Các triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu dưới đây sẽ là đáp án nếu bạn còn băn khoăn không biết bản thân có bị tiểu đường hay không. 

Triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu giúp xác định sớm bệnh tiểu đường

Triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu giúp xác định sớm bệnh tiểu đường

Nhận biết triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Hầu hết các triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường đều xuất phát từ tình trạng lượng đường tăng cao trong máu. 

Ở người bệnh tiểu đường type 2, các dấu hiệu này thường tiến triển âm thầm và rất mờ nhạt. Đôi khi bạn chỉ phát hiện ra khi bệnh đã gây ra các tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể (biến chứng tiểu đường).

Đối với người tiểu đường type 1, các triệu chứng thường xảy ra rầm rộ và nghiêm trọng hơn trong vài ngày và vài tuần. Bạn có thể dễ dàng nhận ra sự xuất hiện của các biểu hiện đầu tiên của bệnh tiểu đường.

Mặc dù vậy, cả bệnh nhân tiểu đường loại 2 hay loại 1 đều xuất hiện một số triệu chứng điển hình sau:

Tiểu nhiều, tiểu đêm

Khi lượng đường trong máu tăng cao, thận sẽ cố gắng loại bỏ đường dư thừa bằng cách lọc nó ra khỏi máu qua nước tiểu. Kết quả là người tiểu đường có thể cần đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm (khoảng hơn 7 lần mỗi đêm).

Tăng cảm giác khát

Việc đi tiểu thường xuyên khiến cơ thể bị mất nước và tăng cảm giác khát. Ngoài ra, khi đường huyết cao, nước sẽ được rút ra từ tế bào và đi vào máu để làm cân bằng lại đường huyết. Các tế bào bị thiếu nước sẽ kích thích não gây cảm giác khát không ngừng nghỉ.

Bạn có thể uống nhiều nước hơn khi bị tiểu đường

Bạn có thể uống nhiều nước hơn khi bị tiểu đường

Luôn thấy đói và ăn nhiều

Người tiểu đường thường cảm thấy đói liên tục cho dù họ mới ăn gần đây. Nguyên nhân là do quá trình chuyển hóa đường bị rối loạn, cơ thể không nhận đủ năng lượng từ lượng thực phẩm tương ứng. Sự thiếu hụt năng lượng này gây ra sự gia tăng cảm giác đói, thèm ăn và ăn nhiều.

Gầy sút cân nhanh chóng

Bệnh tiểu đường khiến cơ thể không thể chuyển hóa đường từ thức ăn, do đó bắt buộc phải lấy năng lượng từ các nguồn khác là tế bào cơ và mỡ. Quá trình phân hủy protein, phân hủy mỡ diễn ra nhanh hơn, đồng thời tổng hợp protein bị giảm xuống tất yếu sẽ dẫn đến sụt cân ở người tiểu đường.

Mệt mỏi vô cớ

Cơ thể muốn có năng lượng cho các hoạt động hằng ngày, đường ở dạng glucose phải được vận chuyển vào tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Tuy nhiên, ở người tiểu đường, quá trình vận chuyển này bị gián đoạn. Cơ thể luôn ở trạng thái thiếu năng lượng và mệt mỏi ngay cả khi không phải làm việc gì nặng nhọc.

HTĐ-1910-21.jpg

Thường xuyên mệt mỏi là một biểu hiện của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Nhìn mờ

Lượng đường dư thừa trong máu có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ trong mắt, gây mờ mắt. Nhìn mờ này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt.

Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường không được điều trị, tổn thương mạch máu nhỏ tại mắt có thể trở nên nghiêm trọng hơn và cuối cùng là mất thị lực vĩnh viễn.

Nếu bạn bị tiểu đường và cũng đang có các triệu chứng như nhìn mờ, mệt mỏi, tiểu nhiều, khát nhiều, tê bì tay chân, suy giảm sinh lý.... hãy gọi đến số hotline 0981 238 219 để được hỗ trợ tư vấn giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Đau hoặc tê bì chân tay

Đường huyết tăng cao âm thầm trong một thời gian có thể khiến các vi mạch (mạch máu nhỏ) bị tổn thương, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh. Tê bì tay chân là dấu hiệu điển hình của bệnh thần kinh tiểu đường

50% người tiểu đường có triệu chứng tê bì tay chây ngay từ giai đoạn đầu. Người bệnh tiểu đường thường cảm thấy tê ở đầu ngón chân, ngón tay hoặc dọc cánh tay, chân. Tê xuất hiện nhiều khi nghỉ ngơi, đặc biệt là về ban đêm và thấy đỡ hơn khi vận động.

Da khô và ngứa ngáy

Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể bị mất nước và giảm tưới máu nuôi dưỡng da. Cộng thêm các dây thần kinh bị tổn thương khiến quá trình bài tiết mồ hôi ở da rối loạn. Người tiểu đường có thể bị khô da, bong tróc, da lột như da rắn, ngứa ngáy nhiều, đặc biệt là ở tay chân. 

