Theo dõi chỉ số đường huyết sau ăn là việc cần thiết để kiểm soát bệnh đái tháo đường. Để biết chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là an toàn, bao nhiêu là nguy hiểm, bạn hãy theo dõi thông tin chi tiết trong bài viết này.
Chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là nguy hiểm?
Chỉ số đường huyết sau ăn ở người bình thường
Chỉ số đường huyết sau ăn là con số thể hiện tốc độ chuyển đổi carbohydrate trong thực phẩm thành glucose. Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường của một người. Bên cạnh đó, chỉ số này còn giúp dự đoán nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai.
Ở người bình thường, chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ là dưới 7.8 mmol/l (140 mg/dl).
Chỉ số đường huyết sau ăn ở người tiền tiểu đường
Tiền tiểu đường là tình trạng cảnh báo một người đang có lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán là tiểu đường. Tiền tiểu đường làm tăng nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và đột quỵ.
Chỉ số đường huyết sau ăn ở người tiền tiểu đường nằm trong khoảng từ 7.8 - 11.0 mmol/l (tương ứng 140 - 199 mg/dl).
Chỉ số đường huyết sau ăn ở người bệnh tiểu đường
Đối với người bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ dựa vào nhiều chỉ số đường huyết khác nhau để chẩn đoán hay theo dõi hiệu quả điều trị. Đó có thể là chỉ số đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết ngẫu nhiên, chỉ số đường huyết sau ăn hay chỉ số HbA1c.
Ở người bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ là từ 11.1 mmol/l trở lên (tương đương 200 mg/dl trở lên).
Chỉ số đường huyết sau ăn của bà bầu
Phụ nữ mang thai cần được tầm soát nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường. Họ có thể bị tiểu đường loại 1, loại 2 hoặc tiểu đường thai kỳ. Điều này gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2, lượng đường trong máu cao ở thời điểm thụ thai sẽ làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, thai chết lưu và sinh non..
Ngoài ra, ở bất kỳ loại bệnh tiểu đường nào, khi lượng đường huyết cao trong suốt thai kỳ đều làm tăng nguy cơ sinh mổ. Còn trẻ sơ sinh sẽ có tình trạng sinh ra quá lớn và phát triển bệnh béo phì hoặc đái tháo đường loại 2 trong tương lai. Việc kiểm soát bệnh tiểu đường giúp phụ nữ có một thai kỳ bình yên và em bé khỏe mạnh. Theo dõi lượng đường trong máu là một trong những bí quyết để kiểm soát bệnh.
Ở phụ nữ mang thai, chỉ số đường huyết sau ăn 1 giờ là dưới 140 mg/dl, sau ăn 2 giờ là dưới 120 mg/dl được coi là an toàn.
Cách kiểm soát đường huyết sau ăn hiệu quả
Ở bất cứ đối tượng nào, từ người bình thường, tiền tiểu đường, tiểu đường loại 1, loại 2 hay cả tiểu đường thai kỳ, việc giữ mức đường huyết sau ăn trong phạm vi mục tiêu đều quan trọng và cần thiết. Điều này giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng tiểu đường nghiêm trọng, bao gồm: bệnh tim mạch, suy giảm thị lực dẫn đến mù lòa, suy thận, tê bì chân tay, tiểu đêm nhiều lần.
Để kiểm soát đường huyết sau ăn hiệu quả, bạn có thể thực hiện những việc sau:
- Ăn đúng giờ để cơ thể hình thành thói quen chuyển hóa đường đúng cách, nhờ đó giảm nhanh chỉ số đường huyết sau ăn.
- Ăn rau trước khi ăn cơm để hạn chế hấp thu đường/ tinh bột/ carbohydrate từ cơm vào trong máu.
- Không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn cơm vì sẽ bổ sung thêm đường, làm tăng nhanh đường huyết sau ăn.
- Uống nước lọc thay vì nước trái cây (đặc biệt là trái cây chứa nhiều đường) hoặc nước ngọt, soda. Hạn chế đồ uống có cồn.
- Kiểm soát khẩu phần thức ăn. Bạn có thể tham khảo phương pháp sau: lấp đầy một nửa đĩa với rau không chứa tinh bột, một phần tư với thịt nạc và một phần tư với ngũ cốc hay thực phẩm chứa tinh bột.
Hiện nay, nhiều người tìm đến các sản phẩm hay dược liệu có công dụng hỗ trợ ổn định đường huyết trước và sau ăn hiệu quả như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn.
Sử dụng thảo dược là giải pháp kiểm soát đường huyết sau ăn hiệu quả
Đây là 4 vị dược liệu được coi là “Tứ quý trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường” nhờ khả năng tác động sâu vào căn nguyên gây biến chứng để cải thiện tê bì tay chân, mờ mắt, tiểu nhiều; đồng thời hỗ trợ chức năng tuyến tụy để ổn định chỉ số đường huyết. Sự kết hợp của 4 dược liệu này đã được nghiên cứu chứng minh có khả năng hạn chế hấp thu đường tại ruột để hỗ trợ giảm đường huyết sau ăn, đồng thời giúp cơ thể sử dụng đường sau ăn một cách đúng đắn. Người bệnh có thể yên tâm vì mức đường huyết luôn được kiểm soát tốt mà đỡ phải quá kiêng khem.
Có thể thấy rằng, việc theo dõi chỉ số đường huyết sau ăn không hề khó. Bạn chỉ cần trang bị cho mình máy đo đường huyết tại nhà và kiến thức về chỉ số đường huyết sau ăn như trong bài viết.
Nếu còn băn khoăn khác, bạn đừng ngần ngại gọi điện đến chuyên gia theo số: 0981 238 219 để được giải đáp.
Nguồn tham khảo: