“Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu” là câu hỏi của rất nhiều người. Bởi khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây ra các biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề trên, từ đó biết cách nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối và có biện pháp để kéo dài tuổi thọ phù hợp.

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Người bệnh tiểu đường có tuổi thọ ngắn hơn người khỏe mạnh từ 10 - 20 năm. Tuy nhiên, rất khó để xác định khi bước vào giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ sống được bao lâu. Bởi vì tuổi thọ của người bệnh phụ thuộc rất lớn vào quá trình chăm sóc, dinh dưỡng và sự tiến triển của các bệnh kèm. 

Nếu người bệnh tuân thủ quá trình điều trị và chăm sóc cơ thể đúng cách thì kết quả rất lạc quan. Người bệnh có thể khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải nhận biết được dấu hiệu tiểu đường giai đoạn cuối để chữa trị kịp thời.

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Dấu hiệu giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường bạn cần biết

Thật ra, thuật ngữ tiểu đường giai đoạn cuối không thực sự được phổ biến. Bởi lẽ, tình trạng tiến triển nặng sẽ xuất hiện ở các biến chứng bệnh đi kèm, chứ không phải ở lượng đường huyết. Ở giai đoạn này, bạn sẽ nhận thấy các dấu hiệu bệnh tim mạch, thận, thị giác,...

Dấu hiệu bệnh tim mạch ở tiểu đường giai đoạn cuối

Tăng huyết áp: Tăng huyết áp biểu hiện ở tất cả bệnh nhân tiểu đường. Nhưng rõ ràng nhất là ở những người tiểu đường giai đoạn cuối. Khi tăng huyết áp, người bệnh sẽ bị đau đầu, tức ngực, khó thở, mắt mờ,...

Đau thắt ngực, suy tim: Lượng đường huyết tăng cao kéo dài sẽ khiến mạch máu bị suy yếu. Từ đó dẫn đến thiếu máu cơ tim cục bộ, đau thắt ngực và dần dần sẽ bị suy tim.

Dấu hiệu bệnh thận ở tiểu đường giai đoạn cuối

Tiểu đường giai đoạn cuối làm tổn thương mạch máu toàn cơ thể, trong đó bao gồm thận. Khi mạch máu ở thận bị tổn thương thì quá trình lọc chất thải bị ảnh hưởng rất lớn. Từ đó gây áp lực lên cầu thận, dần dần gây suy thận. Khi bệnh nhân có dấu hiệu này chứng tỏ bệnh nhân đang chuyển biến rất nặng. Có khả năng phải nhập viện để chạy thận và tuổi thọ bị rút ngắn.

Các dấu hiệu để nhận biết các vấn đề về thận ở bệnh nhân tiểu đường là: Nước tiểu đục, có mùi hôi, đi tiểu nhiều lần.

Dấu hiệu của thị giác khi bị tiểu đường giai đoạn cuối

Lượng glucose máu tăng cao liên tục và kéo dài sẽ gây tổn thương mạch máu võng mạc. Khi đến giai đoạn cuối thì các dây thần kinh thị giác sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm khả năng nhìn của người bệnh giảm sút, thậm chí mù lòa.

Suy giảm thị giác là biến chứng của tiểu đường giai đoạn cuối

Suy giảm thị giác là biến chứng của tiểu đường giai đoạn cuối

Tổn thương thần kinh ở người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

Biến chứng thần kinh tiểu đường là một trong những biến chứng thường gặp. Bệnh ban đầu chỉ xuất hiện các dấu hiệu nhẹ như: Tê bì châm chích chân tay, nóng rát da (đặc biệt là nóng rát lòng bàn chân bàn tay hoặc ngón chân tay), khô ngứa da, chuột rút, rối loạn cương… Tuy nhiên, đến giai đoạn cuối, tổn thương thần kinh sẽ khiến cho người bệnh mất cảm giác, dễ ngã và xuất hiện các vết thương.

Vết thương ở người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối rất khó lành bởi tổn thương mạch máu và tổn thương thần kinh làm giảm khả năng đưa dưỡng chất đến vùng bị tổn thương. Cộng thêm với người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối, hệ miễn dịch bị suy giảm khiến cơ thể không đủ khả năng chống lại nhiễm trùng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các tình trạng loét, hoại tử vô cùng nguy hiểm. Nhiều người bệnh giai đoạn cuối phải cắt cụt chân để duy trì sự sống, tuy nhiên cũng đồng nghĩa với việc người bệnh phải chịu thương tật vĩnh viễn.

