Nếu như người bệnh tiểu đường tuýp 1 được chỉ định thuốc tiêm insulin ngay tại thời điểm mới phát hiện ra bệnh thì người bệnh tiểu đường tuýp 2 lại không như vậy. Có rất nhiều người tiểu đường tuýp 2 khi bị bệnh bác sĩ chưa kê thuốc, khiến người bệnh băn khoăn không biết khi nào phải uống thuốc tiểu đường.

Nhiều người bệnh băn khoăn khi nào phải uống thuốc tiểu đường

Nhiều người bệnh băn khoăn khi nào phải uống thuốc tiểu đường

Giải đáp khi nào phải uống thuốc tiểu đường

Trả lời câu hỏi khi nào thì phải uống thuốc tiểu đường hay chỉ số tiểu đường bao nhiêu thì phải uống thuốc, ThS.BS Nguyễn Huy Cường - Bệnh viện Nội tiết Trung Ương cho biết, người bệnh tiểu đường cần dùng thuốc điều trị trong các trường hợp sau:

  • Đối với người mới mắc bệnh tiểu đường: Thường bác sĩ sẽ chỉ định thuốc khi chỉ số đường huyết lúc đói cao trên 9 mmol/l, đường huyết sau ăn cao trên 14 mmol/l và HbA1c trên 7,5%. Người bệnh có các triệu chứng rầm rộ (mệt nhiều, tiểu nhiều, mờ mắt…) hoặc có nhiều bệnh mắc kèm (mỡ máu cao, tăng huyết áp…).
  • Đối với người tiểu đường lâu năm: Chỉ định dùng thuốc khi người bệnh không còn kiểm soát được chỉ số đường huyết và HbA1c trong ngưỡng an toàn (thường là đường huyết lúc đói dưới 7 mmol/l, đường huyết sau ăn dưới 11 mmol/l và HbA1c dưới 7%) bằng chế độ ăn uống, vận động và thay đổi lối sống đơn thuần.

Bác sĩ tư vấn khi nào phải uống thuốc tiểu đường, chỉ số tiểu đường bao nhiêu phải uống thuốc

Bên cạnh đó, bác sĩ Huy Cường cũng nhấn mạnh thêm: Thuốc tây y mặc dù cần thiết, có hiệu quả nhanh nhưng không phải là lựa chọn duy nhất trong điều trị tiểu đường bởi một số nhược điểm như:

  • Người bệnh sử dụng lâu dài gây ra hiện tượng nhờn thuốc. Bác sĩ buộc phải tăng liều hoặc bổ sung thêm loại thuốc khác mới có thể giảm được đường huyết, HbA1c về mục tiêu mong muốn.
  • Thuốc tây y sẽ có một số tác dụng phụ nhất định, nhẹ thì là rối loạn tiêu hóa thông thường (nôn hoặc buồn nôn, tiêu chảy, táo bón…). Đáng chú ý hơn là có thể ảnh hưởng đến chức năng gan thận.

Do đó, người bệnh tiểu đường càng trì hoãn được việc dùng thuốc càng lâu càng tốt. Muốn vậy, người bệnh cần có tính kỷ luật cao trong chế độ ăn uống, vận động và lối sống. Đồng thời, người bệnh sử dụng kết hợp với một số thảo dược để hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào thuốc tây y.

Để được tư vấn về cách kiểm soát đường huyết, biến chứng tiểu đường hiệu quả, hạn chế phụ thuộc thuốc tây y, liên hệ ngay chuyên gia theo số 0981.238.219.

ĐT-219.jpg

Các biện pháp kiểm soát đường huyết không dùng thuốc

Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể không cần dùng sớm thuốc tây hoặc chỉ cần dùng với liều thấp nhất nếu thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Có chế độ ăn hạn chế tinh bột: Người bệnh tiểu đường nên giảm từ từ lượng cơm, xôi trong các bữa ăn chính, thay vào đó tăng cường rau xanh, các thực phẩm chứa chất béo, chất đạm có lợi như trứng, cá, thịt nạc… Có thể ăn rau trước khi ăn cơm để hạn chế hấp thu tinh bột vào cơ thể.
  • Tập thể dục đều đặn: Người bệnh có thể chọn bất cứ môn thể thao yêu thích nào (đi bộ, tập thể dục dụng cụ, đạp xe…), tuy nhiên cần thực hiện đều đặn ít nhất 20 - 30 phút/ ngày, 5 ngày/ tuần và không nên bỏ tập quá 2 ngày liên tiếp.
  • Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống cà phê quá nhiều vì có thể kích thích cơ thể gây tăng đường huyết. Thuốc lá còn là tác nhân làm phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến tim mạch ở người bệnh tiểu đường.
  • Tránh thức khuya vì có thể gây tăng đường huyết.
  • Sử dụng thảo dược: Đây cũng là giải pháp được nhiều chuyên gia và bệnh nhân sử dụng để giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường. So với thuốc tây, thảo dược giúp giảm đường huyết chậm nhưng an toàn hơn, không gây hạ đường huyết quá mức hay tác dụng phụ trên gan thận. Một số thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn… ngoài ổn định đường huyết tốt còn hỗ trợ giảm nhanh các biến chứng tiểu đường như tê bì tay chân, mờ mắt, tiểu nhiều, da khô ngứa ngáy…

AE-0711-38.jpg

Sử dụng thảo dược để hạn chế phụ thuộc vào thuốc tây y

Trên đây là toàn bộ thông tin gỡ rối cho câu hỏi “Khi nào phải uống thuốc tiểu đường?” và các gợi ý giúp người bệnh có thể kiểm soát đường huyết và biến chứng tiểu đường hiệu quả và an toàn nhất. Nếu bạn còn băn khoăn nào khác, đừng ngần ngại liên hệ đến chuyên gia theo số: 0981 238 219 để nhận được hỗ trợ nhanh nhất.

Ngọc Ánh - Tham khảo tư vấn của BS Nguyễn Huy Cường