Tiểu đường là bệnh không lây nhiễm nhưng có nguy cơ di truyền. Bệnh cũng có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng sinh lý của cả nam giới và nữ giới. Vì vậy, sẽ dễ hiểu khi hầu hết các cặp vợ chồng bị tiểu đường đều băn khoăn “Bệnh tiểu đường có sinh con được không?”. Dưới đây hãy cùng chuyên gia của chúng tôi giải đáp vấn đề này.

Người bệnh tiểu đường có sinh con được không?

Người bệnh tiểu đường có sinh con được không?

Chồng bị tiểu đường có sinh con được không?

Theo Bác sĩ Nguyễn Huy Cường - Nguyên Phó trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Những gia đình nào có chồng (bố) bị tiểu đường không cần quá lo lắng về vấn đề sinh con. Bởi đàn ông mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể có con. Tuy nhiên nên lưu ý đến nguy cơ di truyền và những biến chứng sinh lý do bệnh tiểu đường gây ra. Bởi nếu không phòng ngừa sớm, những vấn đề này ít nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con

Một số ảnh hưởng của tiểu đường đến sinh lý nam giới

  • Rối loạn cương dương: Đây là biến chứng thường gặp nhất ở nam giới mắc tiểu đường. Đường huyết cao có thể làm hỏng mạch máu và hệ thần kinh tới cơ quan sinh dục. Lâu dần sẽ khiến cơ quan này suy yếu và giảm khả năng cương cứng.
  • Giảm testosterone: Testosterone là hormone sinh dục của nam giới (nội tiết tố nam). Việc giảm nồng độ hormone này có thể gây giảm ham muốn và tăng nguy cơ mắc biến chứng tim mạch.
  • Khó xuất tinh: Tình trạng này thường gặp ở người mắc tiểu đường tuýp 1. Mặc dù tỷ lệ thấp nhưng việc khó xuất tinh có thể gây vô sinh.

Biến chứng tiểu đường có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lý của đàn ông.

Biến chứng tiểu đường có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lý của đàn ông.

Nguy cơ di truyền bệnh tiểu đường từ bố sang con

Nếu người bố mắc tiểu đường tuýp 2 thì khả năng di truyền bệnh sang con khoảng 14%. Khả năng di truyền bệnh cho con ở tiểu đường tuýp 1 thấp hơn, thường chỉ rơi vào khoảng 6%.

Việc con có mắc tiểu đường hay không còn phụ thuộc nhiều vào lối sống sau này. Vì vậy, cha mẹ mắc tiểu đường nên chú ý tạo cho con lối sống tốt ngay từ bé. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cho con.

Phải làm gì để sinh con khỏe mạnh khi bị tiểu đường?

Nam giới mắc tiểu đường cần phòng ngừa sớm các biến chứng sinh lý để tránh ảnh hưởng đến khả năng có con sau này. Cụ thể hơn:

  • Dùng thuốc hạ đường huyết đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bỏ hút thuốc lá (thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc biến chứng).
  • Ăn uống khoa học, hạn chế rượu bia (chỉ nên uống không quá 2 chén rượu mạnh hoặc 2 lon bia mỗi ngày).
  • Chia sẻ với bác sĩ những bất thường để kịp thời can thiệp. Điều này rất quan trọng, bởi biến chứng sinh lý điều trị càng sớm càng hiệu quả. Đừng tự ý mua các sản phẩm cường dương. Bởi những sản phẩm này không xử lý được tận gốc nguyên nhân biến chứng. Dùng lâu dài có thể nhờn thuốc và ảnh hưởng đến chức năng tim (ở những người có bệnh tim mạch).
  • Giữ tinh thần thoải mái.

Một số nghiên cứu cho thấy những hoạt chất sinh học trong Mạch Môn, Hoài Sơn, Nhàu… hay Alpha lipoic acid có thể hỗ trợ bảo vệ mạch máu và thần kinh ở người bệnh tiểu đường. Sử dụng các thảo dược này cũng là một giải pháp để phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các biến chứng sinh lý ở người tiểu đường, nhất là rối loạn cương.

Sử dụng Alpha lipoic acid, Mạch Môn, Câu kỷ tử, Hoài sơn hỗ trợ phòng ngừa biến chứng sinh lý của bệnh tiểu đường.

Sử dụng Alpha lipoic acid, Mạch Môn, Câu kỷ tử, Hoài sơn hỗ trợ phòng ngừa biến chứng sinh lý của bệnh tiểu đường.