Người bệnh nếu có bất cứ dấu hiệu giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường nào: Tăng huyết áp, đau thắt ngực, suy thận, tiểu nhiều, mờ mắt, tê bì châm chích tay chân, vết thương khó lành… liên hệ ngay chuyên gia để được tư vấn trực tiếp cách điều trị:

ĐT-219.jpg

Các biện pháp giúp người tiểu đường giai đoạn cuối sống lâu, sống khỏe

Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường chịu ảnh hưởng rất lớn từ chế độ dinh dưỡng, thói quen luyện tập,... Vì vậy, để hạn chế sự tiến triển của bệnh trong giai đoạn cuối, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm phù hợp, luyện tập thể dụng thường xuyên và sử dụng các thảo dược các tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch, thận, suy giảm thị giác.

Bổ sung các chất dinh dưỡng

Duy trì lượng đường huyết ổn định và giảm tỷ lệ chất béo trong máu cũng góp phần rất lớn trong việc tăng cường sức khỏe người bệnh tiểu đường. Bởi vì tiểu đường thường đi kèm với thừa cân, béo phì. Do đó, chế độ ăn của người bệnh phải được xây dựng một cách lành mạnh, cân bằng.

  • Bổ sung nhiều khoáng chất và vitamin: Để nâng cao sức đề kháng và tăng cường sức khỏe, người bệnh cần bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất. Các loại thực phẩm như rau xanh, củ quả,... sẽ là nguồn cung cấp các vi chất này tốt nhất.
  • Giảm chất béo và đường: Các thức ăn nhiều chất béo sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc thành mạch máu. Vì vậy, bạn cần hạn chế các chất này trong khẩu phần ăn hằng ngày. Đồng thời, đường và các tinh bột dễ chuyển hóa thành đường cũng làm tăng glucose huyết sau ăn. Điều đó sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, khiến lượng đường máu không ổn định, gây nên các vấn đề tim mạch, thận, mắt. Vậy nên, bạn cần hạn chế các dưỡng chất này theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa omega-3: Omega-3 là chất có khả năng giảm thiểu nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường giai đoạn cuối. Vì vậy, bạn cần thường xuyên bổ sung dưỡng chất này từ các thực phẩm như: Cá hồi, cá trích, bơ,...

Bổ sung Omega-3 giúp ngăn ngừa đột quỵ

Bổ sung Omega-3 giúp ngăn ngừa đột quỵ

Duy trì các hoạt động thể chất

Luyện tập thể dục thể thao không những giúp cơ thể người bệnh cảm thấy thoải mái mà còn góp phần kéo dài tuổi thọ khi bị tiểu đường. Luyện tập thường xuyên sẽ giúp giảm tình trạng thừa cân, béo phì. Nhờ đó ngăn ngừa các bệnh tim mạch và tăng sự dẻo dai của thành mạch máu.

Bạn có thể tập luyện các bài luyện tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Thông thường, chạy bộ, đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,... là những môn thể thao phù hợp nhất. Chỉ cần duy trì từ 30 phút mỗi ngày là bạn đã có thể kéo dài tuổi thọ khi bị tiểu đường giai đoạn cuối.

Sử dụng các thảo dược thiên nhiên

Song song với việc dùng thuốc của bác sĩ kê để ổn định đường huyết, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm chứa thảo dược thiên nhiên để ngăn ngừa các bệnh tiến triển nặng kèm theo tiểu đường. Điển hình là các dược liệu như Câu kỷ tử, Mạch môn, Hoài sơn, Nhàu...

Câu kỷ tử, Mạch môn, Hoài sơn đều có tác dụng giúp ổn định đường huyết. Từ đó ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Câu kỷ tử ngăn ngừa suy giảm thị giác, chống mù lòa. Mạch môn ngăn ngừa các vấn đề về thận, tránh suy thận. Hoài sơn ngăn chuyển hóa tinh bột sau ăn. Nhàu thúc đẩy vết thương mau lành, tránh nhiễm trùng, cắt cụt chân. Các tác dụng trên đều giúp sức khỏe bệnh nhân được cân bằng. Nhờ đó kéo dài tuổi thọ hơn.

Câu kỷ tử giúp ngăn ngừa suy giảm thị giác do tiểu đường

Câu kỷ tử giúp ngăn ngừa suy giảm thị giác do tiểu đường

Trên đây là toàn bộ giải đáp cho câu hỏi “Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu” cũng như cách điều trị, chăm sóc người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối để sống lâu, sống khỏe. Nếu còn băn khoăn nào khác, bạn đừng ngần ngại để lại bình luận hoặc gọi trực tiếp đến chuyên gia theo số:

ĐT-219.jpg

Tham khảo: 

https://www.healthline.com/health/diabetes/stages-of-diabetes