Đường huyết là một chỉ số quan trọng của cơ thể. Khi chỉ số đường huyết cao hơn mức bình thường có thể dẫn tới tiểu đường và nhiều rủi ro sức khỏe. Vậy chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu? Khi nào là cao và bị bệnh tiểu đường? Làm sao để giữ chỉ số đường huyết luôn trong giới hạn an toàn? Mời bạn cùng đọc ngay bài viết sau đây để tìm ra lời giải đáp.

Chỉ số đường huyết nói nên tình trạng sức khỏe rất rõ ràng

Chỉ số đường huyết nói nên tình trạng sức khỏe rất rõ ràng

Tìm hiểu về 4 loại chỉ số đường huyết

Dựa vào thời điểm đo chia chỉ số đường huyết thành 4 loại bao gồm: đường huyết bất kỳ, đường huyết lúc đói, sau ăn và sau nghiệm pháp dung nạp glucose.

Cụ thể như sau:

  • Chỉ số đường huyết bất kỳ: Được đo vào thời điểm bất kỳ trong ngày.
  • Chỉ số đường huyết lúc đói: Đo khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc). Thường chỉ số này được đo vào buổi sáng sớm, trước bữa ăn sáng (nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ).
  • Chỉ số đường huyết sau ăn: Đo tại thời điểm sau bữa ăn 2 giờ. Người tiểu đường cần quan tâm nhiều hơn đến chỉ số này để biết được việc ăn uống của mình đã hợp lý chưa.
  • Chỉ số đường huyết sau nghiệm pháp dung nạp glucose (OGTT): Đây là nghiệm pháp được thực hiện để chẩn đoán tiểu đường tại bệnh viện. Bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng 75g glucose trong 250-300 mml/l, sau đó 1 giờ, 2 giờ lấy máu để xét nghiệm chỉ số đường huyết.

Hiện nay, các chuyên gia y khoa đã chia ra những mốc cụ thể về chỉ số đường huyết trong từng thời điểm. Mục đích của việc phân loại chỉ số đường huyết là để có thể nhanh chóng “nhận dạng” bệnh tiểu đường và chọn loại thuốc, thời điểm dùng thuốc phù hợp.

Xét nghiệm chỉ số đường huyết có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị tiểu đường

Xét nghiệm chỉ số đường huyết có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị tiểu đường

Ngoài 4 chỉ số kể trên, có 1 chỉ số khác cũng hay được dùng, đó là mức đường huyết được thể hiện qua chỉ số HbA1c. HbA1c được đo bằng đơn vị %. Chỉ số này đại diện cho lượng đường trong máu trung bình trong 2 - 3 tháng trước thời điểm đo. Ngoài dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường, HbA1c còn giúp đánh giá quá trình điều trị có thực sự hiệu quả hay không.

Vậy chỉ số đường huyết bình thường bao nhiêu? Khi nào chúng ta nên thận trọng và cần nghiêm túc xem đó là vấn đề để cải thiện? Bạn hãy đọc tiếp để có câu trả lời nhé.

Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết ở người bình thường, khỏe mạnh như sau:

  • Chỉ số đường huyết bất kỳ: < 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
  • Chỉ số đường huyết lúc đói: Từ 70 mg/dl tới dưới 100 mg/dL (4,0 - 5,6 mmol/l).
  • Chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ: < 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
  • Chỉ số đường huyết sau nghiệm pháp OGTT: < 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
  • Chỉ số HbA1c: < 5,7%

Với phụ nữ mang thai, chỉ số đường huyết bình thường ở thai phụ là:

  • Chỉ số đường huyết lúc đói < 92 mg/dL (5,1 mmol/L).
  • Chỉ số đường huyết sau nghiệm pháp OGTT: Sau 1 giờ là < 180 mg/dL (10,0 mmol/L), sau 2 giờ < 153 mg/dL (8,5 mmol/L).

Nếu bạn xét nghiệm chỉ số đường huyết và nhận được các kết quả trong ngưỡng này thì có thể yên tâm. Trường hợp chỉ số của bạn cao hơn ngưỡng an toàn, bạn hãy đến bệnh viện thăm khám. Hoặc nhanh chóng hơn, bạn có thể liên hệ theo số hotline 0981 238 219 để được tư vấn cụ thể về giải pháp giảm đường huyết và cách duy trì đường huyết bình thường.

