Ở người tiểu đường, các vết thương có xu hướng lâu lành, dễ nhiễm trùng hơn so với người bình thường. Vậy tại sao bị tiểu đường vết thương lâu lành? Và người bệnh có thể làm gì để thúc đẩy vết thương mau lành hơn, tránh khỏi nguy cơ cắt cụt chân gây thương tật vĩnh viễn. Bài viết dưới đây sẽ là đáp án cho tất cả các câu hỏi đó của bạn.

Đi tìm lời giải: Tại sao bị tiểu đường vết thương lâu lành?

Đi tìm lời giải: Tại sao bị tiểu đường vết thương lâu lành?

Tại sao mắc đái tháo đường khiến vết thương lâu lành hơn?

Với người bệnh đái tháo đường, một số yếu tố sau có thể ảnh hưởng tới tốc độ chữa lành vết thương của cơ thể:

Không kiểm soát tốt đường huyết

Đường huyết cao hoặc đường huyết tăng giảm thất thường có thể dẫn tới một số vấn đề sau:

- Ngăn cản việc cung cấp oxy, các chất dinh dưỡng và năng lượng tới tế bào.

- Ngăn hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.

- Làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể.

Tất cả các tác động trên đều có thể làm chậm quá trình chữa lành vết thương ở người bệnh đái tháo đường.

Tổn thương thần kinh

Biến chứng thần kinh ngoại biên cũng có thể xảy ra do lượng đường huyết của bạn thường xuyên ở mức cao. Theo thời gian, tình trạng đường huyết tăng cao có thể dẫn tới tổn thương thần kinh và mạch máu. Điều này có thể khiến bạn bị mất cảm giác ở những khu vực bị ảnh hưởng.

Biến chứng thần kinh ngoại biên tiểu đường khiến vết thương lâu lành

Biến chứng thần kinh ngoại biên tiểu đường khiến vết thương lâu lành

Tổn thương thần kinh thường xảy ra ở bàn tay và bàn chân. Đây cũng là một trong những lý do chính khiến người bệnh đái tháo đường thường gặp phải các vết thương ở bàn chân mà không biết.

Xem thêm: Những điều cần biết về biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường 

Lưu thông máu kém

Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc các biến chứng động mạch ngoại biên cao gấp 2 lần người bình thường. Căn bệnh này có thể khiến lòng mạch máu bị thu hẹp, từ đó làm giảm lưu lượng máu tới các chi.

Biến chứng động mạch ngoại biên cũng khiến các tế bào hồng cầu khó lưu thông trong mạch máu. Thêm vào đó, đường huyết tăng cao cũng khiến máu có xu hướng đặc hơn, khó lưu thông trong cơ thể. 

Hệ miễn dịch không hoạt động hiệu quả

Nhiều người bệnh tiểu đường cũng gặp nhiều rắc rối do hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả. Theo đó, số lượng, chất lượng các tế bào miễn dịch được cơ thể “gửi đến” để chữa lành các vết thương có xu hướng bị giảm đi. Điều này khiến quá trình lành vết thương diễn ra chậm hơn, nguy cơ vết thương bị nhiễm trùng cũng cao hơn.

Tình trạng nhiễm trùng

Do hệ miễn dịch không hoạt động tốt, cơ thể sẽ phải “vật lộn” để chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Chưa kể, tình trạng đường huyết tăng cao càng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở người bệnh đái tháo đường.

Nếu không được điều trị, tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng, dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như hoại tử, nhiễm trùng huyết.

Cần làm gì để vết thương ở người bị tiểu đường mau lành hơn?

Thường xuyên kiểm tra các vết thương trên cơ thể

Phát hiện và xử trí các vết thương sớm là “chìa khóa” để tránh nhiễm trùng, biến chứng cho người bệnh tiểu đường. Do đó, người bệnh tiểu đường, đặc biệt là người đã có biến chứng thần kinh ngoại biên nên kiểm tra cơ thể hàng ngày, chú ý tới các vết thương mới, đặc biệt là ở bàn chân, khu vực giữa kẽ ngón chân.

Thường xuyên kiểm tra bàn chân để phát hiện sớm vết thương

Thường xuyên kiểm tra bàn chân để phát hiện sớm vết thương

Vệ sinh thường xuyên khi có vết thương

Chăm sóc vết thương đúng cách sẽ làm giảm mật độ vi khuẩn, duy trì độ ẩm thích hợp trên da để thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương và giúp vế thương mau lành. Người bệnh cần rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý, sau đó có thể sát khuẩn bằng dung dịch povidon iod, cồn 70 độ.

Tuy nhiên, tránh lạm dụng các dung dịch sát khuẩn này nhiều lần vì điều này có thể làm tổn thương các tổ chức mô hạt tại vết thương và làm cho vết thương lâu lành hơn. Thông thường, dung dịch sát khuẩn chỉ cần sử dụng trong 1-2 lần rửa vết thương đầu tiên.

Xem thêm: Bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường 

Tránh gây áp lực lên vùng da bị tổn thương

Tạo nhiều áp lực lên vết thương (ví dụ như đi giày, đi tất quá chật…) có thể khiến vết thương, vết loét sâu hơn. Đó cũng là lý do mà người bệnh tiểu đường có những loại giày dép, tất chuyên biệt. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ khi lựa chọn các loại giày dép, tất này.

Sử dụng thảo dược chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường

Đây là các thảo dược mà tác dụng chính thiên về bảo vệ mạch máu, bảo vệ thần kinh, từ đó tăng cường nuôi dưỡng ở vùng da bị thương để giúp vết thương mau lành. Trong đông y lựa chọn 04 vị dược liệu sau: Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn.

Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho câu hỏi “Tại sai bị tiểu đường vết thương lâu lành” và các biện pháp giúp người bệnh tiểu đường đẩy nhanh tốc độ lành vết thương một cách hiệu quả. Nếu còn băn khoăn khác, người bệnh vui lòng liên hệ chuyên gia theo số điện thoại:

ĐT-219.jpg