Suy giảm chức năng sinh lý

Dấu hiệu tiểu đường này ảnh hưởng nhiều hơn đến nam giới, điển hình là tình trạng rối loạn cường dương do tiểu đường. Đây cũng là một hậu quả của đường huyết cao tác động lên dây thần kinh ảnh hưởng đến khả năng cương cứng của dương vật.

Ở nữ, triệu chứng tiểu đường có thể gặp phải là tình trạng khô âm đạo, giảm ham muốn hoặc rối loạn kinh nguyệt.

Nhiều người không biết giảm sinh lý cũng là dấu hiệu nhận biết tiểu đường

Nhiều người không biết giảm sinh lý cũng là dấu hiệu nhận biết tiểu đường

Vết thương lâu lành

Các vết thương, vết trầy xước lâu lành cũng là một trong những hậu quả khi đường huyết cao gây tổn thương cho mạch máu và dây thần kinh, do đó vết thương bị giảm tưới máu và nuôi dưỡng. Cộng thêm đường huyết cao làm ức chế miễn dịch, giảm khả năng chống lại vi khuẩn dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành.

Nếu bạn bị tiểu đường, ngay cả ngay cả những vết cắt và vết thương nhỏ cũng có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để chữa lành. Vết thương chậm lành cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm

Người tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng do nồng độ đường cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm thường dẫn đến các bệnh ngoài da (gây mụn nhọt, nẫm kẽ chân tay, loét da), bệnh răng miệng (viêm lợi, sâu răng, viêm mủ chân răng), viêm đường tiết niệu...

Xuất hiện mảng da sẫm màu

Mảng da sẫm màu hình thành trên các nếp gấp ở cổ, nách hoặc bẹn cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Tại những vùng này, bạn có thể cảm thấy da mềm và mịn hơn. Tình trạng da đó còn được gọi là dấu gai đen (acanthosis nigricans).

Cách điều trị tiểu đường giai đoạn đầu hiệu quả

Điều trị tiểu đường giai đoạn đầu cần sự phối hợp của đa giải pháp, trong đó bao gồm: Chế độ dinh dưỡng, vận động, có thể kết hợp sử dụng thuốc điều trị (nếu cần thiết theo chỉ định của bác sĩ).

Điều trị tiểu đường giai đoạn đầu cần sự phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp

Điều trị tiểu đường giai đoạn đầu cần sự phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp

Dưới đây là lưu ý giúp điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn đầu hiệu quả: 

  • Ăn vừa đủ theo nhu cầu của cơ thể (không ăn quá no hoặc để quá đói). Trước khi ăn có thể uống một cốc nước lọc để hạn chế lượng ăn trong bữa.
  • Phối hợp đa dạng các loại thực phẩm, ưu tiên chất xơ từ rau xanh, hạn chế tinh bột trong cơm, xôi, bún, phở. Ăn rau, uống canh trước khi ăn cơm cũng sẽ giúp hạn chế hấp thu đường vào máu.
  • Vận động cơ thể thường xuyên hơn trong ngày, tránh lối sống tĩnh tại. Nếu bị thừa cân, béo phì, bạn nên tập nhiều hơn những bài tập gắng sức. Chỉ cần giảm từ 5-10% cân nặng, bạn đã có thể thay đổi đáng kể tình trạng tiểu đường ngay từ giai đoạn đầu.
  • Sử dụng thuốc tiểu đường nếu cần thiết. Trong giai đoạn đầu, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc như thuốc tiêm Insulin hoặc Metformin để hỗ trợ giảm nhanh đường huyết. Bạn hoàn toàn có thể được tạm ngưng thuốc hoặc giảm liều khi đường huyết ổn định hơn hoặc bạn tự kiểm soát được bằng chế độ ăn uống, tập luyện.

Người bệnh tiểu đường giai đoạn đầu có thể hỗ trợ điều trị tốt hơn nếu sử dụng sớm các sản phẩm thảo dược. Theo nghiên cứu, một số thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn có tác dụng hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường (mệt mỏi, tiểu nhiều, mờ mắt, tê bì tay chân, suy giảm sinh lý…). Sự kết hợp của 4 thảo dược này cũng hỗ trợ bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thống mạch máu, thần kinh - nguyên nhân chủ yếu của biến chứng tiểu đường.

Phát hiện sớm những triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu cũng giúp việc điều trị tiểu đường trở nên hiệu quả hơn. Để được hỗ trợ tư vấn điều trị bệnh tiểu đường, bạn vui lòng liên hệ đến chuyên gia theo số hotline: 0981 239 219.

ĐT-219.jpg

Tham khảo: webmd, totall, jdrf, cdc