 

ĐT-219.jpg

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao, là bị tiểu đường?

Kết quả chỉ số Glucose lúc đói (sau 8 tiếng nhịn ăn) lớn hơn 100 mg/dl được coi là cao (tiền tiểu đường), từ 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên (đo 2 lần liên tiếp) là bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra việc chẩn đoán tiểu đườngtiền tiểu đường còn có thể dựa vào đường huyết sau 2h làm nghiệm pháp dung nạp, HbA1c hay đường huyết bất kỳ. Cụ thể như sau:

 

Chỉ số

Tiền tiểu đường

Tiểu đường

Đường huyết lúc đói

5,6 – 6,9 mmol/L

(100 – 125 mg/dL)

≥ 126 mg/dL 

(7 mmol/L)

Đường huyết sau 2h làm nghiệm pháp OGTT

7,8 – 11,0 mmol/L

(140 – 199 mg/dL)

≥ 200 mg/dL 

(11,1 mmol/L)

HbA1c

5,7 – 6,4%

≥ 6,5%

Đường huyết bất kỳ

Không sử dụng để chẩn đoán tiền tiểu đường

≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)

Bảng chỉ số đường huyết trong chẩn đoán tiền tiểu đường, tiểu đường

Lưu ý

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói, đường huyết sau 2h làm nghiệm pháp OGTT, đường huyết bất kỳ cần được thực hiện lặp lại lần 2 để chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày. 
  • Xét nghiệm đường huyết bất kỳ chỉ cần làm 1 lần ở các bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân.

Với tiểu đường thai kỳ, bạn chỉ cần thực hiện xét nghiệm đường huyết lúc đói và nghiệm pháp OGTT để chẩn đoán. Dưới đây là các mức đường huyết dùng trong chẩn đoán tiểu đường thai kỳ:

  • Đường huyết lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L).
  • Ở thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L).
  • Ở thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L).

Làm gì để giữ chỉ số đường huyết bình thường?

Để duy trì chỉ số đường huyết bình thường, bạn cần có một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên, sử dụng một số thảo dược hỗ trợ và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có). Cụ thể các giải pháp này như sau:

Ăn uống đúng cách: Bạn nên chú ý hạn chế ăn đường bột như cơm, khoai tây, khoai lang…, bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ, vitamin như rau xanh, trái cây tươi ít ngọt. Ăn đúng giờ và không bỏ bữa, có thể chia nhỏ bữa ăn, ăn 5 - 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn vào sáng, trưa, tối.

Vận động thường xuyên: Thời gian luyện tập cần thiết để có đường huyết trong giới hạn an toàn là 30 phút/ngày trong ít nhất 5 ngày/tuần. Bạn có thể chọn các bài tập mà mình yêu thích như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga...

Sinh hoạt lành mạnh: Từ bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến đường huyết như hút thuốc lá, thức khuya, thường xuyên lo âu, stress, uống nhiều rượu bia… và ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái

Bổ sung các thảo dược hỗ trợ: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích ưu việt của 4 thảo dược Câu kỷ tử, Mạch môn, Hoài sơn, Nhàu với người bệnh tiểu đường. Không chỉ hỗ trợ ổn định đường huyết, các thảo dược này có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng bệnh tiểu đường. Ngoài ra, khi sử dụng bạn còn kiểm soát mỡ máu dễ dàng hơn. Khi hàm lượng cholesterol trong máu giảm xuống, nguy cơ xơ vữa động mạch cũng được ngăn ngừa.

Một lối sống lành mạnh kết hợp với thảo dược hỗ trợ sẽ giúp bạn duy trì chỉ số đường huyết bình thường một cách tốt nhất. Nếu bạn còn băn khoăn cần làm rõ thêm về thông tin trong bài viết, hãy gọi tới số 0981 238 219 để được chuyên gia tư vấn.

ĐT-219.jpg

Tham khảo: diabetes.co.uk, cdc.gov