạ đường huyết khi dùng Onglyza với các thuốc tiểu đường khác

Cẩn trọng hạ đường huyết khi dùng Onglyza với các thuốc tiểu đường khác

Đặc biệt, Saxagliptin được cảnh bảo có thể tăng nguy cơ suy tim ở người bị bệnh lý tim mạch hoặc thận (theo Trung tâm DI & ADR Quốc Gia). Vì vậy, người tiểu đường đang sử dụng thuốc này cần báo ngay cho cán bộ y tế khi xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng suy tim như: thở ngắn bất thường khi thực hiện các hoạt động hàng ngày, khó thở khi nằm nghỉ, yếu, mệt, tăng cân kèm theo sưng mắt cá chân, bàn chân, cẳng tay. Bệnh nhân không nên tự ý ngừng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Lưu ý cần nhớ để sử dụng Onglyza hiệu quả, an toàn

Ngoài việc sử dụng đúng, đủ liều thuốc Onglyza, bạn sẽ cần lưu ý những vấn đề sau để phát huy được tác dụng điều trị tiểu đường hiệu quả của thuốc.

Thận trọng khi dùng Onglyza với các thuốc khác

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc sau khi được chỉ định với thuốc Onglyza:

  • Thuốc kiểm soát co giật, đau mãn tính: Carbamazepine, phenobarbital, phenytoin.
  • Thuốc điều trị viêm: Dexamethasone.
  • Thuốc kháng sinh điều trị bệnh nhiễm trùng: Rifampicin.
  • Thuốc trị nhiễm trùng nấm: Ketoconazole.
  • Thuốc giảm huyết áp: Diltiazem.
  • Các loại thuốc tiểu đường khác: Insulin, gliclazide, glipizide, glibenclamide, glimepiride, tolbutamide.

Duy trì chế độ ăn uống, luyện tập khoa học

Tuy thuốc Onglyza (Saxagliptin) được sử dụng khi chế độ ăn uống không thể giúp kiểm soát đường huyết, tuy nhiên bạn vẫn nên duy trì chế độ ăn uống và luyện tập khoa học cùng với hoạt chất Onglyza để tăng hiệu quả của thuốc. Cụ thể như sau:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cắt giảm các thực phẩm có chứa nhiều đường.
  • Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, hãy thực hiện các phương pháp giảm cân cho cơ thể.
  • Không sử dụng thuốc lá, rượu (không quá 175ml/ngày).
  • Thực hiện tập thể dụng tối đa 30 phút/ngày. Mỗi tuần 5 lần. Nếu lượng đường huyết ổn định, bạn có thể đạp xe.

Kết hợp Onglyza cùng sản phẩm thảo dược

Sử dụng thuốc tây kết hợp với sản phẩm thảo dược là giải pháp giúp việc kiểm soát đường huyết và biến chứng tiểu đường trở nên dễ dàng hơn. Người bệnh duy trì tốt thể trạng, hạn chế nhờn thuốc, cần tăng liều thuốc điều trị hoặc chuyển sang thuốc tiêm.

Một số thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, bên cạnh tác dụng hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết, chúng còn giúp hỗ trợ hạn chế được các biến chứng tiểu đường (tê bì chân tay, ngứa ngáy, nóng rát, bong tróc da, mờ mắt, tiểu nhiều…). Các sản phẩm thảo dược chứa Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn có thể sử dụng kết hợp với thuốc Onglyza để hỗ trợ điều trị tiểu đường tốt hơn.

Tạm kết

Trên đây là những thông tin về thuốc Onglyza cũng như cách sử dụng để đem lại hiệu quả. Mọi vấn đề còn băn khoăn trong bài viết, vui lòng liên hệ tới chuyên gia của chúng tôi theo số hotline 0981 238 219.

ĐT-219.jpg

Tham khảo: nhs.uk, webmd.com, medicines.org.uk, canhgiacduoc.org.vn