Trên thực tế có không ít gia đình có nhiều người mắc bệnh tiểu đường cùng lúc. Điều này khiến nhiều người nghi ngại: liệu bệnh tiểu đường có lây không và nếu có thì lây lan qua đường nào? Lây qua đường máu, ăn uống, đường sinh dục hay từ mẹ sang con? Dưới đây hãy cùng Hộ Tạng Đường lần lượt trả lời các câu hỏi này và đi tìm cách phòng ngừa bệnh tiểu đường nhé.

Bệnh tiểu đường có lây qua đường máu hay ăn uống?

Tiểu đường bệnh rối loạn đường máu liên quan đến việc tuyến tụy giảm sản xuất insulin và/hoặc người bệnh sử dụng được insulin mà cơ thể tạo ra kém hiệu quả. Đây không phải là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus hay nấm gây ra nên không lây lan. Bạn ăn uống, sinh hoạt cùng, kể cả nhận được máu của người bệnh thì bạn vẫn không mắc tiểu đường. Vì bạn vẫn có tuyến tụy khỏe mạnh và cơ thể vẫn sử dụng insulin được bình thường.

Bệnh tiểu đường không lây cho người khác qua đường máu

Bệnh tiểu đường không lây cho người khác qua đường máu

Mẹ bị bệnh tiểu đường có lây sang con không?

Như đã nói ở trên, tiểu đường không phải là bệnh truyền nhiễm. Vì vậy không lây lan từ mẹ sang con qua máu hay qua nhau thai. Nhưng có hai lưu ý mà người mẹ bị tiểu đường cần chú ý:

Thứ nhất, đường huyết cao trong thai kỳ có thể khiến em bé phát triển quá mức hoặc có dị tật. Vì vậy trước khi mang thai và trong khi mang thai, bạn đều cần kiểm soát tốt đường huyết.

Thứ 2, mặc dù không lây lan nhưng bệnh tiểu đường có thể di truyền. Mẹ bị bệnh tiểu đường khi sinh con thì con sẽ có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Tỷ lệ này rơi vào khoảng 4% với tiểu đường tuýp 1 và 30% với tiểu đường type 2

Ngày nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh tiểu đường giúp cho người bệnh nhận được chất lượng cuộc sống tốt và giảm nguy cơ phát triển bệnh. Vì vậy các ông bố bà mẹ không cần quá lo lắng, vẫn điều trị tốt và có kế hoạch sinh cũng như chăm sóc con khoa học sẽ giúp con bạn khỏe mạnh.

 

Bố mẹ mắc tiểu đường không lây nhưng có thể di truyền cho con cái.

Bố mẹ mắc tiểu đường không lây nhưng có thể di truyền cho con cái.

Có hay không việc bệnh tiểu đường lây qua đường tình dục?

Bệnh tiểu đường không lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục. Chồng bị bệnh tiểu đường không đồng nghĩa với việc vợ cũng bị bệnh này. Tuy nhiên đường huyết cao thời gian dài sẽ làm tăng tỷ lệ viêm, nhiễm nấm sinh dục. Biến chứng tiểu đường này có lây từ người này sang người khác. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là sử dụng bao cao su khi quan hệ.

Ngoài ra, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến sinh lý của cả nam giới và phụ nữ. Ở nam giới là suy giảm lượng hormone sinh dục testosterol, giảm ham muốn và rối loạn khả năng cương dương. Có đến 50% người bệnh nam bị yếu sinh lý tiểu đường.

Với nữ giới, việc giảm tiết chất nhầy âm đạo và nhiễm khuẩn thường xuyên khiến họ không còn hứng thú trong chuyện ấy nữa. Thêm vào đó, người bệnh tiểu đường hay bị mệt mỏi, tăng cân và tụt đường huyết khi đang trong cuộc yêu. Tâm lý bệnh tật và lo sợ đối phương không hài lòng khiến chuyện chăn gối kém trọn vẹn hơn rất nhiều. Thế nhưng tốt nhất nên chia sẻ những suy nghĩ của bản thân để người bạn đời hiểu, thông cảm, thậm chí là giúp đỡ nếu xảy ra sự cố khi đang quan hệ.

Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý ở cả hai phái.

Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường cho bạn và người thân

Bệnh tiểu đường cũng không lây qua bất cứ con đường nào, máu, sinh dục, ăn uống, sinh hoạt... Sở dĩ những người trong cùng một gia đình cùng mắc bệnh là do yếu tố di truyền và họ có thói quen sinh hoạt giống nhau, chứ không phải vì tiếp xúc chung vật dụng, ăn uống… mà lây bệnh. Vì vậy, bạn không cần lo sợ khi chung sống cùng người tiểu đường.

Tuy nhiên, để bảo vệ bản thân cũng như những người khác tránh khỏi nguy cơ di truyền tiểu đường, hãy duy trì lối sống khoa học. Cụ thể là:

  • Hạn chế thức ăn nhanh, chiên rán.
  • Giữ cân nặng khỏe mạnh.
  • Thường xuyên tập thể dục.
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá.
  • Ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ.

Có một điều cực kỳ quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua chính là thăm khám sức khỏe định kỳ. Khoảng 6 tháng bạn nên đi đo đường huyết. Xét nghiệm này rất nhanh và có thể thực hiện tại bất cứ cơ sở y tế cấp nào. Nếu phát hiện sớm đường huyết của bạn đang nhỉnh hơn giới hạn cho phép (tiền tiểu đường), bạn khắc phục ngay thì có thể chữa khỏi. Ngược lại khi đã bị tiểu đường, thì cơ hội đó gần như không còn.

TPBVSK Hộ Tạng Đường - giải pháp hỗ trợ cho người có nguy cơ bị tiểu đường

TPBVSK Hộ Tạng Đường - giải pháp hỗ trợ cho người có nguy cơ bị tiểu đường

Bạn không cần lo lắng bệnh tiểu đường có lây không hay lây qua đường nào. Thay vào đó, hãy chú tâm đến lối sống. Đây là cách đơn giản nhất để bảo vệ cả bạn và gia đình của mình khỏi căn bệnh thế kỷ này.

Tham khảo: healthline.com, diabetes.org