Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không là nỗi lo lắng không chỉ của bản thân người bệnh mà còn cả người thân của họ. Vậy thực hư mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường ra sao? Có cách gì để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này? Những tư vấn của chuyên gia sau đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời thỏa đáng.

Nhiều người băn khoăn bệnh tiểu đường nguy hiểm đến sức khỏe như thế nào

Nhiều người băn khoăn bệnh tiểu đường nguy hiểm đến sức khỏe như thế nào

Giải đáp: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Tiểu đường là bệnh vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, nhiều biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù lòa, suy thận... Tại Việt Nam, Hội Nội tiết và Đái tháo đường cho biết, mỗi ngày có ít nhất 80 trường hợp tử vong liên quan đến các biến chứng tiểu đường. Cụ thể số liệu được đề cập tại trên website của Sở Y Tế Hà Nội như sau:

  • 70% bệnh nhân tử vong do biến chứng tim mạch của tiểu đường.
  • 15-33% số người bị đột quỵ đều có bệnh lý tiểu đường. Người bị tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn 2-4 lần so với người bình thường.
  • 50% người bệnh bị tiểu đường dẫn đến suy thận. Biến chứng thận tiểu đường là nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo, lọc máu với chi phí điều trị đắt đỏ.
  • 15% người bệnh tiểu đường bị nhiễm trùng dẫn tới loét bàn chân. Trong đó, tỉ lệ phải cắt cụt chi là 60%. 50-60% số bệnh nhân cắt cụt chi tử vong sau khoảng 5 năm thực hiện phẫu thuật.
  • 30-40% người tiểu đường có biến chứng võng mạc (bệnh võng mạc đái tháo đường). Người bị tiểu đường có nguy cơ mù lòa cao gấp 2 lần người bình thường.

Bên cạnh đó, khi bị tiểu đường tuổi thọ của người bệnh có thể bị giảm đi đáng kể. Khảo sát cho thấy, nam giới bị tiểu đường bị giảm tuổi thọ trung bình 5.8 năm, nữ giới giảm 6.8 năm.

Với những chia sẻ vừa rồi, chắc rằng bạn đã trả lời được bệnh tiểu đường có nguy hiểm không. Hãy cùng đọc tiếp để tìm hiểu kỹ hơn về các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Những thông tin này sẽ giúp bạn phát hiện sớm và biết cách giảm rủi ro cho mình

Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng trên khắp các cơ quan trong cơ thể (tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh, bàn chân…) nhưng thường gặp và nguy hiểm nhất là 5 biến chứng dưới đây.

Biến chứng thần kinh

Khi glucose trong máu quá cao sẽ gây tổn thương các dây thần kinh. Vì thế, bệnh nhân dễ đối mặt với tình trạng:

  • Tê bì, châm chích, nóng rát bàn chân.
  • Mất cảm giác đau, cảm giác nóng lạnh.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Rối loạn cương dương.
  • Da khô, nứt nẻ.

Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường có thể xuất hiện ngay tại thời điểm chẩn đoán. Vì thế đừng chủ quan với bất kỳ dấu hiệu nào.

Hơn 70% người tiểu đường có thể gặp các dấu hiệu của tổn thương thần kinh

Hơn 70% người tiểu đường có thể gặp các dấu hiệu của tổn thương thần kinh

Biến chứng tim mạch

Chẳng khó để thấy rằng huyết áp cao, cholesterol máu cao và glucose máu cao chính là nguyên nhân gây ra khiến các vấn đề về tim mạch thêm trầm trọng. Người tiểu đường có thể gặp hàng loạt bệnh lý về tim như:

  • Bệnh động mạch vành (xơ vữa động mạch).
  • Nhồi máu cơ tim.
  • Đột quỵ.

Biến chứng tim mạch là nguyên nhân chính khiến người bệnh tiểu đường tử vong. Vì vậy trong các Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường của Bộ Y Tế và thế giới, ngoài mục tiêu về đường huyết, người bệnh còn cần kiểm soát mỡ máu, huyết áp để ngăn chặn biến chứng này.

Thông tin cho bạn: Biến chứng tim mạch của tiểu đường: Làm sao để phòng ngừa?

Suy thận do tiểu đường

Khi bị tiểu đường, các mạch máu nhỏ cầu thận dễ bị tổn thương. Vì thế, hoạt động của cơ quan này không còn hiệu quả như bình thường. Dấu hiệu nhận biết điển hình của biến chứng thận tiểu đường bao gồm:

  • Mệt mỏi.
  • Nước tiểu sủi bọt.
  • Phù chân, tăng huyết áp.
  • Khó thở.

