Tiểu đường là bệnh phổ biến ở những người lớn tuổi và ngày càng được trẻ hoá. Vì vậy, người bệnh được chẩn đoán bị tiểu đường thường thắc mắc: “Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?” Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi đó, đồng thời bổ sung thêm kiến thức để có thể điều trị hợp lý, kéo dài tuổi thọ.

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Người bệnh tiểu đường thường thắc mắc bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm. Nhưng có rất nhiều loại tiểu đường và mỗi loại bệnh lại có tính chất và những thay đổi của tuổi thọ khác nhau.

Người bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Người bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 sống được bao lâu?

Người bệnh tiểu đường tuýp 1 thường mắc bệnh ở độ tuổi rất trẻ (trẻ em, trẻ vị thành niên, người dưới 30 tuổi), vì vậy bệnh ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ sau này. Theo các nghiên cứu, tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 sẽ ít hơn người bình thường khoảng 20 năm. Đồng nghĩa với người bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể sống trung bình đến 63 - 65 tuổi. 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu?

Tuổi thọ trung bình của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 kéo dài hơn so với tiểu đường tuýp 1. Theo các nghiên cứu, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có tuổi thọ ngắn hơn người bình thường 5 - 10 năm. Có nghĩa là các bệnh nhân này vẫn sống hơn 70 tuổi nếu được chăm sóc và điều trị tốt.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, các con số về tuổi thọ chỉ mang tính tương đối. Việc người bệnh tiểu đường có thể sống được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Dinh dưỡng, thói quen, ăn uống và sự hình thành các biến chứng. 

Những yếu tố rút ngắn tuổi thọ ở bệnh nhân tiểu đường

Tiểu đường ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mắc. Các yếu tố rút ngắn tuổi thọ của người bệnh tiểu đường chủ yếu liên quan đến biến chứng hoặc các bệnh lý mắc kèm. Chúng thường gia tăng khi bệnh nhân không được chăm sóc, điều trị cũng như kiểm soát tốt đường huyết.

Dưới đây là các nguyên nhân chính rút ngắn tuổi thọ ở bệnh nhân tiểu đường: 

  • Tăng mỡ máu: Lượng đường trong máu cao hơn cũng khiến người bệnh dễ bị mỡ máu. Khi lượng mỡ máu tăng thì sẽ gây ảnh hưởng đến thành mạch máu và chức năng của các cơ quan, đặc biệt là tim mạch. Mỡ máu cao là một trong các nguyên nhân quan trọng hình thành nên xơ vữa mạch vành, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
  • Bệnh tim mạch: Mỡ máu cao, đường huyết cao làm ảnh hưởng đến lưu thông máu trong lòng mạch, khiến cho lưu lượng máu nuôi tim bị giảm sút. Tình trạng này kéo dài cũng có thể gây thiếu máu cơ tim cục bộ, suy tim, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
  • Bệnh thận đái tháo đường: Theo thống kê, có khoảng 40% bệnh nhân tiểu đường bị mắc bệnh thận. Nguyên nhân là do các mạch máu trong thận bị tổn thương, thận giảm khả năng lọc chất thải, lâu dần sẽ gây suy thận. Đái tháo đường là nguyên nhân chiếm đa số các ca chạy thận nhân tạo tại bệnh viện. Người bệnh đái tháo đường bị suy thận và chạy thận nhân tạo sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, làm gia tăng các biến chứng khác trên tim mạch, mắt hay thần kinh.
  • Cắt cụt chân: Đây là hậu quả nghiên trọng nhất ở người bệnh đái tháo đường có vết thương, vết loét lâu liền. Những tổn thương trên da ở người bệnh đái tháo đường rất khó điều trị vì mạch máu và dây thần kinh nuôi dưỡng vết thương đã bị phá hủy, cộng thêm các vị trí ở tay chân khá xa tim nên rất khó đưa dưỡng chất đến để chữa lành vết thương. Cắt cụt chân không những để lại thương tật vĩnh viễn mà còn làm giảm tuổi thọ của người bệnh tiểu đường. Theo đó, tỉ lệ tử vong sau 5 năm của bệnh nhân bị cắt cụt chi dưới là 50-60%.

Cắt cụt chân là biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh tiểu đường

Cắt cụt chân là biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh tiểu đường

Biện pháp kéo dài tuổi thọ người bị tiểu đường giống người khỏe mạnh

Nguyên lý cốt lõi để kéo dài tuổi thọ người bệnh tiểu đường là duy trì đường huyết ổn định và giảm tỷ lệ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như: Suy tim, suy thận, tăng mỡ máu,... Để làm được điều đó người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, thói quen sinh hoạt lành mạnh và bổ sung thêm các thảo dược giúp tăng cường sức khỏe.

