Có đến 70% người tiểu đường sẽ gặp phải tình trạng tê bì ở các đầu ngón chân, cẳng chân, ngón tay và cánh tay. Những dấu hiệu này cảnh báo sự tổn thương của dây thần kinh ngoại biên do đường huyết tăng cao. Vậy bệnh tê chân tay ở người tiểu đường có nguy hiểm không và cách nào điều trị hiệu quả. Tất cả các thông tin quan trọng đó đều có trong bài viết này.

Tại sao người tiểu đường bị tê chân tay?

Tê bì chân tay là một dấu hiệu của bệnh thần kinh hoặc tổn thương dây thần kinh ngoại biên.
Đây là một trong những biến chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Biến chứng thần kinh tiểu đường là hậu quả của việc kiểm soát lượng đường trong máu kém trong thời gian dài.

Tê bì chân tay là biểu hiện của biến chứng thần kinh tiểu đường

Tê bì chân tay là biểu hiện của biến chứng thần kinh tiểu đường

TS. Zonszein - Giám đốc Trung tâm Tiểu đường Lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Albert Einstein cho biết: 

“Lượng đường trong máu càng cao, nguy cơ biến chứng thần kinh của người bệnh tiểu đường càng lớn. Đường huyết cao kéo dài làm các vi mạch bị tổn thương, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh, làm dây thần kinh bị tê bì. 

Dây thần kinh bị ảnh hưởng nhiều nhất thường là những dây thần kinh dài trong cơ thể. Những dây thần kinh này đi từ cột sống đến ngón chân. Đó là lý do tại sao bàn chân bị ảnh hưởng trước cánh tay hoặc bàn tay. 

Biểu hiện của biến chứng thần kinh tiểu đường cũng có tính chất đối xứng,  tức là cả hai chân đều sẽ bị ảnh hưởng như nhau”.

Bệnh tê chân tay ở người tiểu đường có nguy hiểm không?

Bệnh tê chân tay khiến người tiểu đường mất cảm giác, tăng nguy cơ đoạn chi

Bệnh tê chân tay khiến người tiểu đường mất cảm giác, tăng nguy cơ đoạn chi

Tê bì chân tay do tổn thương dây thần kinh không chỉ mang lại nhiều khó chịu, phiền phức cho người tiểu đường mà nó còn dẫn đến hậu quả nguy hiểm như: Mất cảm giác ở tay, chân. Biểu hiện điển hình là chạm vào vật nóng nhưng không có cảm giác bỏng rát, bị vật sắc nhọn cứa vào tay nhưng không thấy đau. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường còn có thể nhận thấy các dấu hiệu khác như khô ngứa da, hình thành vết chai sạn và các vết loét. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và cắt cụt chi.

Ở bàn chân, tổn thương dây thần kinh do tiểu đường không chỉ gây tê mà còn gây đau đớn và biến dạng bàn chân. Người bệnh rất dễ bị ngã và gặp các chấn thương nghiêm trọng.  

Người tiểu đường nên làm gì khi bị tê bì chân tay

Để điều trị hiệu quả nhất tê bì chân tay do tiểu đường, người bệnh cần phối hợp đồng thời nhiều biện pháp, cụ thể như sau: 

Kiểm soát tốt lượng đường trong máu 

Đây là yếu tố căn bản để không làm cho dây thần kinh tiếp tục chịu tác động xấu từ đường huyết cao. Theo đó, người bệnh cần thực hiện tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và sử dụng thuốc tiểu đường đúng chỉ định.

Những hướng dẫn thú vị trong bài viết 10 cách giảm đường huyết không dùng thuốc hiệu quả bất ngờ [Thử ngay kẻo tiếc] có thể giúp bạn kiểm soát dễ dàng hơn.
Duy trì cân nặng lý tưởng

Người bệnh tiểu đường bị thừa cân, béo phì thường có xu hướng phát triển các bệnh về thần kinh và xướng khớp. Thêm nữa, sự quá tải về trọng lượng sẽ làm tăng áp lực lên bàn chân, khiến chân càng dễ tổn thương và biến dạng hơn.

Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin nhóm B và chất béo

Vitamin nhóm B được coi như là “thuốc bổ” thần kinh, trong khi đó các chất béo là thành phần không thể thiếu để cấu tạo nên sợi thần kinh. Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin nhóm B (rau lá xanh, các loại đậu, cá hồi, hàu, trai, hến…) và thực phẩm giàu chất béo “tốt” (dầu oliu, dầu lạc, quả bơ, các loại hạt…) sẽ góp phần cải thiện tê bì chân tay ở người tiểu đường nhanh chóng hơn.

Chườm hoặc tắm nước ấm

Bạn có thể sử dụng tú chườm nóng để làm ấm chân tay, giúp tăng cường lưu thông máu đến các chi và giảm tạm thời tình trạng tê bì chân tay.  Tắm nước ấm cũng sẽ có hiệu quả tương tự. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đo nhiệt độ của nước hoặc nhờ người thân kiểm tra hộ trước khi chường. tắm bởi tình trạng tê bì chân tay có thể khiến bạn không cảm nhận đúng nhiệt độ, rất dễ bị bỏng.

Kiểm tra bàn chân hàng ngày

Khi bị tiểu đường, nhất là đang gặp tình trạng tê bì chân tay, việc kiểm tra bàn chân hàng ngày là tối cần thiết để phát hiện sớm các vết thương ngay cả khi chúng không gây ra cảm giác đau.

Bệnh tê chân tay ở người tiểu đường có thể trở nên tồi tệ và nguy hiểm hơn theo thời gian. Tuy nhiên, bằng việc phối hợp tốt các biện pháp kể trên, người bệnh sẽ cải thiện và giảm dần tình trạng này, duy trì tốt sức khỏe để không ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc. 

Tài liệu tham khảo: mayoclinic.org, webmd.com