Nhận biết sớm các dấu hiệu này và thăm khám kiểm tra nồng độ microalbumin niệu định kỳ giúp người bệnh hạn chế tối đa nguy cơ suy thận, phải chạy thận trong tương lai.

Tổn thương mạch máu nhỏ do đường huyết cao dẫn đến hàng loạt các vấn đề về thận

Tổn thương mạch máu nhỏ do đường huyết cao dẫn đến hàng loạt các vấn đề về thận

Biến chứng mắt

Bệnh võng mạc tiểu đường là thuật ngữ đã trở nên rất phổ biến khi nói về biến chứng của bệnh tiểu đường. Dấu hiệu thường thấy ở người bệnh sẽ là:

  • Mắt bắt đầu xuất hiện các đốm đen.
  • Xuất hiện các lỗ hổng trong tầm nhìn.
  • Đột nhiên có cảm giác thấy tia sáng lóe lên.
  • Nhìn mờ một cách đột ngột.

Ngoài bệnh võng mạc, bệnh tiểu đường còn có thể làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, phù hoàng điểm, tăng nhãn áp. Tất cả các vấn đề này đều đẩy người bệnh dễ bị mù lòa hơn nếu không phòng ngừa sớm.

Nhiễm trùng, loét bàn chân

Đường trong máu cao sẽ khiến sức đề kháng bị giảm do hệ miễn dịch suy yếu. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh nhiễm trùng. Vì thế, người bệnh dễ mắc các bệnh như:

  • Nhiễm nấm ở móng tay.
  • Xuất hiện mụn nước ở tay và chân cũng như khắp cơ thể.
  • Có hiện tượng biến dạng ngón chân.

Đặc biệt, người bệnh tiểu đường rất dễ bị loét, hoại tử bàn chân. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, biến chứng này có thể khiến người bệnh phải cắt bỏ một phần bàn chân, nặng hơn là tàn phế.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huy Cường - Nguyên phó trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương cũng từng nhấn mạnh về mức độ nguy hiểm của các biến chứng kể trên. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của bác sĩ trong video dưới đây.

Cách ngăn chặn biến chứng để giảm nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Dễ nhận thấy, tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm, nhiều biến chứng. Tuy nhiên, bạn chớ hoang mang và bi quan. Bởi việc nghiêm túc tìm hiểu về bệnh, kiên trì điều trị và có cái nhìn lạc quan sẽ giúp bạn ngăn chặn được tất cả các rủi ro này và trở về cuộc sống bình thường như bao người khỏe mạnh khác.

Cụ thể khi bị tiểu đường, bạn sẽ cần một lối sống khoa học, cân bằng giữa ngủ, nghỉ, làm việc, dùng thuốc đều đặn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bạn cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp với người bệnh tiểu đường để tránh dung nạp các chất bất lợi cho quá trình điều trị. Điển hình như giảm lượng tinh bột tinh chế như cơm trắng, xôi, bún, phở, bánh kẹo ngọt, không sử dụng nước ngọt có ga, rượu bia, hút thuốc lá...

Đồng thời, bạn nên tập luyện điều độ để sớm cải thiện sức khỏe, điều hòa đường huyết và củng cố hệ miễn dịch hiệu quả. Một số bài tập phù hợp với người có lượng đường trong máu cao là đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga… Mỗi bài tập cần thực hiện ít nhất 30 phút/ngày, liên tục ít nhất 5 ngày/tuần.

HIện nay, có một giải pháp được nhiều bệnh nhân và cả chuyên gia đánh giá cao, đó là sử dụng kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường từ thảo dược điển hình như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn. Lợi thế của các thảo dược này là có thể hạn chế các tác dụng phụ của thuốc Tây, tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết nên giảm nguy cơ phải tăng liều, nhờn thuốc. Đặc biệt nhất, chúng còn có thể giúp phòng ngừa sớm và cải thiện hiệu quả nhiều biến chứng của bệnh tiểu đường, từ đó kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Thông tin cho bạn: Tổng hợp giải pháp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất

Chắc hẳn các thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi “Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không” và biết cách phòng ngừa các biến chứng của căn bệnh này. Nếu vẫn còn băn khoăn về bệnh tiểu đường, đừng quên liên hệ đến tổng đài hỗ trợ 0981 238 219 để được các chuyên gia tư vấn chuyên sâu nhé!

 ĐT-219.jpg

 

Tham khảo: soyte.hanoi.gov.vn, healthline.com, diabetes.org.uk