Vợ bị tiểu đường có sinh con được không?

Tất cả phụ nữ mắc tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 hay tiểu đường thai kỳ đều có thể sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên trước và trong khi mang thai, người mẹ cần kiểm soát tốt đường huyết để tránh các biến chứng tiểu đường trong thai kỳ.

Biến chứng người mẹ bị tiểu đường có thể gặp trong thai kỳ

  • Biến chứng với mẹ: Người mẹ bị tiểu đường có nguy cơ tiền sản giật cao gấp 3 lần. Nguy cơ đa ối, phải mổ lấy thai, mắc bệnh về mắt, thận, xuất huyết sau sinh cũng cao hơn so với thai phụ khỏe mạnh.
  • Biến chứng cho thai nhi: sảy thai, thai dị tật, hạ đường huyết, hạ canxi máu, suy hô hấp sau sinh. Tuy nhiên mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng bởi tỷ lệ biến chứng trên thai nhi khá thấp. Nếu kiểm soát tốt đường huyết có thể giảm tỷ lệ này 50 - 70%.

Mẹ bị tiểu đường thì nguy cơ di truyền sang con là bao nhiêu?

Nguy cơ con bị tiểu đường ở phụ nữ mắc tiểu đường tuýp 2, tiểu đường thai kỳ tương đương như nam giới mắc bệnh (khoảng 14%). Tuy nhiên nếu mẹ mắc tiểu đường tuýp 1, chỉ có khoảng 4% con bị bệnh. Các tỷ lệ này sẽ thay đổi theo lối sống, môi trường sống. Lối sống tốt sẽ giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường.

Mẹ bị tiểu đường có thể di truyền sang con.

Mẹ bị tiểu đường có thể di truyền sang con.

Các biện pháp kiểm soát đường huyết cho người mẹ mắc tiểu đường

Trước khi có kế hoạch sinh con, người mẹ cần giảm HbA1c xuống dưới 7% (tốt hơn là 6.5%) bằng cách ăn uống lành mạnh, thể dục thường xuyên và phối hợp tốt với bác sĩ.

Khi bắt đầu mang thai, mẹ bầu cần đi khám thai theo đúng lịch. Nếu trước đó đã bị tiểu đường, bác sĩ sẽ chuyển từ thuốc uống sang thuốc tiêm insulin để đảm bảo an toàn. Trong trường hợp mẹ chưa bị tiểu đường trước thai kỳ, vào tuần 24 - 28 bắt buộc phải đi kiểm tra đường huyết. Bởi đây là khoảng thời gian tiểu đường thai kỳ xuất hiện.

Nếu phát hiện đường huyết cao, thai phụ cần thực hiện ngay các biện pháp sau:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chia tổng lượng thức ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ. Không ăn quá nhiều vào bữa chính. Có thể chuyển từ ăn cơm trắng sang ăn gạo lứt. Ăn tăng chất xơ từ rau củ quả tươi và luôn ăn chúng vào đầu bữa. Mẹ bầu nên cắt giảm tinh bột từ từ, tuyệt đối không nhịn ăn.
  • Vận động nhẹ nhàng: Bài tập tốt nhất là đi bộ. Mẹ bầu cũng nên hạn chế ngồi một chỗ ngay sau ăn.
  • Tiêm insulin: Một số trường hợp việc thay đổi lối sống không đủ để giảm đường huyết, bác sĩ sẽ cho mẹ bầu tiêm thêm insulin. Đây là thuốc hạ đường huyết an toàn với cả mẹ và bé. Tuyệt đối, mẹ bầu không dùng bất cứ sản phẩm hạ đường huyết nào ngoài chỉ định của bác sĩ. Do đây là giai đoạn khá nhạy cảm.

Nhìn chung, vợ chồng bị bệnh tiểu đường vẫn có thể sinh con bình thường nếu kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa sớm biến chứng sinh lý. Chỉ cần làm tốt những điều này, bạn hoàn toàn có thể có một đứa con khỏe mạnh không bị di truyền tiểu đường.

Tham khảo:

https://www.joslin.org/info/diabetes_and_sexual_health_in_men_understanding_the_connection.html

https://www.joslin.org/info/genetics_and_diabetes.html

https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/sex-health#manage-incontinence

https://www.webmd.com/baby/potential-complication-gestational-diabetes