Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường là một biến chứng thường gặp nhưng nhiều nguy hiểm, chiếm 20% lý do phải nhập viện ở bệnh nhân tiểu đường. Tỉ lệ tử vong sau 1 năm nhiễm trùng trên nền bệnh tiểu đường là 16%.

Mặc dù vậy, đây là một trong số ít biến chứng tiểu đường có thể phòng tránh được hoàn toàn. Việc điều trị cũng dễ dàng hơn khi người bệnh phát hiện sớm nhiễm trùng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được các lợi ích quan trọng đó.

Loại bỏ nhiễm trùng bàn chân tiểu đường nhờ phát hiện và chăm sóc tốt

Loại bỏ nhiễm trùng bàn chân tiểu đường nhờ phát hiện và chăm sóc tốt

Nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường là gì?

Nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường là bệnh lý xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở. Ở người tiểu đường, đôi khi chỉ cần những chấn thương nhỏ (vết xước, phồng rộp, mụn) cũng có thể là khởi nguồn của một đợt nhiễm trùng.

Có ba yếu tố chính góp phần hình thành nhiễm trùng bàn chân tiểu đường:

Bệnh thần kinh đái tháo đường

Đường huyết cao lâu ngày dẫn đến tổn thương tế bào thần kinh, làm suy giảm đáng kể cảm giác ở chân và bàn chân. Không cảm nhận được đau, người bệnh sẽ không phát hiện ra các vết xước, phồng rộp trên chân.

Ngoài ra, tổn thương thần kinh còn khiến da người tiểu đường thường khô hơn, dễ dàng bong tróc, nứt nẻ. Đây cũng là một yếu tố góp phần thúc đẩy nhiễm trùng bàn chân tiểu đường.

Bệnh mạch máu ngoại biên

Rối loạn chuyển hóa đường có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa mỡ và gây ra xơ vữa mạch máu. Mạch máu bị tắc hẹp do mảng xơ vữa sẽ làm chậm quá trình chữa tự chữa lành vết thương tại chân. Vết thương lâu lành làm gia tăng nhiễm trùng bàn chân cho người bệnh tiểu đường.

Rối loạn hoạt động miễn dịch

Đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của bạch cầu đến vị trí tổn thương trên da. Điều này khiến cho người tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng bàn chân.

Đường huyết cao giúp vi khuẩn phát triển dễ dàng và gây nhiễm trùng

Đường huyết cao giúp vi khuẩn phát triển dễ dàng và gây nhiễm trùng

Các yếu tố nguy cơ phát triển nhiễm trùng bàn chân tiểu đường

Người tiểu đường sẽ dễ bị nhiễm trùng bàn chân khi có các yếu tố sau:

  • Thời tiết lạnh làm tăng khô ngứa da.
  • Không lau khô chân sau khi tắm hoặc ngâm chân. Các vị trí kẽ ngón chân thường ẩm ướt và là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, vi nấm phát triển.
  • Không đi tất, giày hoặc mang giày không thoải mái. Điều này làm gia tăng các chấn thương ở chân cho người tiểu đường.
  • Sử dụng rượu, bia, thuốc lá gây ức chế lưu thông máu đến chân.
  • Cắt tỉa móng chân không đúng cách, tạo vết thương hở.

Triệu chứng của nhiễm trùng bàn chân ở người tiểu đường

Khi vết thương bị nhiễm trùng, khu vực xung quanh vết thương sẽ tấy đỏ và đau,  bên trong xuất hiện mủ, đáy vết thương sâu. Nhiều trường hợp người tiểu đường có thể thấy các mô đen (hoại tử khô) xung quanh vết loét. Dấu hiệu này hình thành do không có máu lưu thông đầy đủ đến khu vực bị tổn thương.

Khi nhiễm trùng phát triển, người bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng khác như:

  • Sốt, ớn lạnh và đổ mồ hôi.
  • Nghẹt mũi, cứng cổ, khó nuốt.
  • Xuất hiện thêm các ổ nhiễm trùng mới.

Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường dù ở mức độ nặng hay nhẹ đều cần được điều trị và chăm sóc ở bệnh viện. Việc đưa người bệnh đi điều trị sớm sẽ làm rút ngắn thời gian hồi phục, giúp vết thương mau lành, giảm thiểu nguy cơ đoạn chi.

Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường cần được điều trị tại bệnh viện

Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường cần được điều trị tại bệnh viện

Làm cách nào ngăn ngừa nhiễm trùng bàn chân tiểu đường?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng bàn chân tiểu đường là kiểm tra bàn chân thường xuyên. Bạn nên xem đây như một thói quen hàng ngày, đặc biệt là sau khi có dấu hiệu của biến chứng thần kinh tiểu đường (tê bì tay chân, nóng rát lòng bàn chân, ngón chân, khô ngứa da…).

Khi phát hiện bất kỳ vết thương hở trên chân, dù chỉ là các vết xước nhỏ, bạn cần chăm sóc cẩn thận để tránh nguy cơ nhiễm trùng. 

Đầu tiên, bạn sát khuẩn vết thương bằng cồn 70 độ, oxi già hoặc povidine iod. Có thể sử dụng băng gạc nếu vết thương lớn hoặc chảy máu nhiều. Các lần sau đó, bạn chỉ cần thay băng hoặc rửa lại bằng nước muối sinh lý. Không nên lạm dụng nhiều chất sát khuẩn vì nó có thể làm tổn thương mô hạt, khiến vết thương lâu lành.

Xem thêm: 8 mẹo chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường cực đơn giản tại nhà 

Hiện nay, người bệnh tiểu đường cũng có thể hạn chế nhiễm trùng bàn chân nhờ các thảo dược Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn. Nhờ tác dụng hỗ trợ bảo vệ tính toàn vẹn của mạch máu, thần kinh, sự phối hợp 4 thảo dược này giúp máu lưu thông đến chân tốt hơn, hỗ trợ vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, đoạn chi.

Để tìm hiểu kỹ hơn về giải pháp hỗ trợ từ thảo dược này, bạn vui lòng liên hệ đến chuyên gia qua số điện thoại:

ITK-219.png

Trên đây là toàn bộ thông tin về nhiễm trùng bàn chân tiểu đường. Hy vọng bằng việc chăm sóc bàn chân đúng đắn, người bệnh có thể hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng để giữ sức khỏe ổn định khi sống chung cùng bệnh tiểu đường.

 

Tham khảo: premiermedicalhv.com, aafp.org, emedicine.medscape.com