Glucose trong máu hay đường huyết là chỉ số giúp chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường. Vậy glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường? Hãy cùng Hộ Tạng Đường tìm hiểu trong bài viết sau.

Chỉ số glucose máu là gì?

Trong máu của con người luôn có một lượng đường nhất định dưới dạng đường đơn glucose hoặc glucose gắn với hemoglobin (Hem - phần mang oxy của hồng cầu). Chỉ số glucose máu (chỉ số đường huyết) là nồng độ glucose trong máu được đo bằng đơn vị mg/dl hoặc mmol/l (đường đơn) hoặc % (đường gắn với Hem).

Chỉ số glucose máu giúp chẩn đoán chính xác tiền tiểu đường, tiểu đường. Đồng thời giúp bác sĩ đánh giá được người bệnh tiểu đường có đang đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị không

Chỉ số glucose máu giúp chẩn đoán chính xác tiền tiểu đường, tiểu đường. Đồng thời giúp bác sĩ đánh giá được người bệnh tiểu đường có đang đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị không.

Hiểu rõ về glucose máu sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị tốt bệnh tiểu đường.

Hiểu rõ về glucose máu sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị tốt bệnh tiểu đường.

Các loại chỉ số glucose trong máu và cách đo

  • Glucose máu lúc đói: Đại diện cho nồng độ đường huyết khi đói. Để chẩn đoán tiểu đường, cần đo sau khi nhịn ăn uống 8 tiếng.
  • Glucose máu sau ăn: Cho biết lượng đường trong máu sau bữa ăn. Bạn có thể đo sau ăn 2h để xem mình có nguy cơ bị tiểu đường hay không. Nhưng để chẩn đoán chính xác, bắt buộc phải làm nghiệm pháp dung nạp glucose (uống 70g đường sau đó đo đường huyết sau khi uống 2 giờ).
  • Glucose máu ngẫu nhiên: Đo nồng độ glucose trong máu tại thời điểm bất kỳ. Xét nghiệm này cũng có thể chẩn đoán tiểu đường, tuy nhiên ít dùng hơn đường máu sau ăn 2h và đường huyết khi đói.
  • HbA1c: Đây là chỉ số duy nhất cho biết lượng đường trong máu gắn với Hemoglobin của hồng cầu. Một khi glucose được gắn với Hem, chúng sẽ ở đó và tồn tại đến khi hồng cầu chết đi, khoảng 3 tháng. Vì lượng glucose được gắn với Hem tỷ lệ thuận với tổng lượng đường trong máu. Vì vậy HbA1c còn được định nghĩa là chỉ số đường huyết trung bình trong 2 - 3 tháng.

Bạn có thể đo glucose máu bằng máy đo đường huyết cầm tay (lấy máu mao mạch ở đầu ngón tay). Tuy nhiên nếu muốn chẩn đoán chính xác tiểu đường, bắt buộc phải làm xét nghiệm máu tĩnh mạch tại bệnh viện.

Thử đường máu bằng máy cầm tay không giúp chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường

Thử đường máu bằng máy cầm tay không giúp chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường

Glucose máu bao nhiêu là tiểu đường? là bình thường?

Để chẩn đoán bệnh tiểu đường, người ta thường sử dụng chỉ số glucose máu lúc đói đo sau khi nhịn ăn uống 8 giờ. Thường glucose máu khi đói bình thường là 4 - 5.5 mmol/l (70 - 100 mg/dl). Nếu chỉ số này từ 7 mmol/l (126 mg/dl) trở lên có nghĩa bạn đã bị tiểu đường.

Ngoài đường huyết khi đói, bác sĩ còn có thể dựa vào đường huyết ngẫu nhiên, sau ăn 2h hay HbA1c để chẩn đoán. Tiêu chuẩn cụ thể, bạn có thể tham khảo bảng chỉ số đường huyết dưới đây.

Bảng tóm tắt kết quả xét nghiệm glucose trong máu
Bảng tóm tắt kết quả xét nghiệm glucose trong máu

(Cách quy đổi: 1 mmol/l = 1 mg/dl : 18)

Bạn cần xét nghiệm các chỉ số trên ít nhất 2 lần (cách nhau 1 - 7 ngày) để chẩn đoán chính xác bạn có bị tiểu đường không. Trừ trường hợp có các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường như tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sút cân không rõ nguyên nhân.

Riêng với tiểu đường thai kỳ, cách chẩn đoán duy nhất là thực hiện nghiệm pháp dung nạp vào tuần 24 - 28, đo glucose máu khi đói trước khi uống 70g đường và sau khi uống 1h, 2h. Nếu có 1 trong 3 chỉ số vượt giới hạn cho phép sẽ chẩn đoán bệnh:

  • Glucose máu lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)
  • Glucose máu sau 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
  • Glucose máu sau 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)

Làm gì khi bị glucose máu cao?

Khi phát hiện lượng glucose trong máu cao bạn có thể cảm thấy lo lắng. Bởi lượng đường trong máu cao tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm. Chẳng hạn, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm toan ceton, hạ đường huyết (biến chứng cấp tính) hoặc tổn thương thần kinh, tim, mắt, thận, bàn chân… (biến chứng mạn tính). Tuy nhiên, đừng quá lo. Áp dụng đúng hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với các giải pháp dưới đây sẽ giúp bạn giảm glucose máu:

  • Thay đổi chế độ ăn: Đường trong máu đến từ tinh bột trong thức ăn. Vì vậy nếu muốn giảm đường huyết, bạn cần giảm bớt thực phẩm giàu tinh bột. Đồng thời nên ưu tiên rau xanh, trái cây tươi giàu chất xơ để giảm cảm giác đói và tránh tăng đường huyết sau ăn.
  • Vận động nhiều hơn: Ít vận động có thể làm tăng kháng insulin khiến đường huyết tăng cao. Vì vậy hãy siêng làm việc nhà hơn, thử leo thang bộ thay vì thang máy, đi bộ, đạp xe hoặc thực hiện bất cứ bài tập thể dục nào bạn yêu thích.
  • Chú ý đến cân nặng, huyết áp và mỡ máu: Những yếu tố này nếu không được kiểm soát sẽ khiến bạn khó giảm đường huyết và có nguy cơ biến chứng cao hơn.
  • Trao đổi thường xuyên với bác sĩ: Cơ thể bạn cần thời gian để thích nghi với các thay đổi. Vì vậy, trong thời gian đầu sau khi phát hiện đường máu cao, bạn cần tái khám 1 - 3 tháng/lần để xem hiệu quả của các phương pháp điều trị đến đâu. Từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.
  • Tham khảo sử dụng các sản phẩm thảo dược: Đây là xu hướng mà khá nhiều người bệnh lựa chọn. Nghiên cứu cho thấy những thảo dược như Mạch Môn, Hoài Sơn, Nhàu… có tác dụng hỗ trợ tăng cường chức năng tuyến tụy và giảm kháng insulin nên hỗ trợ giảm đường huyết hiệu quả.

Cuối cùng, bạn cần phải giữ cho mình một tinh thần thoải mái và loại bỏ tất cả những gì có thể khiến cho tinh thần căng thẳng. Bởi vì bạn đang có “bệ đỡ” tốt là hiểu về chỉ số glucose trong máu. Chỉ cần kiên trì, đường huyết của bạn sẽ sớm về mức bình thường. 

Tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/diagnosis-treatment/drc-20371451

https://www.cdc.gov/diabetes/basics/getting-tested.html