Chế độ dinh dưỡng 

Đa số các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đều đối mặt với tình trạng thừa cân, béo phì. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến sức khỏe người bệnh giảm sút. Vì vậy, người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý và giảm lượng đường một cách nghiêm ngặt.

  • Bổ sung nhiều rau xanh và củ quả trong các bữa ăn hằng ngày.
  • Giảm lượng đường trong các bữa ăn: Đường ở đây không chỉ bao gồm các món có vị ngọt mà còn là tinh bột. Bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng về khẩu phần ăn để đảm bảo đường huyết không tăng đột ngột.
  • Ăn chậm, nhai kỹ và ăn vừa đủ: Ăn thức ăn chậm sẽ giúp cho ruột có thời gian hấp thu thức ăn, làm giảm cảm giác đói. Từ đó điều chỉnh được lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Đừng cố ăn quá no.
  • Giảm lượng chất béo: Bạn chỉ nên nạp các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như: Quả bơ, dầu oliu và giảm chất béo trong lành mạnh trong khẩu phần ăn hết sức có thể. Điều đó sẽ giúp hạn chế tình trạng tăng lipid huyết gây nên nhiều bệnh lý tim mạch.

Ăn nhiều rau củ giúp kéo dài tuổi thọ người bệnh tiểu đường

Ăn nhiều rau củ giúp kéo dài tuổi thọ người bệnh tiểu đường

Thói quen sinh hoạt

Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp cơ thể bạn thấy thoải mái và cân bằng hơn. Từ đó giảm tiến triển xấu của bệnh tiểu đường. Bạn chỉ cần tập luyện thể dục thường xuyên và thư giãn đúng cách là có thể giúp kéo dài tuổi thọ của mình rất nhiều.

Bạn cần tập luyện các bài thể dục phù hợp với thể trạng hằng ngày. Mỗi ngày có thể tập luyện từ 30 phút đến 1 giờ. Đừng cố gắng tập luyện quá sức. Chỉ cần chạy bộ, đi bộ hoặc tập yoga, bơi lội, đạp xe,... Sức khỏe của bạn sẽ cải thiện rất nhiều nếu duy trì thói quen này.

Bổ sung các thảo dược tăng cường sức khỏe

Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh tiểu đường có thể dùng thêm các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên để kéo dài tuổi thọ của mình. Các thảo dược đó là: Câu kỷ tử, mạch môn, hoài sơn,...

  • Câu kỷ tử: Câu kỷ tử giúp ổn định đường huyết, ức chế men aldose reductase. Từ đó giúp bảo vệ võng mạc và giảm tình trạng tổn thương mắt do tiểu đường.
  • Mạch môn: Mạch môn là thảo dược có công dụng giảm đường huyết và bảo vệ cấu trúc mạch máu. Hoạt chất MDG-1 trong dược liệu này có tác dụng bảo vệ thận, chống xơ hóa thận. Nhờ đó giảm biến chứng suy thận do tiểu đường.
  • Hoài sơn: Hoài sơn có công dụng giảm tiêu hoá tinh bột. Vì vậy, giảm quá trình tăng đường huyết sau ăn, giúp duy trình sức khoẻ ổn định cho người bệnh, hạn chế tiến triển xấu.
  • Nhàu: Nhiều nghiên cứu đã khẳng định Nhàu là thảo dược quan trọng làm tăng tốc độ lành vết thương, tăng cường miễn dịch, giúp các vết thương, vết loét mau lành, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, cắt cụt chi do đái tháo đường.

Các thảo dược này đã được nghiên cứu về tác dụng và chiết xuất trong các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ. Nếu muốn thuận tiện, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm này để ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường.

Bổ sung dược liệu giúp kéo dài tuổi thọ người bệnh tiểu đường

Bổ sung dược liệu giúp kéo dài tuổi thọ người bệnh tiểu đường

“Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?” luôn là thắc mắc của nhiều người bệnh. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp một cách cụ thể cho câu hỏi đó. Nếu bạn muốn biết thêm về các thông tin liên quan đến tiểu đường, hãy gọi đến số tổng đài để chúng tôi tư vấn chi tiết hơn.

 

Tham khảo: 

https://www.diabetes.co.uk/diabetes-life-expectancy.html 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/317477