Nhiều người ngâm quả đậu bắp, phơi khô thân đậu bắp để sắc nước uống với niềm tin đây là cách có thể chữa tiểu đường. Vậy đậu bắp chữa tiểu đường hiệu quả đến đâu? Những ai nên và không nên dùng cách này. Tất cả thông tin này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Hình ảnh cây và quả đậu bắp chữa tiểu đường
Lợi ích của đậu bắp trong điều trị tiểu đường
Theo y học cổ truyền, đậu bắp (Abelmoschus esculentus L.) có tác dụng giảm lượng đường trong máu. Đồng thời, chúng còn giúp giảm hấp thụ cholesterol, giảm mỡ máu hiệu quả ở bệnh nhân đái tháo đường.
Đậu bắp hỗ trợ giảm đường huyết thông qua hai cơ chế:
- Thứ nhất: Hàm lượng chất xơ cao trong quả đậu bắp giúp hạn chế hấp thu đường tại ruột
- Thứ hai: Abscisic acid trong đậu bắp được cho là có thể ức chế quá trình sản xuất đường tại gan
Vỏ và hạt của quả đậu bắp cũng được nghiên cứu là có khả năng cải thiện microalbumin niệu, giảm tổn thương thận ở người bệnh đái tháo đường.
Đậu bắp chữa tiểu đường có hiệu quả đến đâu?
Hiện nay, nguồn tài liệu liên quan đến tác dụng kiểm soát đường huyết của đậu bắp còn khá mơ hồ. Trong khi đó, những nghiên cứu hiện có lại bị hạn chế khá nhiều về số lượng người tham gia và thời gian tiến hành thử nghiệm.
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận những ảnh hưởng tích cực của đậu bắp đối với sức khỏe người tiểu đường. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại quả này như một thực phẩm bổ dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Với chỉ số đường huyết thực phẩm thấp (GI < 55), đậu bắp chắc chắn là loại thực phẩm có lợi cho đường huyết của người tiểu đường.
Bạn chỉ cần lưu ý, đậu bắp không thay thế được cho các phương pháp điều trị tiểu đường khác. Khi sử dụng đậu bắp, bạn vẫn cần dùng thuốc theo đơn, tập thể dục thường xuyên, duy trì chế độ ăn ít tinh bột và kết hợp thêm các giải pháp từ thảo dược để tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết và biến chứng của bệnh tiểu đường.
Đối tượng không nên dùng đậu bắp thường xuyên
Không phải người tiểu đường nào cũng nên dùng đậu bắp
Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng nên dùng đậu bắp thường xuyên để chữa tiểu đường. Hãy cẩn trọng nếu bạn thuộc 1 trong 3 trường hợp sau:
- Người bị sỏi mật, sỏi thận: Người tiểu đường có tiền sử bị sỏi mật, sỏi thận không nên dùng nhiều đậu bắp. Do lượng calcium oxalate có nhiều trong loại rau này dễ gây kết tủa và làm tái phát sỏi.
- Người đang sử dụng thuốc chống đông: Người tiểu đường có biến cố tim mạch, đặc biệt là những người đã can thiệp mạch vành thì không nên dùng nhiều đậu bắp. Đây là loại rau màu xanh thẫm, rất giàu vitamin K có thể gây giảm tác dụng của thuốc chống đông.
- Người tiểu đường có vấn đề về tiêu hóa: Đậu bắp chứa nhiều fructan có thể gây tiêu chảy, đầy hơi ở người bệnh tiểu đường vốn có vấn đề về tiêu hóa.
Nhìn chung đậu bắp chữa tiểu đường là phương pháp đơn giản, an toàn nhưng hiệu quả vẫn còn hạn chế. Bạn chỉ nên sử dụng loại quả này như một thực phẩm bổ sung hàng ngày. Nếu muốn hạ đường huyết hay kiểm soát biến chứng tiểu đường tốt hơn, hãy tham khảo các thảo dược đã có nhiều nghiên cứu kiểm chứng khác như Lá xoài, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử, Lá neem...
-------------------------------------------------------------------
Thông tin cho bạn
Được tinh chế từ các thảo dược: Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, TPBVSK Hộ Tạng Đường được Bộ Y Tế cấp phép từ 2008 với các công dụng:
- Hỗ trợ hạ đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết
- Hỗ trợ giảm cholesterol máu
- Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh ở người bị đái tháo đường
Để tìm hiểu thông tin sản phẩm, hãy truy cập bài viết: Tổng hợp thông tin về Hộ Tạng Đường
Để xem địa chỉ nhà thuốc bán sản phẩm, hãy nhấn vào đường link Điểm bán Hộ Tạng Đường.
Mọi vấn đề cần hỗ trợ về bệnh tiểu đường hoặc về sản phẩm Hộ Tạng Đường, bạn vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn theo số: 0981 238 219
Tham khảo: onlinelibrary.wiley.com